Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 76 - 82)

2.3.2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh

Sóc Trăng

* Thời gian qua, các chủ thể quản lí đã dùng những biện pháp để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học như:

- Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn định kì và thường xuyên cho giáo viên tiểu học như: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, tín chỉ (Theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề (Theo chương trình Dự án giáo dục tiểu học: Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án VNEN; Dự án SEQAP…); bồi dưỡng chuyên môn qua hội thảo, thao giảng, dự giờ, tham quan học tập...

- Từ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo, từng trường tiểu học trong huyện cụ thể hóa thành kế hoạch của đơn vị và chỉ đạo đến từng tổ chuyên môn thực hiện, có báo cáo, tổng kết định kì.

Qua việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn, tình hình về số lượng, trình độ… của CB,GV tiểu học trong huyện Mỹ Xuyên đầu năm học 2010-2011 được thể hiện qua bảng 2.12.

Bảng 2.12. Bảng thống kê tình hình đội ngũ CB,GV,NV các trường tiểu học đầu năm học 2010-2011

Số lượng Tổng số Nữ

CBQL GV NV

T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ

947 380 68 18 781 320 98 35

Trình độ chuyên môn Trình độ tin học

Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại Đại học Cao đẳng T.cấp CC.A CC.B

71 131 694 51 0 0 1 625 24

Ngoại ngữ (Tiếng Anh) Độ tuổi

Đại học Cao đẳng CC.A CC.B Dưới 30 30-40 41-50 51-60 Nữ>50

1 11 70 12 237 381 262 67 17

Trình độ lý luận chính trị Đảng viên Dân tộc Khmer

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Tổng số Nữ Chi bộ ĐL Chi bộ

ghép T.số Nữ

0 21 51 307 99 27 306 118

Bảng 2.12 cho thấy, tình hình đội ngũ CB,GV,NV các trường tiểu học như sau:

+ Về số lượng, cơ cấu

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học trong huyện là 947, trong đó nữ chiếm 40,12 % ( 380); cán bộ quản lí là 68, nữ cán bộ quản lí chiếm 26,47% (18); số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 781.

- Số giáo viên có độ tuổi dưới 40 là 618, chiếm 65,25 %; độ tuổi từ 41 trở lên là 329, chiếm tỉ lệ 34,74 %.

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn là 202, chiếm tỉ lệ 21,33 %, còn lại là đạt chuẩn (51 người có trình độ khác là nhân viên bảo vệ và nhân viên khác).

Số cán bộ, giáo viên có trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên cũng khá nhiều (66,73 %) nhưng về trình độ ngoại ngữ thì đội ngũ còn hạn chế (Chỉ có 10,41 %).

Công tác phát triển đảng viên và xây dựng chi bộ độc lập cũng được quan tâm thực hiện, đây là lực lượng nòng cốt lãnh đạo, tiên phong trong mọi phong trào, số lượng giáo viên là đảng viên chiếm 32,41 %, tuy nhiên trình độ lí luận chính trị của đội ngũ chưa được phát triển ( chỉ có 7,6 %).

+ Đánh giá chung

- Ưu điểm

Về số lượng đội ngũ đủ đáp ứng cho việc dạy học 1 buổi/ngày và khoảng 40 % lớp dạy 2 buổi/ngày và trên 5 buổi/tuần; về cơ cấu cũng khá đồng bộ (Về giới tính, trình độ và độ tuổi).

100 % giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, tỉ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn khá; đa số giáo viên đã tích cực phổ cập tin học để bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

- Hạn chế

Nếu tính tổng biên chế từng trường so với số tiết quy định giảng dạy thì về mặt số lượng là đủ, nhưng do tính đặc thù của từng môn học (Ví dụ như môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, hoạt động Đội) và hoạt động ngoài giờ lên lớp, cũng như sự biến động khi luân chuyển, điều động nhân sự, giáo viên nghỉ hậu sản… thì từng lúc, từng nơi vẫn còn tình trạng thiếu hoặc thừa.

Tuy giáo viên đều đạt trình độ chuẩn trở lên, nhưng đa số giáo viên với trình độ nền tảng là trung cấp sư phạm giáo dục tiểu học ( 9+3), một số sau khi học lên (Với hình thức học tại chức hoặc từ xa…) cũng còn mang tính lắp

vá, một số thì chưa tích cực, chủ động, một số thì lớn tuổi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện đổi mới phương pháp chưa thật sự hiệu quả.

Mặc dù thời lượng dạy học được tăng cường, nhất là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nhưng với mức độ tiếp thu còn hạn chế của học sinh, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên chất lượng giảng dạy ở từng lúc từng nơi cũng còn những hạn chế nhất định.

* Sau khi được tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn tại các đơn vị, cuối năm học 2011-2012, tình hình về số lượng, trình độ… của CB,GV,NV tiểu học trong huyện Mỹ Xuyên được thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.13. Bảng thống kê tình hình đội ngũ CB,GV, NV các trường tiểu học

cuối năm học 2011-2012 Số lượng Tổng số Nữ CBQL GV NV T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ 966 402 66 17 802 344 98 41 Trình độ chuyên môn Trình độ tin học

Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại Đại học Cao đẳng T.cấp CC.A CC.B

143 215 569 39 0 1 1 734 28

Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Độ tuổi

Đại học Cao đẳng CC.A CC.B Dưới 30 30-40 41-50 51-60 Nữ>50

2 16 119 77 233 385 266 82 20

Trình độ lý luận chính trị Đảng viên

Dân tộc Khmer

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Tổng số Nữ độc lập Chi bộ Chi bộ ghép T.số Nữ

0 39 40 319 106 30 3 281 116

Tình hình trên cho thấy, đội ngũ CB,GV, NV các trường tiểu học trong huyện đã có một bước phát triển về trình độ đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ,

tin học và lí luận chính trị. Cụ thể, so với năm học trước, cuối năm học 2011- 2012, trình độ đội ngũ CB,GV,NV đã tăng như sau:

- Trình độ đại học chuyên môn: tăng 7,43%. - Trình độ cao đẳng chuyên môn: tăng 8,42%.

- Trình độ trung cấp lí luận Chính trị: tăng thêm 18 người.

- Trình độ ngoại ngữ (Có chứng chỉ A trở lên): tăng thêm 43 người. - Trình độ tin học (Có chứng chỉ A trở lên): tăng thêm 114 người.

2.3.2.2. Một số yêu cầu chủ yếu đối với Giáo dục tiểu học ở huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Với thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của cấp tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên như trên, vấn đề đặt ra là phải luôn làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, và điều quan trọng hơn là phải quản lí tốt công tác này mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực.

Mỗi năm học, từ trung ương đến địa phương, các cấp quản lí luôn chú trọng chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng CBQL và GV:

- Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2011 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học đã đề cập đến việc “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục”, gồm những nội dung như:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về: Nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Đặc biệt quan tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp

dạy học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (Ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011)…

- Công văn số 1663/SGDĐT-GDTH ngày 25/8/2011 của sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ công tác giáo dục tiểu học năm học 2011-2012 cũng đã yêu cầu: “Nâng cao nghiệp vụ cho giào viên” gồm những nội dung:

Tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng GV bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho GV có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng HS trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm lớp.

Duy trì và củng cố, kiện toàn đội ngũ GV cốt cán địa phương nhằm thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng GV và CBQL giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề.

- Công văn số 5379BGDĐT-GDTH ngày 20/8/2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học tiếp tục đề cập đến việc “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục” gồm những nội dung như:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về: nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Đặc biệt quan tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp

dạy học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012).

Công văn số 1514/SGDĐT-GDTH ngày 27/8/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhiệm vụ công tác giáo dục tiểu học năm học 2012-2013 cũng đã yêu cầu “…Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nói riêng. Đặc biệt quan tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học”.

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi đúc kết một số biện pháp cho công tác quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)