Dùng β-1,3/1,6-glucan từ nấm hầu thủ làm chất mang curcumin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 139 - 143)

Nghiên cứu tạo phức hệ Cur-Glu mục đích làm tăng độ tan của glucan và curcumin trong nước. Sản phẩm Cur-Glu khi hòa tan trong nước đã thể hiện tính tan tốt và tạo thành dung dịch có màu vàng trong suốt, kích thước hạt 50 nm.

125

Curcumin là một trong những chất chống viêm, chống ôxi hóa điển hình. Nó không chỉ điều trị đắc lực cho các bệnh ung thư, loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, yếu gan mật, viêm gan B, C, xơ gan cổ chướng…, mà còn điều trị vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả cao các bệnh rối loạn hệ miễn dịch như viêm toàn thân, viêm đa khớp (bệnh gút), viêm lõi cầu khớp, viêm màng bồ đào mắt, bệnh đa xơ cứng, bệnh khô cứng (mắt, âm đạo..), bệnh cứng bì, loãng xương, nhược cơ, viêm cơ… Tuy nhiên, bản thân Cur khó tan trong nước (~0,6 ng mL1), nếu người bệnh tiêu thụ một lượng Cur lớn hoặc trong thời gian kéo dài thì có thể mắc phải chứng phù nề niêm mạc ruột. Vì vậy, để tận dụng được tính ưu việt của Cur và loại trừ hiệu ứng phụ của nó, người ta dùng polymer để mang những hạt Cur. Polysaccharide có khả năng tương hợp về mặt sinh học để chất này được đưa dẫn đến đúng vị trí cần chữa trị và không bị tiêu tốn trong quá trình vận chuyển trong người bệnh.

Hiệu suất của phản ứng mang Cur bởi Glu là 100-20/100 = 80%

Phần dung dịch Cur-Glu thu được được đem đi đông khô sẽ thu được Cur Glu dạng bột có kích thước 50 nm.

Cấu trúc, hình thái học của Cur-Glu

Đo phổ hấp thụ điện tử của Cur-Glu bằng máy VARIAN spectrophotometer Carry 5000 UV-Vis-NIR. Hình 4.50 là phổ hấp thụ điện tử của Cur trong rượu etylic và Cur-Glu trong H2O. Thấy rằng, Cur trong ethanol có đỉnh hấp thụ cực đại tại 428 nm, trong khi đó Cur đã được bao bằng Glu có cường độ hấp thụ tăng vọt và có đỉnh hấp thụ cực đại tại 415 nm. Sự dịch chuyển đỉnh hấp thụ cực đại về bước sóng ngắn và tăng cường độ hấp thụ của phổ chứng tỏ có sự tương tác giữa Cur với Glu. Trên các phân tử Cur và Glu đều có nhiều nhóm OH- nên các phân tử này có thể tương tác với nhau theo liên kết hydro.

Phổ huỳnh quang trên hình 4.51 cũng thể hiện tương tự như phổ hấp thụ trên hình 4.50. Dung dịch Cur có đỉnh hấp thụ cực đại tại 538 nm, trong khi đó dung dịch Cur-Glu có đỉnh hấp thụ cực đại tại 530 nm với cường độ huỳnh

126

quang tăng cao hơn so với dung dịch Cur. Như vậy, phổ huỳnh quang cũng một lần nữa khẳng định việc Glu đã mang Cur.

300 400 500 600 0 2 4 415 428 Cur Cur-Glu Ab so rban ce Wavelength (nm)

Hình 4.50. Phổ hấp thụ điện tử của Cur và Cur-Glu.

400 500 600 700 0 3000 6000 9000 540 529 Cur Cur-Glu Fluorescence in tensity Wavelengths (nm)

Hình 4.51. Phổ huỳnh quang của Cur và Cur-Glu.

Hình 4.52 là ảnh FeSEM cho thấy kích cỡ của Glu khá lớn, 6–10µm (hình 4.52a), chứng tỏ mạch khá dài. Cur tồn tại ở dạng hình que, kích thước khoảng 800 nm (hình 4.52b). Khi tương tác với nhau, Glu mang Cur tạo thành những hạt kích thước chỉ còn 50 nm (hình 4.52c,d). Với kích thước này, sự hấp thụ của Cur-Glu vào cơ thể sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như chúng ta đã biết, nhược điểm của thuốc chống ung thư trên thị trường hiện nay là độ hòa tan trong nước kém và không có tính bám đích. Hệ Cur-Glu kích thước này có ưu điểm rất lớn là tan tốt trong nước và tăng sinh khả dụng của Cur.

127

(c) (d)

Hình 4.52. Ảnh FESEM của Glu (a), Cur (b) và Cur-Glu (c,d)

Hình 4.53. Hình ảnh minh họa độ hòa tan của hỗn hợp Glu- Cur so sánh với Curcumin (độ tan của Glu-Cur (a) và Cur (b))

Hình 4.54 là ảnh huỳnh quang của Cur (hình 4.54a) và Cur-Glu (hình 4.54b) cho thấy những hạt Cur và Cur-Glu đều cho độ phát quang mạnh, độ tương phản và độ phân giải cao. Tính chất phát quang của vật liệu gợi ý khả năng ứng dụng vật liệu này không những trong hỗ trợ điều trị ung thư mà còn có thể cho quá trình đánh dấu sinh học.

(a) (b)

Hình 4.54. Ảnh huỳnh quang của hạt Cur (a) và Cur-Glu (b).

Hoạt tính của β-1,3 D-glucan bao curcumin

Thử nghiệm gây độc tế bào của các sản phẩm Cur, β-glucan và phức

hợp Cur-Glu đều không biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan (Hep- G2) khi nuôi cấy in vitro. Tuy nhiên, trong thử nghiệm khả năng ức chế sự hình thành u thì có sự khác biệt rõ rệt giữa các sản phẩm về khả năng ức chế hình

128

thành u cũng như kích thước các khối u. Các kết quả được tổng kết trong bảng 4.22.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)