Các chất có hoạt tính sinh học khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 26 - 34)

Chống xơ vữa động mạch và làm giảm mỡ máu

Nhiều nấm ăn và nấm dược liệu có tác dụng phòng xơ vữa động mạch bởi chúng chứa nhiều chất xơ và ít chất béo. Các triterpene khác từ linh chi cũng góp phần ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch bằng cách ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin (enzyme gây xơ vữa mạch máu) như ganoderic acid F (16) (Komoda và cs., 1989) [83], hay giảm sự vón tiểu cầu như ganoderic acid S (19) (Morigiwa, 1986) [116]. Các nucleotit AMP và GMP từ dịch chiết nước của nấm linh chi có tác dụng chống kết vón tiểu cầu. Ngoài ra, các chất như lenthinacin, deoxylenthinacin, 5AMP và 5GMP ở nấm hương có tác dụng chống kết vón tiểu cầu mạnh [83,116].

Ganoderic acid F (16) R1=R2=R3=R5=R6=O, R4=β-OH Ganoderic acid S (19) R=O, R4=H

Các bệnh về tim mạch, huyết áp thường có liên quan tới tình trạng xơ vữa động mạch, cholesterol tăng, lipo-protein tỉ trọng thấp bị oxi hóa (LDL oxidation). Vì vậy việc điều khiển và duy trì mức cholesterol về mức cho phép là rất quan trọng nhằm phòng và chữa bệnh. Các gốc tự do hoạt động (reactive oxygen species, ROS) và sự tăng lipid trong máu là yếu tố dẫn tới bệnh xơ vữa động mạch. Điều chỉnh lượng mỡ máu về mức cho phép, đặc biệt là cholesterol, đóng vai trò quan trọng làm giảm sự phát triển của bệnh. Một số loài nấm thể hiện khá tốt vai trò này. Nấm P. ostreatus (nấm sò) tác dụng

chống xơ vữa động mạch, ức chế peroxit mỡ ở chuột và thỏ nhờ hoạt chất lovastatin (8) (còn gọi mevinolin), là chất ức chế HMG-CoA reductase. Lovastatin còn phổ biến ở nhiều loài nấm thuộc chi nấm sò Pleurotus và cũng

12

Hợp chất lentinacin (9) (thường gọi là eritadenine hay lentysine) từ nấm hương có tác dụng giảm cholesterol và các chất béo trung tính (Su, 1999) [150], hoạt chất eritadenine ảnh hưởng không những tới chuyển hóa cholesterol mà còn các phospholipid và axit béo. Eritadenine ức chế chuyển hóa lipid (linoleic axit) do nó ức chế hoạt tính enzyme  6-desaturase. Năm 1995, Hobbs và các cộng sự cũng đã chỉ ra rằng nhiều hợp chất phân lập từ nấm hương cũng có khả năng làm giảm cholesterol ở phụ nữ trẻ và người già hơn 60 tuổi ở Nhật Bản (Hobbs, 1995) [56]. Chất grifolin (10) và neogrifolin (11) từ nấm Polyporous confluens có tác dụng làm giảm huyết áp máu (Mizuno, 1995) [109]. Ngoài ra, một vài triterpene từ G. lucidum (linh chi) như chất ganoderic acid C (14) và các dẫn

xuất là có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol.

8: lovastatin

9: lentinacin

10: grifolin 11: neogrifolin

13

Hoạt tính chống oxi hóa

Các nấm lớn là nguồn cung cấp phong phú các chất có hoạt tính chống oxi hóa. Các chất này hoạt động dựa trên một số cơ chế như: (i) chống oxi hóa trực tiếp bằng duy trì mức độ chống oxi hóa nhằm ngăn chặn quá trình sản xuất yếu tố ROS (reactive oxygene species), (ii) tác dụng chống oxi hóa gián tiếp thông qua cảm ứng và điều khiển hệ thống enzyme chống oxi hóa của cơ thể chủ (SOD, GPx, catalase), (iii) bao vây gốc tự do đích. Hoạt tính chống oxi hóa của nấm chủ yếu là do sự có mặt của các hợp chất phenolic. Nấm hương và nấm rơm có hoạt tính chống oxi hóa và bao vây gốc tự do. Nấm hương sinh chất cảm ứng tổng hợp SOD và GPx, là 2 enzyme chống oxi hóa (Cheung và cs., 2003) [35].

P- terphenyl từ nấm Thelephora ganbajun, T. aurantiotincta, Boletopsis grisea cũng như Paxillus curtissii có hoạt tính chống oxi hóa rất mạnh. Chất

betulinan A (20) từ nấm Lenzites betulinus có hoạt tính bao vây gốc tự do mạnh hơn vitamin E 4 lần trong việc giảm peroxit mỡ (Lee, 1996) [91]. Sterins A và B từ nấm Stereum hirsutum cũng có hoạt tính này.

20: betulinan A

Hoạt tính chống oxi hóa mạnh được phát hiện ở dịch chiết methanol và chiết nước của 3 nấm ăn thông thường là nấm hương (L. edodes), nấm sò (Pleurotus tuber-regium) và nấm rơm (V. volvacea). Hoạt tính được đánh giá bằng phương pháp mất mầu β-carotene, bao vây gốc tự do (DPPH) và phản ứng tan máu (Cheung, 2001, 2003) [34,35]. Nấm rơm có chứa các chất chống oxi hóa điển hình như ascorbic acid, to-copherol (vitamin E), và β- carotene, và lượng đáng kể các hợp chất phenolic [109].

14

Hoạt tính chống tiểu đường

Bệnh tiểu đường xuất phát từ sự mất cân bằng chuyển hóa đường. Theo thống kê trên thế giới có tới 250 triệu người mắc bệnh trọng, đa số là tiểu đường type 2. Nhiều phương thức điều trị hiệu quả và an toàn đối với tiểu đường type 2 chủ yếu tập trung kháng insulin ngoại vi. Hợp chất dehydrotrametenolic acid (25) tìm thấy ở nhiều nấm lỗ bao gồm Wolfiporia cocos, Laricifomes officinalis, Laetiporus sulphureus làm giảm hiện tượng

đường cao trong máu ở bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Ganoderan A, B và C từ nấm linh chi (quả thể) có khả năng làm giảm lượng đường máu (Kim và cs.,1997; Smith và cs., 2002) [75,146].

25: dehydrotrametenolic acid

Hoạt tính kháng viêm

Koyama và cs. (1972) thấy rằng dịch chiết ethanol từ nấm P. linteus

(nấm thượng hoàng) có hoạt tính kháng viêm khớp (cảm ứng bởi collagen) và giảm đau. Các chất làm giảm đau quặn cũng có mặt trong nấm G. lucidum như ganoderic acid A (12), B (13), G (21) và H (22). Các chất này có hiệu lực giảm đau ở động vật hơn là chất mẫu acetylsalicylic acid (Koyama, 1997) [84].

Trong một nghiên cứu khác, dịch chiết methanol của nấm P.pulmonarius làm giảm phù nề (cảm ứng bởi carageenan và formalin) ở chuột. Hoạt tính này có thể so sánh với chất chuẩn là diclofenat (10 mg/kg). Ảnh hưởng này được cho là có liên quan tới hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết. Ngoài ra, dịch chiết cũng có hoạt tính kháng u đáng kể ở chuột. Nấm ăn G.frondosa (nấm thái

15

dương) có chất ergosterol, ergosta-4-6-8, 22-tetraen-3-one (24) và 1-oleoyl-2- linoleoyl-3-palmitoylglycerol gây ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2 (Lindequist và cs., 2005) [100].

Các chất gây viêm bản chất cytokine bị ức chế bởi các chất có trong nấm như panepoxydone (từ nấm hương). Interleukin (ILs), interferon (INF) và yếu tố diệt khối u (TNF-α) bị ức chế bởi dịch chiết ethanol nấm Agaricus subrufescens hoặc Agaricus blazei (Keerigan, 2005) [73].

Ganoderic acid A (12) R1=R3=R6=O, R2=R5=β-OH, R4=H Ganoderic acid B (13) R1=R3=R5=R6=O, R2=β-OH, R4=H

Ganoderic acid G (21) R1=R2=R4=β-OH, R3=R5=R6=O Ganoderic acid H (22) R1=β-OH, R2=R3=R5=R6=O, R4=OAc

24:ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3on

Hoạt tính bảo vệ gan

Ganoderic acid R (18) và S (19) và ganosporeric acid A (23) từ nấm linh chi có hoạt tính bảo vệ gan in vitro trong phản ứng gây độc tế bào gan ở chuột

bằng galacosamin. Ngoài ra, dịch chiết ethanol của nấm linh chi có chứa triterpenoid có khả năng bảo vệ gan khỏi bị phá hủy bởi chloroform và galactosamin. Hoạt tính bảo vệ gan có thể do các hợp chất này thúc đẩy các

16

enzyme bao vây gốc tự do có hại cho gan, nâng khả năng chống oxi hóa (Lindequist và cs., 2005) [100].

Ganoderic acid R (18) R=α-OAc, R4=H

Ganoderic acid S (19) R=O, R4=H Ganosporeric acid A (23) R1=R2=R3=R4=R5=R6=O

Hoạt tính bảo vệ hệ thần kinh trung tâm

Các chất tương tự phenol như hericenone C (26), D, E, F, G, H từ nấm

H. erinaceus (hầu thủ) gây cảm ứng tổng hợp các yếu tố phát triển dây thần

kinh, và có cải thiện bệnh alzheimer (Mizuno, 1999) [110]. Chất erinacin E (27) từ nấm dịch lên men nấm Hericium coralloides là chất kích thích có chọn

lọc lên thụ thể - opiod gây giảm đau mà không có ảnh hưởng phụ giống như chất kích thích lên thụ thể µ kiểu như morphine. Một số chất có tác dụng giảm đau khác như scutigeral (từ nấm Scutiger ovinus) có ái lực với thụ thể

dopamine-1 của não; albacono tách từ Scutiger confluens kích thích lên thụ thể VR1 [109,110].

26: hericennone C

27: erinscin E

Ức chế đáp ứng miễn dịch, chống dị ứng

Nhiều nấm có tác dụng kích thích miễn dịch, tuy nhiên một số loài nấm khác có tác dụng giảm đáp ứng miễn dịch. Điều này được xem là cơ sở trong điều trị bệnh dị ứng, một bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.

17

Dịch chiết ethanol của nấm H. marmoreus, F. velutipes, Pholiota nameko và Pleurotus eryngii có tác dụng chống dị ứng đáng kể ở chuột (dị ứng

typ IV cảm ứng bởi oxazolone) (Sano, 2002) [137]. Một vài hoạt chất từ linh chi như ganoderic acid C (14) và D (15), cyclootasulfur làm giảm sự giải phóng histamine nhờ đó làm giảm khả năng dị ứng. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy nấm Tricholoma populinum cũng có khả năng làm giảm triệu chứng dị

ứng nặng ở bệnh nhân Buerger. Tác dụng này có được nhờ các hợp chất ergosterol peroxide (28). Chất hispolon (29) và hispidin (30) giảm sự nhân lên của tế bào lá lách chuột [137].

Ganoderic acid C (14) R1=R3=R6=O, R2=β-OH, R4=H, R5=OH

Ganoderic acid D (15) R1=R3=R5=R6=O, R2=R4=β-OH 28: 5,8-epidioxy-5α,8α-ergosta-6,22-dien-3β-ol

29: hispolon

30: hispidin

Các chất có hoạt tính ức chế bổ thể

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, việc hoạt hóa hệ thống bổ thể làm giải phóng chất điều khiển (ở chuột) có thể gây nhiều bệnh và dẫn tới tử vong sau khi cấy ghép cơ quan. Một vài triterpenes từ nấm linh chi như ganoderiol F (31), ganodermanontriol (33) và ganodermanondiol (34) có hoạt tính điều hòa họt hóa bổ thể mạnh với giá trị IC50 540 µM (Min, 2001) [107].

18 ganoderiol F (31): R1=O, R2=H, R3=R4=OH

ganodermanontriol (33): R=OH ganodermanondiol (34): R=H

Các chất có hoạt tính kháng vi rút.

Khác với các bệnh gây bởi vi khuẩn, bệnh do vi rút không thể chữa trị bởi các thuốc kháng sinh thông thường. Vì vậy, các thuốc đặc hiệu rất cần thiết để điều trị bệnh do vi rút. Các tác dụng kháng vi rút không những từ dịch chiết thô của nấm, mà còn từ các hợp chất đã được tinh sạch. Chúng có hiệu quả nhờ ức chế trực tiếp các enzyme của vi rút, ức chế tổng hợp các axit nucleic của vi rút, hoặc ức chế sự bám, xâm nhập của vi rút vào tế bào động vật (Brandt, 2000) [23].

Một số triterpene từ nấm linh chi (G. lucidum) như ganoderiol F (31), ganodermanontriol (33), ganoderic acid B là chất kháng vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người type 1 (HIV-1). Ganodermadiol (34), lucidadiol (36) và applanoxidic acid G (43) từ nấm G. pfeifferi và một số nấm Ganoderma khác,

có hoạt tính kháng vi rút cúm type A. Hơn nữa, ganodermadiol (34) cũng có hoạt tính chống vi rút type 1 gây herpes (Mothana, 2003) [117].

ganodermanontriol (33): R=OH ganodermanondiol (34): R=H

19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)