Yêu cầu tổ chức, sử dụng vốn cho sản xuất, kinh doanh phải ñảm bảo cho hoạt
ñộng sản xuất diễn ra liên tục, huy ñộng tối ña mọi nguồn vốn sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Muốn thực hiện ñược các yêu cầu khi tổ chức sử dụng vốn phải:
- Thu hút ñược nhiều vốn. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách thu hút các nguồn vốn trên thị trường, nhằm phục vụ
cho mục ñích sinh lời của mình. Các nguồn vốn ñược huy ñộng từ nhiều nguồn khác nhau. Huy ñộng từ nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước như ngân hàng, kho bạc... Huy ñộng từ nguồn vốn vay các cá nhân, số tiền ứng trước của khách hàng ñể mua sản phẩm hoặc tiền thu ñược từ phát hành trái phiếu ...
- Xác ñịnh mức vốn hợp lý. Mức vốn hợp lý cho sản xuất, kinh doanh là mức vốn mà tại ñó giá trị sản phẩm biên do vốn ñem lại bằng chi phí biên của một ñồng vốn bỏ vào sản xuất, kinh doanh cộng thêm lãi suất phải trả cho ñồng vốn ñó, xem hình 3.1.
Trong hình 3.1, giá trị sản phẩm biên tại A bằng chi phí biên cộng với lãi suất r là có mức vốn hợp lý. Các ñiểm khác nằm ngoài ñiểm A ñều có mức vốn không hợp lý.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế ngành sản xuất………..… . 60
Nghĩa là thiếu vốn hoặc dư thừa vốn. Lãi suất r, thông thường người ta tính theo mức lãi suất tiền gửi phổ biến của ngân hàng ñang áp dụng, lãi suất này phản ánh giá trị cơ hội của vốn ñang ñược sử dụng.
Trên thực tế hiếm khi có giá trị sản phẩm biên bằng chi phí biên cộng lãi suất. Có thể sẽ có một vài mức có giá trị sản phẩm biên xấp xỉ gần bằng chi phí biên. Do ñó, khi lựa chọn người ta chọn mức mà tại ñó giá trị sản phẩm biên và chi phí biên gần nhau, nhưng hiệu quả của chi phí là tốt nhất. Do ñó, người ta thường tính thêm chỉ tiêu hiệu quả của một
ñồng chi phí dùng trong sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả của một ñồng chi phí tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất chia cho tổng chi phí dùng trong sản xuất. Như vậy, tại mức vốn nào mà có một ñồng chi phí làm ra ñược nhiều ñồng sản phẩm nhất thì người ta lựa chọn.
- Trong tổ chức vốn, cần phải cân nhắc, lựa chọn các hình thức thu hút vốn thích hợp từ các loại hình kinh tế khác nhau nhằm tạo lập, huy ñộng ñủ vốn cho hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, gọi vốn ñầu tư, bán cổ phiếu, vay vốn... ñể
tăng thêm vốn cho sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong mỗi doanh nghiệp, vốn kinh doanh có thể ñược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp cũng chỉ có thể
khai thác, huy ñộng trên những nguồn cung cấp ở một giới hạn nhất ñịnh. Từñó cho thấy, việc huy ñộng các nguồn vốn ñã là ñiều khó, nhưng việc sử dụng có hiệu quảñồng vốn ấy lại càng khó khăn. Việc nghiên cứu, tìm tòi và ñểñề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Làm cho vốn ngày càng sinh lợi và ñạt ñược hiệu quả kinh doanh cao.
- Bảo toàn vốn kinh doanh. Sự không làm mất ñi giá trị của ñồng vốn là bảo toàn vốn. Phương pháp bảo toàn vốn khác nhau do những ñặc trưng của từng loại vốn khác nhau. Bảo toàn vốn cốñịnh có nghĩa là phải thu hồi ñủ lượng giá trị thực của TSCð, ñể sao cho ít nhất cũng có thể tái ñầu tưñược giá trị sử dụng ban ñầu của TSCð. Có thể nguyên giá của TSCð và giá trị thực của TSCð là hai ñại lượng khác nhau, song ñiều quan trọng là cả hai ñại lượng này ít nhất cũng phải có cũng một sức mua ñể tạo ra cùng một giá trị sử
dụng tương ñương, nghĩa là tài sản xuất giản ñơn TSCð.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, TSCð bị hao mòn, có hai loại hao mòn. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn do tác ñộng của cơ
học và hoá học. Tài sản cố ñịnh sử dụng nhiều lần sẽ bị bào mòn cơ học. Sựăn mòn của
1+r
V hợp lý
Chi phí biên của 1 ñồng
vốn + lãi suất (r) Giá trị sản phẩm biên của vốn
Lượng vốn
Hình 3.1 Mức vốn hợp lý
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế ngành sản xuất………..… . 61
hoá chất và sự oxy hoá công cụ, dụng cụ làm công cụ bị mòn ñi, ñó là tác ñộng hoá học. Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ hàng ngày, hàng giờ nên người ta sẽ sản xuất ra hệ
thống công cụ, thiết bị, máy móc có tính năng tác dụng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn công cụ hiện tại. Vì thế, giá bán máy móc thiết bị ra ñời sau sẽ thấp hơn máy móc, thiết bị
ta ñang sử dụng. Như vậy, tự nhiên hệ thống công cụ ta ñang sử dụng bị mất giá trị so với giá ban ñầu trang bị. Sự mất giá của hệ thống công cụñó người ta gọi là hao mòn vô hình. Trong sản xuất, kinh doanh hao mòn vô hình nhiều khi nhanh hơn cả hao mòn hữu hình. Do ñó, cần phải sử dụng tối ña công suất của thiết bị, máy móc hiện có ñể nhanh chóng thu hồi vốn tái sản xuất giản ñơn hệ thống công cụ.
Bảo toàn vốn lưu ñộng tức là tái sản xuất giản ñơn về vốn lưu ñộng trong ñiều kiện quy mô sản xuất ổn ñịnh, ñòi hỏi doanh nghiệp phải chủñộng bảo toàn vốn lưu ñộng. Cần có biện pháp bảo toàn vốn lưu ñộng hợp lý, vì vốn lưu ñộng ở các loại hình kinh doanh dưới dạng vật tư, hàng hóa rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác ñộng cũng khác nhau. Doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp nhằm huy ñộng những khả năng tiềm tàng, hạn chế nguyên nhân thất thoát, ngừng trệ của vốn lưu ñộng.
- Trong ñiều kiện nguồn vốn có hạn, làm thế nào ñể phân bổ nguồn vốn có hạn ñó phục vụ tốt nhất cho hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh. Do vậy, cần xác ñịnh thứ tự ưu tiên cho từng hoạt ñộng, ñánh giá tình hình trang bị và sử dụng vốn trong các ngành sản xuất. Trong phương hướng sản xuất của các ñơn vị cơ sở sản xuất, thường tổ chức ra các ngành: ngành chính, ngành phụ, ngành bổ sung. Ngành chính là ngành có khối lượng sản phẩm và giá trị sản xuất cao nhất, cho nên ngành này vốn ñược ưu tiên nhất. Sau ngành sản xuất chính là ngành sản xuất phụ cũng ñược ưu tiên vốn, nhưng xếp thứ hai. Bởi vì ngành phụ
là ngành sản xuất ra các nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho ngành sản xuất chính hoặc
ñể sử dụng những nguyên liệu mà ngành sản xuất chính chưa sử dụng hết, giúp cho ngành sản xuất chính phát triển. Cuối cùng vốn ñược huy ñộng cho ngành bổ sung. ðây là ngành
ñược tổ chức ra nhằm bổ sung cho các hoạt ñộng của ngành sản xuất chính và ngành sản xuất phụ phát triển. Mặt khác, ngành bổ sung cũng là ngành tận dụng sử dụng hết các nguồn lực ở trong các cơ sở sản xuất mà ngành chính và ngành phụ chưa sử dụng hết.