Cơ sở lý luận để đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 76)

2.3.1.1. Quan điểm của Đảng

Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã nêu : “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.[7]

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng ta lần thứ XI, các đột phá Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu : “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. . .”.

Tại kỳ họp lần thứ 35 Đại hội đồng UNESCO ở Paris (Pháp) vào ngày 06/10/2009 với sự có mặt của đại diện 193 quốc gia, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “...Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững của quốc gia”.

2.3.1.2. Chỉ đạo của ngành giáo dục

Ngành Giáo dục luôn khẳng định, để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó, vấn đề cấp thiết là chú trọng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, điều đó được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:

* Luật Giáo dục, tại chương IV, điều 72 quy định GV phải: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,

chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. [33, tr. 29]

* Điều lệ trường tiểu họcquy định:

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học phải “Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy”; Quyền của giáo viên tiểu học là “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học”.

Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí công việc phù hợp.[3]

* “Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT” về việc ban hành Quy định về chế

độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, chương II (Nhiệm vụ của giáo viên, định mức thời gian làm việc), điều 5 (Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm), tại Khoản 1 quy định: Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. - 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

* Các yêu cầu của “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”, tại ý d, khoản 4, điều 5 (Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống) quy định “Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ”.[2]

* Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ mục đích bồi dưỡng chuyên môn là:

“- Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm của nhà giáo, CBQL cơ sở giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới;

- Nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ năm học 2011-2012 cho giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục thường xuyên; duy trì và tiếp tục phát huy kết quả của các hoạt động bồi dưỡng đã được thực hiện”.[5]

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)