mỗi cấp học có khung chuẩn đào tạo mới:
. Giáo viên mầm non và tiểu học có trình độ cao đẳng. . Giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học.
. Cán bộ giảng dạy đại học có trình độ thạc sĩ.
Cán bộ quản lý các đơn vị giáo dục đều phải qua khóa đào tạo theo chương trình qui định. Có kế hoạch đào tạo tiêu chuẩn để hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán, đội ngũ chuyên gia cho mỗi cấp học. Khuyến khích động viên giáo viên học thêm ngoại ngữ, tin học...
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Việc bồi dưỡng để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp yêu cầu hiện nay của các trường, là hình thức bồi dưỡng phổ biến nhất ở các trường.
Có nhiều hoạt động phong phú như: dự giờ, thăm lớp, tổ chức các buổi thao giảng, sinh hoạt chuyên đề trao đổi các vấn đề chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm, sáng kiến về dạy, học và giáo dục.
Cần quan tâm, giúp đỡ đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên còn yếu...”. [27]
1.7- Nội dung quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học học
Công tác quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học gồm nhiều nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn
một số nội dung quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học. Đó là những nội dung: quản lí bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp, quản lí bồi dưỡng hoạt động dạy học
trên lớp, quản lí bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, quản lí
bồi dưỡng việc sinh hoạt chuyên môn.
Dưới đây, chúng tôi xin phân tích từng nội dung quản lí cụ thể đó.
1.7.1. Quản lí bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp
Công tác quản lí bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp cho GV gồm các nội dung quản lí như sau: quản lí bồi dưỡng lập kế hoạch dạy học, quản lí bồi dưỡng soạn giáo án, quản lí bồi dưỡng sử dụng đồ dùng dạy học, quản lí bồi dưỡng nội dung, chương trình, quản lí mục tiêu dạy học, quản lí các mối quan hệ của GV.
* Các cấp quản lí từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV việc chuẩn bị lên lớp, có thể trong năm học hoặc giữa hai năm học. Trên cơ sở đó, CBQL tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV việc chuẩn bị lên lớp tại đơn vị mình. Các kế hoạch đó là:
Kế hoạch dạy học được hiệu trưởng lập ngay từ đầu năm học để tổ chức thực hiện trong suốt năm học. Nội dung kế hoạch phải được căn cứ theo chủ đề năm học, mục tiêu dạy học, nội dung, chương trình... Từ đó, GV sẽ xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân theo môn dạy, lớp dạy và nhiệm vụ được phân công.
Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên soạn giáo án nhằm đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. Ví dụ: trường tham gia Dự án VNEN (Mô hình trường học mới), học sinh được học với tài liệu khác, phương pháp khác hơn so với chương trình giáo dục tiểu học hiện hành; Dự án SEQAP (Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học) thì yêu cầu phải dạy 2 buổi/ ngày; thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải biết ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho tiết dạy hiệu quả… Như vậy, nhất định việc soạn giáo án mới phải
được lập kế hoạch bồi dưỡng chu đáo.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sử dụng đồ dùng dạy học ở trường, đặc biệt chú trọng phục chế, sửa chữa lại đồ dùng dạy học đã hư, làm mới đồ dùng có thể thay thế được tính năng đồ dùng đã không còn sử dụng được, khai thác sử dụng đồ dùng một cách khéo léo, hiệu quả.
Và nhằm xây dựng, phát triển các mối quan hệ của giáo viên, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV. Thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường, trong việc đóng góp, giữ gìn và phát huy văn hoá nhà trường, trong việc xây dựng, phát triển nhà trường…
* Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các kế hoạch về bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp cho giáo viên thông qua: tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, tổ chức tại trường hoặc chỉ đạo GV tự học.
* Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch về bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp theo kế hoạch đã đề ra: bằng văn bản, bằng lời đề nghị trong cuộc họp, phân công người phụ trách...
* HT kiểm tra kết quả thực hiện việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp cho GV qua hoạt động thường xuyên ở nhà trường như: họp định kì hàng tháng của toàn thể CB, GV, NV; họp chuyên môn; kiểm tra định kì và đột xuất đối với giáo viên thông qua các hoạt động như: tổ chức thao giảng, dự giờ, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (Kiểm tra toàn diện), dự tiết dạy, xem hồ sơ, qua đánh giá chuẩn nghề nghiệp, qua tổng kết thi đua khen thưởng…
1.7.2. Quản lí bồi dưỡng hoạt động dạy học trên lớp
Công tác quản lí bồi dưỡng hoạt động dạy học trên lớp gồm các nội dung sau: quản lí bồi dưỡng việc sử dụng phương pháp, phương tiện trong giờ lên lớp, quản lí bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp.
* Các cấp quản lí lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng sử dụng phương pháp, phương tiện trong giờ lên lớp theo định hướng tạo cơ hội để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự tìm tòi, phát hiện, xây dựng kiến thức cho mình thông qua bài học. Lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng quản lí lớp: kĩ năng sắp xếp, tổ chức lớp; kĩ năng bao quát lớp; kĩ năng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến lớp…
* Ở trường, hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng hoạt động dạy học trên lớp như đã định.
* Các cấp quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phương pháp, phương tiện theo xu hướng: phương pháp dạy học, thiết bị kĩ thuật, đồ dùng … đều là phương tiện, chất lượng giờ dạy mới là mục đích và cũng là thước đo việc sử dụng phương pháp dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp thông qua dự giờ dạy, chất lượng giáo dục qua từng giai đoạn, dư luận xã hội…
1.7.3. Quản lí bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Căn cứ theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học và Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông; chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo dục tiểu học.
Quản lí bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập gồm những nội dung sau: quản lí bồi dưỡng việc ra đề, quản lí bồi dưỡng việc tổ chức kiểm tra/ thi, quản lí bồi dưỡng việc chấm bài, quản lí bồi dưỡng việc đánh giá.
* Để làm tốt khâu quản lí này, hiệu trưởng cần:
Lập kế hoạch bồi dưỡng việc ra đề cho đội ngũ giáo viên, trong đó nêu rõ: mục đích yêu cầu, cơ cấu đề về hình thức và nội dung, thời gian tiến hành,
phân công, giao việc cụ thể cho thành viên tổ chuyên môn…
Lập kế hoạch bồi dưỡng việc tổ chức kiểm tra/ thi cho đội ngũ giáo viên, trong đó có nghiệp vụ coi thi như: tổ chức phòng thi, sắp xếp lịch thi, bố trí sơ đồ chỗ ngồi, phân công giám thị coi thi…
Lập kế hoạch bồi dưỡng việc chấm bài cho đội ngũ giáo viên, trong đó có nghiệp vụ chấm bài như: cách căn cứ theo đáp án, biểu điểm; những kinh nghiệm khi chấm bài tự luận đảm bảo khách quan, hạn chế sai số; cách đánh phách, rọc phách, ráp phách; đọc điểm, cộng điểm…
Lập kế hoạch bồi dưỡng việc đánh giá cho đội ngũ giáo viên, trong đó có nghiệp vụ cơ bản về đánh giá như: đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số; cách đánh dấu tích, chứng cứ; tăng hoặc giảm số điểm trước những biểu hiện khách quan của học sinh (Chay lười hay cố gắng…).
* Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã đề ra.
* Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như đã định.
* Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
1.7.4. Quản lí bồi dưỡng việc sinh hoạt chuyên môn
Quản lí bồi dưỡng việc sinh hoạt chuyên môn gồm: quản lí bồi dưỡng việc thao giảng, dự giờ, quản lí bồi dưỡng việc trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi dự giờ, quản lí bồi dưỡng việc tập huấn chuyên môn, quản lí bồi dưỡng về hoạt động nhóm, quản lí bồi dưỡng việc phối hợp hoạt động của giáo viên với những cá nhân khác
Các cấp quản lí lập kế hoạch bồi dưỡng việc thao giảng, dự giờ cho giáo viên, trong đó quy định tổ chức định kì và thường xuyên việc thao giảng;
dự giờ; trao đổi; tập huấn; hoạt động nhóm; mở chuyên đề... Qua đó, hướng dẫn cách tổ chức tiết thao giảng, dự giờ sao cho thật khoa học, hiệu quả.
Các cấp quản lí lập kế hoạch bồi dưỡng việc trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi dự giờ cho giáo viên. Qua đó, hướng dẫn cách đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và kết quả đạt được.
Các cấp quản lí lập kế hoạch bồi dưỡng việc tập huấn chuyên môn cho giáo viên, qua đó giúp đội ngũ quán triệt được cách tập huấn chuyên môn sao cho thật thu hút, mang lại hiệu quả thiết thực.
Các cấp quản lí lập kế hoạch bồi dưỡng về hoạt động nhóm cho giáo viên, qua đó, triển khai rõ về cách thức thiết lập nhóm, giao nhiệm vụ, phân chia thời gian, cách trình bày, cách đánh giá kết quả…
Các cấp quản lí xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc phối hợp hoạt động của giáo viên với những cá nhân, tập thể khác.
* Các cấp quản lí tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc sinh hoạt chuyên môn cho GV như đã đề ra.
* Các cấp quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng việc sinh hoạt chuyên môn cho GV.