Các chức năng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 37)

vượt trình độ chuẩn mà Bộ GD&ĐT quy định (Điều lệ trường tiểu học quy định trình độ của giáo viên dạy cấp tiểu học là trung cấp sư phạm).

1.4- Các chức năng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học tiểu học

Chức năng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học cũng như các công tác khác đều được thể hiện qua bốn chức năng cụ thể: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học

Theo Harold Knoozt thì “Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận trong một cơ sở. Nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được mục tiêu”. [15, tr. 86-87]

Ở trường tiểu học, việc lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cũng như bất kỳ việc lập kế hoạch nào khác, sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: xác định trạng thái xuất phát của nhà trường trước khi bước vào một năm học mới: số lượng, chất lượng giáo viên; cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ đội ngũ; cơ sở vật chất, trang thiết bị… xác định hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp lớn, sơ thảo bản kế hoạch “thô” để lấy ý kiến trong đội ngũ quản lí, cốt cán của trường và xin ý kiến cấp quản lí trực tiếp về những vấn đề mang tính chiến lược.

- Giai đoạn thứ hai: lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm các bước: dự báo hệ thống mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đã được phác thảo ở giai đoạn trước, phân loại giai đoạn, đối tượng theo quy hoạch, lập cây mục tiêu, định chuẩn đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu nhằm huy động sự tham gia của tập thể đội ngũ; mô hình hóa quá trình phát triển của hệ thống quản lý từ trạng thái xuất phát qua các trạng thái trung gian đến trạng thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của hệ thống trong suốt năm học, đưa lịch thời gian cùng các tổ, bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch; trình duyệt cấp trên, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, xem như là văn bản pháp lý và mọi người trong nhà trường phải có nhiệm vụ thực hiện.

Để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ GV thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả, trong kế hoạch năm học, hiệu trưởng cần đề cập các nội dung sau đây:

* Hiệu trưởng xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng việc chuẩn bị lên lớp; kĩ thuật lên lớp; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; việc sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên.

* Kế hoạch tổ chức cho GV tham gia học tập ở các lớp bồi dưỡng do

cấp trên tổ chức

- Căn cứ vào kế hoạch mở lớp bồi dưỡng chuyên môn của cấp trên, trường cần chủ động sắp xếp kế hoạch để đội ngũ được tham gia đầy đủ theo triệu tập.

- Cần sắp xếp người dạy thay/ lịch dạy bù để thực hiện chương trình kịp tiến độ kế hoạch năm học, dự trù kinh phí hỗ trợ, phân công cán bộ theo dõi việc học tập/ cán bộ trực công tác tại đơn vị…

* Kế hoạch tổ chức các hội thảo; mở chuyên đề; tham quan học tập

dạy học theo chỉ đạo của các cấp quản lí; kế hoạch tổ chức hội thảo chuyên môn theo cụm trường; kế hoạch mở các chuyên đề về phương pháp dạy học hiệu quả tại đơn vị…

- Từng tổ chuyên môn, từng giáo viên xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng chuyên môn để được cán bộ quản lí phê duyệt và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đạt hiệu quả.

* Kế hoạch phát động tự học, tự rèn trong đội ngũ giáo viên

- Quy định việc tự học, tự rèn trong đội ngũ và xem đây là một nội dung quan trọng có tính bắt buộc. Từ việc học qua sách, báo, tài liệu, đài, internet… GV còn có thể học qua bạn bè, đồng nghiệp - học qua dự giờ, dự thao giảng; học qua trao đổi, tham quan…

- Bồi dưỡng chuyên môn được xem là một tiêu chí quan trọng để xét thi đua và khen thưởng trong đơn vị. Cuối mỗi học kì/ năm học, để xét các danh hiệu thi đua cho cá nhân/ tập thể thì việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn và kết quả mang lại là một cơ sở để đối chiếu, so sánh.

* Kế hoạch huy động nguồn kinh phí

Từ việc lập dự trù mua sắm đồ dùng, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn, hiệu trưởng (HT) dự toán trước kinh phí để có thể xin ý kiến cấp trên chi từ nguồn kinh phí ngân sách cấp, xin bổ sung hoặc nhờ sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, cộng đồng.

Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học, HT cần phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị mình công tác.

1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học

Theo tác giả Hồ Văn Liên, tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý. [27]

Ở trường tiểu học, để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, trước hết, hiệu trưởng phân công người phụ trách (Phó hiệu trưởng (PHT)/ tổ trưởng chuyên môn hoặc GV cốt cán) việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo các nội dung: soạn giáo án; kỹ thuật lên lớp; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; sinh hoạt chuyên môn.

Hiệu trưởng cần xác định rõ thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (Học kì I, học kì II, trong hè…); xác định hình thức bồi dưỡng theo từng chuyên đề một cách hợp lí. Ví dụ : bồi dưỡng nội dung kĩ thuật lên lớp (Phương pháp dạy học, quản lí lớp…) thì nên tổ chức trong năm học và bằng hình thức hội giảng/ mở chuyên đề, có minh hoạ bằng tiết dạy thực tế; bồi dưỡng kiến thức tin học thì nên tổ chức lớp tập trung vào thứ bảy, chủ nhật…

Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải được hiệu trưởng xác định rõ để GV thực hiện (Do cơ quan quản lí giáo dục cấp trên tổ chức, do trường tổ chức, giáo viên tự bồi dưỡng).

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. [27]

Để kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học được thực hiện tốt, hiệu trưởng có thể xây dựng văn bản để chỉ đạo việc thực hiện (Đọc trước cuộc họp toàn thể GV, sau đó gửi cho tổ trưởng chuyên môn (TTCM) triển khai cụ thể đến tất cả giáo viên, niêm yết ở phòng giáo viên để đội ngũ thực hiện).

Hiệu trưởng cũng có thể chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng lời đề nghị trong cuộc họp toàn thể CB, GV, NV

(Định kì 1 lần/ tháng) và nội dung đó được ghi nhận qua sổ nghị quyết của nhà trường, hàng tháng có sơ kết việc thực hiện và tổng kết vào cuối kì, cuối năm học.

Ngoài ra, hiệu trưởng có thể chỉ đạo cấp dưới (PHT/ TTCM/ GV cốt cán) thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo các công việc: ra thông báo mở lớp bồi dưỡng, mời báo cáo viên; sắp xếp chương trình; soạn phiếu đánh giá; chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu, quản lí lớp.

1.4.4. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thi coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết, hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. [27]

Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học, hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

* Hiệu trưởng quy định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc bồi

dưỡng chuyên môn qua dự giờ, dự thao giảng của giáo viên(Sau khi được bồi

dưỡng chuyên môn, chất lượng dạy học có được nâng lên không, có đạt được mục tiêu bài dạy không…).

- Việc quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá là rất cần thiết. Hiệu quả của việc bồi dưỡng chuyên môn được thể hiện cụ thể qua chất lượng giờ dạy, GV sẽ đầu tư tốt hơn trong soạn giảng, từ việc lựa chọn cách thức tiến hành, phương pháp truyền đạt cho đến xử lí tình huống sư phạm cũng hết sức khéo léo, và quan trọng hơn cả vẫn là kết quả tiết dạy, học sinh đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ như mong muốn.

- Để làm tốt việc này, HT cần tập trung vào việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp, cách đánh giá hiệu quả tiết dạy sau giờ dạy trên cơ sở lý luận dạy học để GV tham khảo.

* Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

- Mỗi giáo viên luôn thực hiện hồ sơ cá nhân, ngoài các loại hồ sơ được quy định tại Điều lệ trường tiểu học, GV còn lập kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm cá nhân (Nếu có)…, trong các kế hoạch này, GV sẽ thể hiện nội dung kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của cá nhân.

- Khi xem xét hồ sơ dạy học (Chủ yếu là giáo án) và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên (Đồ dùng dạy học…), hiệu trưởng cần xét xem: GV có vận dụng những gì đã được bồi dưỡng vào trong soạn giảng không, chất lượng giáo án có được nâng lên không, sử dụng đồ dùng dạy học được cấp và tự làm có hiệu quả không...

- Hiệu trưởng cần có kế hoạch “Kiểm tra nội bộ” trường học cả năm học và hàng tháng, trong đó có kiểm tra thường xuyên và cả kiểm tra đột xuất, có kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề, qua đó sẽ nắm bắt được tình hình thực hiện bồi dưỡng chuyên môn của GV và hiệu quả của nó đem lại trong thực tế.

* Ngoài ra, hiệu trưởng có thể kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV bằng cách:

bằng văn bản việc thực hiện từng nội dung kế hoạch.

- Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo bằng văn bản (Kết quả xét duyệt hồ sơ GV hàng tháng theo quy định, kết quả dự giờ dạy của GV mà tổ trưởng đã dự…).

- Tham gia dự họp cùng tổ chuyên môn: tổ chuyên môn họp định kì 2 tuần/ lần, mỗi cán bộ quản lí tuy đầu năm học được xếp cố định vào một tổ, nhưng thực tế không nhất thiết phải sinh hoạt cố định ở tổ của mình mà phải luân chuyển để dự họp được ở nhiều tổ nhằm nắm bắt thông tin quản lí kịp thời, đồng thời có sự nhìn nhận sát hợp trong kiểm tra, đánh giá.

- Tham khảo kết quả thanh, kiểm tra của cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT): trong năm học, trường luôn được đón thanh tra, kiểm tra của quản lí cấp trên, có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất; thanh, kiểm tra cá nhân hay tập thể đều có nội dung dự giờ, xem hồ sơ GV.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)