Nghiên cứu một số tác dụng của sản phẩm HG1 trên động vật thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

sau dùng HG1 trong từng nhóm và giữa các nhóm với nhau.

Nghiên cứu ảnh hưởng của HG1 khi cho uống dài ngày đối với chức năng gan, thận qua các thông số hóa sinh (Bộ Y tế - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1996; Samuel Irwin, 1967) [1,136].

Dùng các nhóm chuột, cho uống liên tục HG1, liều 3,0 g/kg thể trọng, nhóm chứng dùng dung môi. Tại các thời điểm trước và sau thí nghiệm, các nhóm chuột được lấy máu xét nghiệm. Định lượng các enzym transaminase (AST, ALT, gamma GT), định lượng creatinin để đánh giá chức năng gan, thận theo phương pháp của Bergmeyer H.U. (1986) [19] trên máy xét nghiệm tự động tại lab cận lâm sàng - Viện Bỏng Quốc gia - Học viện Quân y.

Nghiên cứu tác dụng của HG1 đối với các biến đổi mô bệnh học ở gan, thận, lách động vật thí nghiệm (theo phương pháp của Abrham, 1978 [13]).

Các mẫu gan, thận, lách được lấy trước và sau khi cho động vật uống HG1 bằng cách giết chuột, phẫu tích các mẫu gan, thận, lách, cố định bằng formol, đúc chuyển qua các dung dịch để loại nước, rồi đúc trong khối parafin, cắt lát dày 56 µm bằng máy Microtome Sartorius Werke. Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxylin - Eosin (HE). Đọc tiêu bản bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100200 lần. Chụp ảnh qua kính hiển vi huỳnh quang ở độ phóng đại 200400 lần. Đánh giá các tổn thương theo từng nhóm và so sánh. Xử lý số liệu thu được bằng phương pháp mô tả hình thái giải phẫu bệnh lý trên mẫu tiêu bản và trên ảnh chụp được từ các tiêu bản trên.

3.4.3. Nghiên cứu một số tác dụng của sản phẩm HG1 trên động vật thực nghiệm nghiệm

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của HG1 trên mô hình gây độc gan bằng carbon tetracholorid

Chuột nhắt trắng được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm chứng sinh học (không gây độc gan)

69

Nhóm 3: Dùng chế phẩm HG1 điều trị dự phòng 7 ngày liên tục liều 3,0 g/kg TLCT theo đường uống, sau đó gây độc bằng cách tiêm carbon tetrachlorid. Gây độc gan cấp bằng tetrachlorid

Chuột nhóm 2 và 3 được tiêm phúc mạc carbon tetrachlorid liều 4,2 mL/kg TLCL.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương tế bào gan và hiệu quả điều trị: Hoạt độ enzyme AST, ALT và γGT trong huyết thanh chuột

Khối lượng gan tính theo 10 g TLCT chuột.

Phương pháp nghiên cứu tác dụng của HG1 đến quá trình tổng hợp protein trên động vật khi dùng bán trường diễn

Phương pháp được mô tả bởi Samuel (1967) [136].

Các nhóm chuột nhắt trắng nuôi trong cùng điều kiện. Các nhóm nghiên cứu và nhóm chứng thức ăn tổng hợp như nhau, nhóm nghiên cứu cho uống hàng ngày 3,0 g/kg TLCT /24 h chế phẩm HG1 sau 6 tuần dùng, các nhóm động vật được lấy máu định lượng protein toàn phần trên máy xét nghiệm hóa sinh tự động (WHO, 2000) [169].

Tính toán: lượng protein toàn phần được so sánh trước và sau thử nghiệm (nghiệm pháp trước - sau).

Nghiên cứu tác dụng trên hệ miễn dịch của HG1 thực nghiệm

Theo phương pháp của Santos và Mansour (1968) và Phạm Mạnh Hùng (1984) [138,4]

Động vật thí nghiệm: CNT 68 tuần tuổi, trọng lượng 20,0g ± 2,0 g được dùng cho thí nghiệm này.

Các nhóm động vật thí nghiệm gồm: CNT được gây suy giảm miễn dịch (SGMD) thực nghiệm bằng cách chiếu xạ bằng nguồn chiếu xạ telecobalt 60 (60Co) suất liều 7,0 Gy và được điều trị bằng chế phẩm HG1 cho uống trước để dự phòng.

70

Đối chứng sinh học (ĐCSH): CNT được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm (20C, 12/12 giờ sáng/tối, yên tĩnh).

Đối chứng SGMD: CNT được gây SGMD bằng cách chiếu xạ 7,0 Gy, sau đó không dùng gi, nuôi như ĐCSH.

Nhóm NC: được gây SGMD thực nghiệm, cho uống HG1 với 2 mức liều ngoại suy căn cứ vào kết quả nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn.

Các chỉ tiêu đánh giá:

Tỷ lệ (%) chuột sống/chết trong vòng 30 ngày kể từ sau khi chiếu xạ. Khối lượng trung bình của tuyến ức, hạch lympho vùng nách và khối lượng của lách so với trọng lượng cơ thể (TLCT). Đánh giá sự thay đổi mô học của tuyến ức, hạch lympho và lách.

Số lượng tế bào tủy, bạch cầu, coloni lách ở chuột nhắt trắng. Số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu máu ngoại vi.

Tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào.

Phản ứng quá mẫn với kháng nguyên (KN) đặc hiệu: gây mẫn cảm chuột nhắt bằng kháng nguyên albumin lòng trắng trứng (OVA). 4 ngày sau khi gây mẫn cảm, thử thách với kháng nguyên OVA bằng cách tiêm kháng nguyên vào dưới da gan bàn chân chuột nhắt trắng. Đánh giá đáp ứng quá mẫn muộn với kháng nguyên OVA tại các thời điểm 24 h, 48 h, 72 h và 96 h sau thời điểm tiêm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính kháng u và điều biến miễn dịch từ hai loài nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương (Lentinula edodes) nuôi trồng ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)