Tình huống trở về

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 83 - 98)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3.4. Tình huống trở về

Dạng tình huống trở về khá phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết sau năm 1975, sau khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi. Cuộc sống yên vui ương hòa bình dễ làm cho người ta quên đi những năm tháng đấu tranh gian khổ, những hy sinh to lớn để làm nên thắng lợi của cách mạng. Trong những ngày đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Quang Sáng đã viết một số truyện ngắn gửi gắm những suy tư, những cảm xúc chân thành làm xúc động lòng người. Nhà văn đã tạo ra những tình huống cho nhân vật trở về với quê hương, làng xóm thân thuộc, gặp lại những người thân, bạn bè cũ, hoài niệm về một quá khứ đẹp đẽ đã qua với những kỷ niệm không thể nào quên. Nhà văn muốn chọn lăng kính hồi tưởng, hoài niệm để trở về với những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, với những người con Ưu tú đã hiến dâng cuộc đời

84

cho lý tưởng độc lập, tự do. Tình huống trở về luôn gắn với tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, rất đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau. Thời gian trôi qua, cuộc đời có nhiều đổi thay, nhưng con người trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng vẫn giữ được vẻ đẹp của tâm hồn, của tính cách. Thời gian và những biến động của cuộc đời chỉ làm cho vẻ đẹp ấy được khẳng định thêm.

Trong truyện ngắn Người con đi xa, sau ba mươi năm xa quê hương đi kháng chiến, đại tá Trần Tấn Đắc mới có dịp về thăm làng. Ông được người thân chào đón và bao bọc trong tình thương yêu. Cảnh vật và con người có nhiều thay đổi qua thời gian, những tình cảm của mọi người dành cho người con đi xa trở về vẫn đầy yêu thương, gắn bó. Bà con vui mừng đến thăm ông chật cả nhà: “Nhà anh, ngôi nhà nhỏ bên sông. Ghế không đủ, bà con ngồi lên giường, lên chõng, chõng, giường cũng không đủ chỗ. Bà con kéo nhau ra sân. Cái sân chưa kịp quét, cái sân râm mát dưới bóng cây xoài, con nít cứ ngồi bẹp dưới đất, người lổn thì ngồi chồm hổm. Bà con ngồi đầy cả sân, không thể đếm được bao nhiêu. Chắc có đến hơn một trăm cả lớn vừa nhỏ”. Câu chuyện về đại tá Đắc trong hiện tại và trong quá khứ trong hoài niệm cứ hòa quyện vào nhau tạo nên một không khí gần gũi, thân thương đối với ông. Nhân vật đã có những quan sát tinh tế đối với cảnh vật và con người. Đằng sau những quan sát ấy là tâm hồn thiết tha gắn bó đối với cảnh và người nơi quê hương yêu dấu. Hình ảnh ngôi trường cũ gắn bó với quãng đời thời thơ ấu của đại tá Đắc và sự lớn lên của ông trong tình yêu thương của mọi người, nó gắn bó với những người bạn học của ông cùng đi kháng chiến và đã hy sinh. Hình ảnh của dòng sông và ngôi trường gợi lại những kỷ niệm với người thân yêu. Đại tá Đắc về thăm lại trường cũ trong sự hân hoan chào đón và niềm tự hào của mọi người. Ông đã kể lại lịch sử vẻ vang của quê hương, nhắc nhở các em học sinh lòng yêu Tổ quốc, lòng biết ơn những người đã hy sinh vì độc lập, tự do. Ông không kể lại cuộc đời của mình đã trốn nhà đi bộ đội từ lúc mười lăm tuổi, đã trải qua ba mươi năm kháng chiến gian khổ. Ông kể lại câu chuyện ngày Nam Kỳ khởi nghĩa năm 40. Một đảng viên cộng sản vốn là một người thợ nhuộm trong một đêm đã căng lá cờ Tổ quốc ra giữa sông. Lá cờ đỏ sao vàng ấy đã soi sáng và thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân địa phương. Người đảng viên đó bị đày ra Côn Đảo suốt mười lăm năm. Ra tù, vì sức yếu, đồng chí ấy vẫn một lòng trung kiên, làm những công việc vừa với sức của mình. Đại tá Đắc nhấn mạnh công lao của người đảng viên ấy: “Chính đồng chí ấy là người đã dạy cho tôi làm cách mạng, chính nhờ những đồng chí như người thợ nhuộm ấy mà chúng ta mới có ngày hôm nay, ngày

85

nâng vòng hoa đẹp mà mọi người sắp tặng cho ông trao cho ông Chín trong tiếng nô nức reo hò của mọi người. Đại tá Đắc đã trở về với quê hương thân yêu, trở về với những kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Mặc dù xa quê hương đã lâu, nhưng ông gắn bó với quê hương xứ sở, với bà con làng xóm, với những con người rất đỗi bình dị mà anh hùng. Nhà văn đã nhắc nhở người đọc tình yêu nước yêu dân tộc bắt nguồn từ những hình ảnh bình dị như thế và với những gì gần gũi nhất với mỗi con người trong cuộc sống.

Trường hợp này tương tự với truyện ngắn Đồng chí già trở về . Tạo nên những tình huống trở về là một thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Quang Sáng. Hơn bốn mươi năm xa quê hương, sau ngày miền Nam giải phóng, ông Huỳnh mới trở về thăm quê hương. Ông trở về âm thầm, lặng lẽ, hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa. Mọi người hiểu ông đã dành cho ông sự yên tĩnh ban đầu, cảnh vật đối với ông thân thương và thiêng liêng quá! Ông xúc động đứng trước ngôi nhà cũ của gia đình mình: “ngôi nhà, nơi ông sinh ra và lớn lên! Ông đã đứng trước cái thềm nhà ấy rồi, mà sao như một giấc mơ. Hàng rào mồng tơi mà ông và lũ nhỏ ngày xưa bẻ trái làm mực không còn nữa. Cây vú sữa trước nhà bị đốn hay bị cháy dấu vết của một gốc cây cũng không nhìn thấy. Và cái mái tranh

xưa, nay là mái tôn trắng lạnh. Khác hết nhưng ông không nhầm. Ông dừng lại đúng chỗ, trước cửa nhà...”.

Một không khí đầy ắp kỷ niệm và rất đỗi thiêng liêng bao bọc lấy nhân vật. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng, cảm xúc của tác giả thật bình dị mà hết sức tinh tế. Tác giả đã có những trang viết đầy chất thơ miêu tả cảm xúc của nhân vật. Thế giới trong truyện yên tĩnh, êm đềm, thời gian đường như ngửng đọng lại. Nhà văn đã cho chúng ta thấy những tình cảm đôn hậu, thân thương của nhân vật đối với quê hương và gia đình. Ông nhớ lại những kỷ niệm với mẹ năm xưa. Hình ảnh của quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau. Bà con thân thuộc vui mừng khi ông trở về. Đứng bên bãi lau, nơi giặc hành quyết những chiến sĩ cộng sản Nam Kỳ năm bốn mươi, ông nghẹn ngào xúc động. Ông nhắc lại cho mọi người nhớ đến những ngày lịch sử oai hùng ấy: “Chính những đồng chí ấy đã gieo xuống đây mầm cách mạng của quê hương ta. Thưa các cụ, các cháu và các đồng chí, hơn bốn mươi năm, về lại đây, tôi có ý muốn xây lên đây

cho làng ta một cái đài liệt sĩ, để cho con cháu ta này sau ghi nhớ, để noi dấu của cha ông”. Trở về với những hồi ức, những kỷ niệm trước những chuyển biến của thời gian, của cuộc đời thường tạo thành kiểu tình huống chứa đầy tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, gây xúc động cho người đọc. Cốt truyện thường giản dị, không có nhiều cảnh, nhiều chi tiết. Một thế giới của hoài niệm đẹp đẽ hòa quyện với thế giới cuộc sống hiện tại. Tác giả hướng người đọc về một quá khứ đẹp đẽ, soi chiếu lại với cuộc sống hiện tại, mong muốn con người hôm nay

86

sống đẹp hơn. Tình huống trở về trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng không có sự tương phản giữa hiện tại và quá khứ, nhân vật trở về với những kỷ niệm đẹp của một thời đã qua, nhưng không có sự tiếc nuối, ân hận. Sự trở về với quá khứ để khẳng định lại truyền thống của quê hương, khẳng định lại những giá trị tốt đẹp của con người. Sự trở về không làm nhân vật xa lạ với gốc gác, cội nguồn của mình, mà trở nên gần gũi, thân thiết. Nhân vật băn khoăn cảm thấy mình phải làm một cái gì để xứng đáng với truyền thống của gia đình, của quê hương. Tình huống trở về thường gắn với những mong ước, nguyện vọng của nhân vật. Tình huống này còn gửi gắm những bài học về đạo lý giản dị mà sâu sắc của Nguyễn Quang Sáng.

Tình huống trong Sự tích một bài ca trở về với những ngày tháng chiến đấu gian khổ, với những người đồng chí đã hy sinh cao cả để bảo vệ đồng đội. Nhân vật không thể gặp lại những con người cao đẹp ấy, mà lặng lẽ hồi tưởng và xúc động với những kỷ niệm thân thương, da diết. Nhân vật kể lại kỷ niệm về một bài ca, ca ngợi tấm gương hy sinh của anh Nguyễn Văn Trung, thực ra đó là tên của anh. Người đã hy sinh mang tên của anh để cứu anh là anh Ba Dần, một cơ sở cách mạng. Anh đã nhận mình là Nguyễn Văn Trung tỉnh ủy viên, nhận lấy sự tra tấn dã man của kẻ thù, nhận lấy cái chết để bảo vệ người đồng chí, bảo vệ cách mạng. Cuộc đời của anh là một tấm gương cao đẹp về phẩm chất anh hùng. Cuộc đời cao đẹp của anh Ba Dần, những câu ca vọng cổ không thể nào diễn tả hết được : “Bài ca

vọng cổ của anh phải là một bài ca đẹp như thơ một bài thơ bi hùng”. Tình huống trở về trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã khơi dậy những hoài niệm của con người, hướng con người đến với những tình cảm cao thượng, bao dung nhưng cũng có phần xót xa, thương nhớ những người đã hy sinh.

Tạo tình huống cho truyện ngắn Về lại bức tranh xưa bắt đầu từ câu chuyện của những người bạn hồi tưởng lại những ngày kháng chiến gian khổ mà hào hùng. Cuộc sống bình yên trong hiện tại không làm cho các nhân vật quên đi những nỗi niềm xao xuyến về quá khứ. Những kỷ niệm ngày xưa không chỉ được nhắc tới trong câu chuyện, mà còn đi vào ý thức sáng tạo nghệ thuật của nhân vật. Nhân vật Mười Biện đã làm cho mọi người bất ngờ trước bức tranh của mình. Bức tranh cách đây 45 năm, Mười Biện vẽ bằng bút chì trên trang giấy học trò. Bức tranh xưa đã được Mười Biện vẽ lại thật hoành tráng: Bây giờ bức tranh được phóng to lên, được vẽ bằng sơn dầu. Mặt trăng mờ trong tranh là mặt trăng qua lớp sương rừng U Minh. Tôi bỗng bừng lên bao kỷ niệm, bao hình ảnh chiến trường xưa. Những người lính lưng đeo nóp, vai vác súng,

87

xuồng hành quân nối dài theo kênh rạch... Hình ảnh những người lính vượt đầm lầy với chân trần”. Các nhân vật được sống lại trong không khí của những ngày kháng chiến, sống trong tình yêu thương ấm áp của đồng chí, đồng đội. Họ trở về với những ngày lịch sử oanh liệt, với những giá trị tốt đẹp đã đi vào ý thức của con người. Trở về những năm tháng sống đẹp của tuổi trẻ là để tái tạo, hồi sinh mình lại một lần nữa. Trong những ngày hòa bình, nhiều người bận rộn với cuộc sống đời thường, chưa nhận thức được những giá trị tốt đẹp của đất nước, của dân tộc trong quá khứ. Các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thường tha thiết, mãnh liệt cảm hứng về những năm tháng lịch sử hào hùng đã qua. Các nhân vật của ông thường trở về tìm đến với vẻ đẹp của truyền thống, của lịch sử và con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Niềm tự hào chứa chan hòa trong những tình cảm chân thành, những kỷ niệm êm đềm hay dữ dội được diễn tả tinh tế đã tạo nên sức hấp dẫn của tình huống trở về trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

Tình huống trở về trong truyện ngắn Anh Đức có một hương vị man mác. Nó gợi lên những nỗi niềm, cảm xúc thuộc về quá khứ, đồng thời cũng hương đến tương lai, gợi những tha thiết sâu lắng ương lòng người đọc. Anh Đức đã tạo cho mình một bản sắc riêng qua một số truyện ngắn: Dòng sông trước mặt, Người khách đến thăm vườn nhà tôi, Tiếng dội từ rừng đước, Về

mảnh vườn xưa... Trong tình huống trở về trong truyện ngắn Anh Đức, tình cảm, cảm xúc của

nhân vật thường hướng về thiên nhiên tươi đẹp đặc trưng của miền đất Nam Bộ: bình minh trên ngôi nhà giữa vườn cây trái sum suê, mát mẻ, tiếng chim ríu rít trên cành lá; cánh rừng đước bạt ngàn, nơi đêm đêm có sóng biển vỗ về; những con kênh đỏ sẫm, màu mỡ chảy miết vào những rừng tràm xanh ngát; mùi hương miệt vườn ngây ngất, thỉnh thoảng lại dậy gió rì rào; dòng sông hiện ra sau vòm lá, êm ả trôi xuôi và lấp loáng ánh trăng.... Vẻ đẹp của quê hương miền Nam được thể hiện qua nét bút trìu mến với những khung cảnh thơ mộng. Thiên nhiên trong truyện ngắn Anh Đức đầy màu sắc và gợi cảm, thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với quê hương đất nước tươi đẹp. Điểm gặp gỡ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng và Anh Đức là khi tạo tình huống trở về, cả hai nhà văn đều miêu tả những tình cảm, cảm xúc của nhân vật đối với thiên nhiên, đối với miền quê rất đỗi thân thương và thi vị, lòng tự hào với truyền thống bất khuất của đất nước. Tình huống trở về trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đưa người đọc trở về với những hồi ức, những hoài niệm đẹp đẽ trong quá khứ, ít yếu tố bất ngờ, thì ở truyện ngắn Anh Đức lại thắm đượm chất trữ tình bay bổng, nhiều yếu tố bất ngờ. Nhân vật Tám Hân trong Về mảnh vườn xưa, sau vài năm giải

88

phóng, trở về quê hương trong nỗi xúc động nghẹn ngào. Ông hồi tưởng lại tình yêu trước đây mấy chục năm với Trâm, một cô gái xinh đẹp, hiền hậu. Những năm chống Mỹ, Trâm tham gia hoạt động cách mạng, bị bọn ác ổn giết hại, ném xác dưới hồ sen. Mấy chục năm tham gia kháng chiến, giờ đến tuổi sáu mươi lăm, ông Tám Hân vẫn sống độc thân. Nhưng thật bất ngờ khi ông được một ông lão dẫn đến gặp con gái của ông và Trâm, giờ đã có chồng con và đã có cháu nội, cháu ngoại. Ông không ngờ mình đã có một người con gái, nay lại có con rể, các cháu chắt. Hạnh phúc đến với ông thật lớn lao, tương lai tốt đẹp đang chờ đón ông. Ông đã trở về với mảnh vườn xưa, nơi mối tình đầu đơm hoa kết trái như một phép nhiệm màu.

Dạng tình huống trở về giàu khả năng khơi gợi những cảm xúc, những hoài niệm của con người. Thiên nhiên và các nhân vật hiện ra dưới cái nhìn trìu mến của người tái hiện. Nguyễn Quang Sáng và Anh Đức đã hóa thân vào các nhân vật, thể hiện những cảm xúc tinh tế của tâm hồn mình. Tình huống trở về trong truyện ngắn của hai nhà văn này để lại trong lòng người đọc dư vị tình yêu quê hương đất nước đằm thắm, bình dị mà sâu sắc.

Nguyễn Quang Sáng đã từng viết về cuộc sống bi thảm của người nông dân dưới ách áp bức của bọn địa chủ qua Con chim vàng, khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ: Chiếc lược ngà, Chị xã đội trưởng, Chị Nhung, Quán rượu người

câm..., đã từng trải qua những suy tư,trăn trở để đổi mới tưduy nghệ thuật. Việc tạo ra trong truyện ngắn những dạng tình huống khác nhau, Nguyễn Quang Sáng nhằm hướng tới việc phản ánh chân thực, phong phú về cuộc sống và con người. Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng đặc biệt có tài khi miêu tả nội tâm nhân vật, dựng nên những bức tranh hoành tráng về cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai của nhân dân ta. Khảo sát và rút ra một số tình huống nói trên, chúng tôi nhận thấy sự tìm tòi, phát hiện của Nguyễn Quang Sáng luôn diễn

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 83 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)