2.3.3.1. Biện pháp 1: tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
một cách khoa học
* Mục đích
Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH, giúp giáo viên có năng lực dạy học vững vàng, đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng.
* Nội dung
Khi chủ thể quản lí tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch cần chú ý đến khâu mời báo cáo viên có chất lượng; cách thức quản lí lớp bồi dưỡng phải khoa học.
* Cách thức thực hiện
- Chọn báo cáo viên là người phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong quản lí giáo dục, có uy tín, có sức ảnh hưởng, có khiếu thuyết phục.
- Phân công người quản lí có trách nhiệm, có nghiệp vụ, biết phân công nhiệm vụ cho học viên một cách sát hợp, biết chuẩn bị lớp bồi dưỡng một cách chu đáo, biết sắp xếp công việc nhanh gọn.
- Theo dõi kết quả học tập, bồi dưỡng ở lớp học và kiểm tra khả năng vận dụng vào thực tiễn nơi công tác: phối hợp với báo cáo viên thường xuyên kiểm tra kết quả học tập, bồi dưỡng trên lớp; đưa ra những câu hỏi, những bài tập ứng dụng trên lớp để học viên giải quyết, đặt ra những tình huống sư phạm chứa đựng mâu thuẫn và yêu cầu xử lí.
2.3.3.2. Biện pháp 2: tác động vào nhận thức của giáo viên
* Mục đích
Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với đội ngũ, từ đó có ý thức tự học, tự rèn một cách tích cực, hiệu quả.
* Nội dung
Hiệu trưởng cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng đội ngũ đoàn kết, nhất trí, biết yêu thương, chia sẻ, cùng tiến.
* Cách thức thực hiện
- Thông qua các cuộc họp, chào cờ đầu tuần, mít tinh, hội thảo,… CBQL cần quán triệt trong đội ngũ GV,NV,HS tầm quan trọng của việc dạy và học; nhận thức được thực trạng và thấy được viễn cảnh, từ đó ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình.
- Thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các ngày lễ, hội, tết làm cho tập thể đơn vị gắn bó với nhau hơn; trao đổi, tâm tình, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ phát huy năng lực và sáng tạo cao trong công tác.
- Tăng cường tổ chức hội thảo, hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, tham quan học tập chuyên môn. Công tác dự giờ, thao giảng, học tập chuyên môn trong đơn vị cần phải được tổ chức định kì, thường xuyên và cả đột xuất, có như vậy mọi người đều trong trạng thái chuẩn bị nghiêm túc, tránh được sự chủ quan, ù lì, tiêu cực. Khi được góp ý, rút kinh nghiệm nhiều lần thì cho dù người có tay nghề yếu, dần dần cũng được khắc phục, ngược lại người có tay nghề vững vàng, có khiếu sư phạm thì qua các tiết dạy sẽ nhân điển hình hay trong tập thể của mình. Thỉnh thoảng, để thay đổi bầu không khí, nên mở rộng giao lưu, học hỏi với đơn vị bạn (Trong hoặc ngoài tỉnh) để cùng đóng góp cho nhau trên tinh thần xây dựng, phát triển, qua đó, cũng nhằm thắt chặt tình đoàn kết nội bộ, tình bạn bè, đồng nghiệp.
2.3.3.3. Biện pháp 3: tăng cường công tác tổ chức - hành chính
* Mục đích
Sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lí, nhất là phát huy tác dụng của phương pháp hành chính - pháp luật để nâng cao hiệu quả trong quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH.
* Nội dung
HT phải vận dụng linh hoạt các phương thức quản lí: “Kế hoạch - Thi đua - Pháp chế”; Mạnh dạn khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
* Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng cần xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch công tác ngay từ đầu mỗi năm học và quán triệt trong trong đội ngũ để cùng nhau thực hiện; lập quy hoạch công tác xây dựng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ dực trên tình hình thực tế khách quan; phân công, phân nhiệm hợp lí; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời; khen chê, thưởng phạt khách quan, công bằng.
- Kiện toàn các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phối hợp tổ chức các phong trào thi đua, đi sâu sinh hoạt chuyên môn để nâng chất lượng giảng dạy.
- Tăng cường công tác kiểm tra (định kì và đột xuất) trong nhà trường để chấn chỉnh kịp thời những sai sót, thiếu yếu và xử lí nghiêm những vi phạm. Thủ trưởng đơn vị phải nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường, xử lí công việc, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh một cách thấu tình, đạt lý. Muốn vậy, hơn ai hết, CBQL phải là lực lượng tiên phong trong phong trào tự học, tự rèn.
2.3.3.4. Biện pháp 4: tạo động lực cho đội ngũ CB,GV,NV
* Mục đích
Khuyến khích về mặt tinh thần lẫn vật chất để đội ngũ GVTH thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, phát huy sức sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Nội dung
Có chế độ, chính sách hợp lí đối với tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học là tiêu chí thi đua quan trọng trong nhà trường.
* Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng cần đề xuất chế độ, chính sách hợp lí đối với tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn.
- Cá nhân, tập thể làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn sẽ là cơ sở để xét thi đua cuối năm học cho các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”,… Ngoài ra, đây còn là cơ sở để đánh giá, xếp loại CB,GV,NV, xét khen thưởng tại đơn vị.
- Với nguồn kinh phí hoạt động tự chủ, với đóng góp từ phong trào xã hội hoá giáo dục, mỗi trường tự cân đối để có mức thưởng cao nhằm khuyến
khích phong trào này. Bên cạnh đó, tập thể GV và CBQL có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao sẽ được lựa chọn tham gia các Dự án đầu tư từ nguồn kinh phí trong và ngoài nước.
2.3.3.5. Biện pháp 5: tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện
* Mục đích
Thực hiện xã hội hoá giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
* Nội dung
HT tích cực tham mưu với các cấp quản lí để được đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị để phục vụ tốt cho việc dạy và học; tích cực vận động “Xã hội hóa giáo dục”.
* Cách thức thực hiện
- Với kế hoạch phát triển nhà trường một cách hợp lí, với thành tích tiêu biểu đạt được của đơn vị - sẽ là cơ sở để HT tham mưu với cấp trên để được cấp kinh phí từ ngân sách hoặc được tham gia Dự án trong hoặc ngoài nước để được đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho nhà trường, góp phần cho công tác dạy và học được tốt hơn.
- Bằng nỗ lực công tác và thành tích đạt được, nhà trường củng cố được niềm tin yêu của phụ huynh HS và cộng đồng, xã hội, từ đó mọi người sẽ góp công sức, tiền của để hỗ trợ cho trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngày càng tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1- Kết luận
Mục tiêu của Chiến lược phát triển GD&ĐT đất nước giai đoạn 2010- 2020 ta đã nêu: “Phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế. Nền giáo dục đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng và hợp tác”.[1]
Nền giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá là nền giáo dục hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đưa đất nước thành một quốc gia công nghiệp. Nói cách khác, đó là nền giáo dục hướng vào nhân cách cần thiết cho sự nghiệp của nhân dân mình, cho sự sống còn của nhân dân mình. [42]
Để đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội, ngành Giáo dục phải có đội ngũ nhà giáo “Vừa chuyên, vừa hồng” - có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn, có đạo đức nghề nghiệp tốt, kĩ năng sư phạm cao, một lòng phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, các cấp quản lí giáo dục luôn quán triệt tốt trong đội ngũ tinh thần học tập, bồi dưỡng, phấn đấu trau dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đặc biệt là làm tốt công tác quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, trong đó, chú ý đến bồi dưỡng năng lực dạy học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận khái quát sau:
- Việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH là một trong những hoạt động chủ đạo và cơ bản của trường học trong giai đoạn hiện nay, là điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của người HT, nó định hướng, dẫn dắt hoạt động giảng dạy đi đúng quỹ đạo. Vì thế, nghiên cứu lý luận của vấn đề này là điều cần thiết
cho người HT trong việc quản lý nhà trường. Những vấn đề lý luận về quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH là sự kết hợp giữa lý luận khoa học giáo dục và khoa học quản lý, nó là cơ sở để soi sáng cho hoạt động thực tiễn của HT, giúp HT có thể quản lý trường học một cách khoa học.
Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV nói chung và GVTH nói riêng gồm có những nội dung như: quản lí bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp, việc lên lớp, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sinh hoạt chuyên môn. Những nội dung này được thực hiện thông qua 4 chức năng quản lí: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận trên. - Từ cơ sở lý luận trên, qua tìm hiểu, khảo sát thực tế chiếu theo 4 chức năng và các nội dung quản lí trên, chúng tôi đã phân tích được thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng của các chủ thể quản lý có nhiều ưu điểm như: các chủ thể quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH, đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH, đồng thời các chức năng còn lại như: tổ chức thực hiện, chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH, kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH cũng đạt được mức khá nhưng thứ hạng đánh giá ở mức thấp hơn. Nhờ vậy, việc GV tiếp thu kiến thức và trau dồi năng lực dạy học hiệu quả hơn. Nguyên nhân thực trạng trên có thể là do ưu điểm và hạn chế của chủ thể quản lí và điều kiện khách quan về CSVC của địa phương.
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của trường tiểu học và thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cùng với các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng, đối chiếu với cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học kết hợp với điều kiện dạy học thực tế
của địa phương, chúng tôi tổng kết 5 biện pháp nhằm duy trì thành tựu và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH hiện tại ở các trường, bao gồm:
+ Biện pháp 1: tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học một cách khoa học.
+ Biện pháp 2: tác động vào nhận thức.
+ Biện pháp 3: tăng cường công tác tổ chức - hành chính. + Biện pháp 4: tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.
+ Biện pháp 5: tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- Cần tăng cường đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH nhằm mục tiêu đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học như xây dựng các phòng cho các trường để tổ chức hội thảo, hội giảng, mở chuyên đề, tập huấn chuyên môn…và trang bị các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ hiệu quả cho các lớp.
- Có các chính sách, chế độ khuyến khích mang tính ổn định lâu dài đối với GV giỏi, CBQL giỏi, những người thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn để động viên họ làm việc và đặc biệt cần có chính sách thu hút các sinh viên sư phạm giỏi trong Huyện về phục vụ tại quê hương.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng
- Cần phải có sự thống nhất chung trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH trên toàn tỉnh.
- Việc bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH cần phải có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ về lộ trình, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là sự chuẩn bị về con người trong tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cũng cần có
kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, nhất là về năng lực chuyên môn nhằm đánh giá năng lực dạy học của giáo viên một cách sâu sát.
- Cần có sự đổi mới trong chỉ đạo quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH; cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn, trao đổi, rút kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH.
- Có tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học trong tỉnh, trong việc quy hoạch và xây dựng đội ngũ CBQL và GV, từ đó chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH phù hợp ở các trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ GD&ĐT (2009), Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2010-2020.
2- Bộ GD&ĐT (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 3- Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học.
4- Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học, năm học 2011-2012; năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT.
5- Bộ GD&ĐT, văn bản số 3032/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6- Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.
7- Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII.
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8- Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ IX, NXB Chính trị, Hà Nội.
9- Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI.
10- Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
11- Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Giáo dục và Khoa học giáo dục,NXB Giáo dục, Hà Nội.
12- Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế xã hội, NXB khoa học xã hội.
13- Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức đồng chủ biên (2003), Hệ thống giáo
dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ XXI, NXB Giáo dục.
14- Nguyễn Thị Hạnh ( 2009), Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên
tiểu học quận tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm TPHCM.
15- Harold Knoozt, Cyril Odonmell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Người dịch: Vũ Thiếu,