Tình huống kịch

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 56 - 66)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3.1Tình huống kịch

Đây là một dạng tình huống rất phổ biến trong các tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng. Các tác giả thường tạo ra trong truyện ngắn của mình những tình huống gay cấn mang những xung đột dữ dội giữa nhân vật này với nhân vật khác, xung đột trong nội tâm nhân vật. Cũng như một số tác giả cùng thời, Nguyễn Quang Sáng thường tạo ra trong tác phẩm của mình những xung đột mang tính thời đại giữa nông dân và địa chủ, giữa nhân dân anh hùng và kẻ thù hung bạo. Những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm nhân vật được chú ý miêu tả. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường có những tình huống bất ngờ, kết thúc truyện đột ngột. Vì thế, tác phẩm có dạng tình huống kịch của ông thường hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.

Truyện ngắn đầu tiên có dạng tình huống kịch của Nguyễn Quang Sáng là Con chim

vàng. Truyện viết về tình cảnh khốn khổ, bi đát của người nông dân bị bọn địa chủ áp bức,

bóc lột. Tác phẩm là câu chuyện đầy kịch tính. Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi liên tiếp những câu chuyện có tính chất xung đột, mâu thuẫn. Câu chuyện bắt đầu từ khi có con chim

cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son” ngày nào cũng đến đậu ở cây trứng cá trước sân, khiến cho thằng Quyên - con địa chủ - rất thích. Nó mơ ước bắt được con chim vàng. Nó bỏ ăn, bỏ chơi, đêm ngủ là mơ thấy con chim vàng, giật mình tỉnh dậy nó nhắc đến con chim vàng. Nó bảo mẹ nó bắt cho kỳ được. Đối với thằng Bào - đứa ở chăn trâu - thì rất ghét con chim vàng. Đêm ngủ, Bào trằn trọc tìm cách bắt con chim vàng cho con “bà chủ”. Bắt không được chim, Bào không được ăn cơm. Gặp Bào là thằng Quyên đòi con chim vàng, Bào phải chịu đòn để thế. Bào lo sợ, rình bắt con chim nhưng nó có cánh, nó bay đi mất. Để được ăn cơm, để khỏi bị đòn, Bào phải bắt được con chim. Bào làm những con trâu bằng đất sét rất đẹp cho thằng Quyên chơi, mong nó quên chuyện con chim vàng đi. Nào ngờ thằng Quyên khóc ré lên, đạp hỏng mấy con trâu đất, ném tới tấp vào mặt Bào, Bào phải im lặng chịu đựng. Tình huống càng trở nên căng thẳng khi mẹ thằng Quyên nghe con khóc, chạy tới

57

đánh chửi Bào thậm tệ: “Nhà tao không thiếu đất, mả thằng cha mày sụp lở kia, đem về mà đắp”. Bào rơi vào một tình thế khó khăn, phải tìm cách bắt được con chim vàng mới được yên thân. Bào trằn trọc không ngủ được, còn thằng Quyên thì ngủ say trên nệm, tĩnh dậy lại khóc đòi con chim vàng. Trong nội tâm Bào luôn lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ phải làm thế nào có được con chim vàng. Bào nghĩ ra kế sẽ làm ná cao su bắn con chim cho thằng Quyên. Mẹ thằng Quyên nghe được, chửi Bào: “Con tao chơi chim sống chớ giỗ cha mày đâu mà bắn chim cho chết”. Mụ ra lệnh; Mày bắn cho nó giật mình té chết giấc xuống”. Bào giận sôi lên, quên mình là đứa ở, cãi lại: Bà giỏi bà bắn đi”. Mụ lấy cây rượt theo đánh Bào. Quá căm tức, Bào phải phản kháng, chống trả. NhưngBào lại đối mặt với một thực tế phũ phàng: Bào và mẹ phải sống ra sao khi chưa trả được món nợ hai thúng thóc? Bào đang bước vào một mâu thuẫn xung đột mới. Bào xin thằng Quyên hai quả chuối để gài bẫy bắt chim thì nó không cho, mẹ nó cho là Bào lừa gạt để lấy chuối, vừa chửi vừa tìm cách đánh Bào: “Chuối tao cúng thổ thần, chuối tiền chuối

bạc, chuối gì chuối cho chim ăn. Mày trèo lên cây bắt sống nó cho tao”. Không còn cách nào khác, Bào phải quấn lá chuối đầy người, trèo sẵn lên cây từ sáng sớm để rình bắt sống con chim. Khi Bào bắt được con chim vàng thì Bào rơi xuống đất, máu chảy lênh láng. Bào chết, con chim vàng đầu bị vỡ nát. Mụ địa chủ không để ý đến Bào, mà tiếc cho con chim: “Trời! Con chim vàng của tôi chết rồi”. Xung đột kịch của Bào thuộc về hoàn cảnh, xung đột kịch của mụ địa chủ thuộc về tính cách. Qua xung đột và hành động đầy kịch tính, tính cách của hai nhân vật được thể hiện tập trung. Bào có tính cách hiền lành, chăm chỉ, nhẫn nhục. Mụ địa chủ có bản chất độc ác tàn nhẫn đến ghê người. Hai tính cách, hai hoàn cảnh đối lập nhau. Bào đã đấu tranh với sự nghiệt ngã của hoàn cảnh nhưng bị thất bại. Kết thúc tác phẩm để lại trong lòng người đọc sự thương xót cho thân phận những người nông dân nghèo bị áp bức, căm thù bọn địa chủ gian ác. Tình huống kịch góp phần thể hiện thành công chủ đề chống phong kiến của tác giả.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là đề tài chung cho nhiều tác phẩm văn xuôi. Dạng tình huống kịch rất phổ biến trong tác phẩm văn xuôi thời kỳ này. Chính vì thế, Hà Minh Đức đã khái quát về truyện ngắn miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Truyện ngắn lấy điểm để nói diện nên sự sống ở cái điểm ấy thường tập trung, đột xuất hơn. Chính ở khía cạnh này truyện ngắn có những điểm gần với kịch. Có thể nhận xét rằng nhiều truỵện ngắn cách mạng miền Nam giàu tính kịch. Cuộc chiến đấu dữ dội, quyết liệt nhất giữa lực lượng tiến bộ, cách mạng và kẻ thù độc ác tàn bạo đã chi phối đến từng hành động, tâm trạng của người dân cách

58

mạng miền Nam. Lòng yêu nước thiết tha, tinh thần căm thù giặc sâu sắc đã in rất sâu vào từng câu nói hồn nhiên của một em bé cũng như cử chỉ quen thuộc của một cụ già. Cái xung đột lớn lao của cuộc chiến đấu đã thâm nhập vào từng cảnh ngộ riêng tư tạo nên nhiều tình huống đột xuất, giàu tính kịch. Nhiều truyện ngắn đã bộc lộ rõ nét đặc điểm này. Tác giả đặt ta vào một tình thế căng thẳng, xung đột vươn lên cao điểm và cuộc đấu tranh diễn ra ở cái thế một mất một còn” [8;76]. Tình huống kịch rất nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng sáng tác trước năm 1975 “tác phẩm của anh là giàu kịch tính” [16]. Phùng Qúy Nhâm nhận định:Đặc biệt là cách tạo những tình huống bất ngờ mà hợp lý, là tính kịch trong truyện”

[42; 137].

Nguyễn Quang Sáng đã biểu dương, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên mặt trận vũ trang. Tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài này là truyện ngắn Quán rượu người câm.

Tình huống trong tác phẩm là hoàn cảnh đặc biệt của anh Ba Hoành, một chiến sĩ cách mạng kiên trung. Trong bốn năm trời anh phải giả câm, giả điếc để che mắt địch, âm thầm, lặng lẽ chuẩn bị cho ngày đồng khởi. Kịch tính căng thẳng trong truyện thể hiện qua nhiều cảnh dữ dội, dồn nén, hiện lên như những trường đoạn phim: xung đột giữa anh Ba Hoành, giữa cháu gái dũng cảm với tên phản bội, cái chết oanh liệt của cháu gái, cảm xúc của anh Ba Hoành khi cháu gái hy sinh, địch tra tấn anh Ba Hoành dã man, chúng dùng mọi thủ đoạn để theo dõi anh, sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân dưới sự khủng bố man rợ của kẻ thù, những giọt nước mắt lặng lẽ của anh trước cảnh nhân dân bị đau khổ, câu nói đầu tiên đầy ý nghĩa sau bốn năm im lặng.... Thông qua số phận của một cá nhân là anh Ba Hoành, nhà văn đã dựng nên một bức tranh bi tráng về cảnh sống ngột ngạt của nhân dân miền Nam thời kỳ đen tối đến những ngày đồng khởi khí thế ngất trời. Hai mảng hiện thực này có quan hệ nhân quả sâu sắc. Quân thù tàn bạo độc ác đã dồn nhân dân ta đến tình thế phải cầm vũ khí đứng lên để tự cứu mình. Kẻ thù khủng bố dã man nhưng sức quật khởi của nhân dân rất mãnh liệt phi thường. Câu nói của anh Ba Hoành sau bốn năm im lặng thật bất ngờ như những mệnh lệnh chiến đấu: “Bốn năm tôi không nói, không phải tôi câm. Mà tôi im lặng. Đã đến lúc chúng ta không im lặng được nữa. Đã đến lúc chúng ta phải...”. Điều này cho chúng ta thấy rõ: cuộc đấu tranh của nhân dân không dừng ở mức tự phát “tức nước vỡ bờ”. Nhân dân lao động miền Nam đã được tôi luyện trong kháng chiến, họ là những con người cách mạng. Nhân vật Ba Hoành có một vị trí đặc biệt trong truyện. Tình huống kịch căng thẳng làm nổi bật những phẩm chất đặc biệt của nhân vật: gan góc kỳ lạ, ý chí phi thường, tạo cho mình điều kiện bám sát quần chúng, thu thập thông tin, chuẩn bị chiến đấu ngay dưới mắt địch, lãnh

59

đạo thành công cuộc đồng khởi ỏ quê hương. Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành cũng có tình huống căng thẳng đến nghẹt thở: nhân dân làng Xô Man bị kẻ thù tàn sát, khủng bố hết sức dã man. Họ chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên theo hiệu lệnh đồng khởi của Đảng. Tình huống ấy làm sáng lên những phẩm chất tuyệt vời của nhân dân làng Xô Man, tiêu biểu là Tnú, cụ Mết, Mai, Đít. Họ có phẩm chất cao đẹp: tuyệt đối trung thành với cách mạng, tin tưởng sắt đá ở cán bộ Đảng, yêu quê hương, buôn làng tha thiết, đoàn kết nhất trí, dũng cảm tuyệt vời, không chịu khuất phục kẻ thù hung bạo. Truyện ngắn chứa nhiều kịch tính căng thẳng. Kẻ thù sát hại dã man những người đi tiếp tế cho cán bộ: treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan lấy tóc treo đầu súng, chúng tra tấn Mai và đứa trẻ mới sinh bằng gậy sắt đến chết để bắt được Tnú. Kẻ thù dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười ngón tay Tnú. Mười ngón tay anh bốc cháy như mười ngọn đuốc, nhưng không lay chuyển được ý chí kiên cường của anh. Dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, nhân dân làng Xô Man đã cầm vũ khí vùng dậy tiêu diệt một tiểu đội giặc, cứu được Tnú. Tác giả đã chứng minh chân lý qua lời của cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. Khi kẻ thù đã cầm vũ khí thì cách duy nhất để bảo vệ tình yêu và sự sống là chúng ta phải cầm vũ khí đứng lên. Tương tự, có thể kể tình huống đầy kịch tính trong truyện ngắn của Anh Đức: “Đặc biệt đối với trường hợp của Anh Đức thì nhiều truyện ngắn mang tính chất những vở kịch ngắn” [8;76]và: “Anh Đức luôn luôn chú ý khai thác xung đột của câu chuyện, dồn nhân vật vào cái thế đối lập của những tình huống quyết liệt để qua đấy miêu tả phẩm chất tốt đẹp của nhân vật tích cực và vạch mặt kẻ thù. Truyện của Anh Đức vừa có cái đột xuất và quyết liệt của những thế kịch vừa chứa chan phong vị trữ tình” [8;81]. Con chị Lộc là một câu chuyện đầy kịch tính. Là một người tù chính trị đang mang thai, chị Lộc luôn giữ gìn những bí mật của Đảng và đứa con: “Sau những lần bị tra tấn, chị thường soát lại coi mình có nói câu gì có hại cho đoàn thể không.

Rồi chị bình tĩnh để ý nghe coi cái thai có bị hề hấn gì không”. Chị bảo vệ bí mật của Đảng hơn cả bảo vệ đứa con. Nhà văn đã cho chúng ta thấy chị sắp trở thành người mẹ, nhưng trước hết chị là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, quyết chiến đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng. Tình huống trở nên căng thẳng khi chị Lộc chuyển dạ sinh con trong hầm tàu tối tăm. Tình cảm yêu thương đùm bọc của tập thể tù nhân được thể hiện sáng chói. Những người tù quát gọi lính, xung phong đỡ đẻ, đòi đi thêm nữa để đỡ đần việc vặt, hàm chứa tinh thần cảnh giác với tình huống xấu có thể xảy ra với mẹ con chị Lộc. Những người tù tự nguyện cởi áo mình làm nệm cho mẹ con sản phụ. Câu chuyện kết thúc thật bất ngờ căng thẳng, dữ dội khi

“bên ngoài hầm tầu có tiếng đấm đá huỳnh huỵch, tiếng giằng xé, la lối gầm ghè”. Thật bất ngờ khi cánh cửa mở sịch ra. Anh tù mang biển số 1212 bế đứa bé sơ sinh chui qua cửa, chạy bổ vào giữa

60

đám đông trong hầm tàu. Tên trung úy mà mấy tên lính lảo đảo rượt theo. Chúng định ném em bé xuống biển, nhưng đã bị những người tù chặn lại: “Cả hầm tàu gầm lên. Tức khắc tên trung úy và mấy tên lính bị lôi té sấp xuống”. Tình huống căng thẳng, bất ngờ làm nổi bật lên lòng căm phẫn sôi sục quân thù tàn bạo, tình đồng chí, lòng nhân ái cách mạng đã khiến những người tù có hành động phản kháng quyết liệt để bảo vệ đồng đội, bảo vệ cháu bé mới sinh.

Cùng với Quán rượu người câm, truyện ngắn Vợ chồng ông già Sa Thét viết ngay sau đó cũng đặt ra tình huống đầy kịch tính. Ông già Sa Thét người Khơ me có tinh thần yêu nước, có niềm tin tuyệt đối ở cách mạng, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cách mạng. Bình thường ông là người hiền lành, thương yêu vợ con, nhưng khi biết đứa con trai duy nhất đi lính cho giặc, ông giận dữ vô cùng. Người con trai của ông sau này hy sinh khi mở cánh cửa cho bộ đội tiến vào đồn. Yêu thương con, ông càng căm thù giặc hơn bao giờ hết. Kho lương thực của giặc để trong nhà vợ chồng ông. Dưới sân bọn lính ngụy đang nhảy múa với các cô gái trong trong tiếng trống skôkia phập phình. Tình huống thật bất ngờ khi ông bàn với vợ đốt cháy toàn bộ ngôi nhà của mình để thiêu hủy kho lương thực của giặc. Hành động diễn ra một cách bí mật, nhanh chóng, đột ngột. Hai vợ chồng ông già Sa Thét châm lửa đốt nhà rồi chạy vội ra sân, chỗ có tiếng trống. Ngọn lửa rừng rực bốc cao thiêu trụi căn nhà của ông làm bọn giặc không kịp trở tay. Vợ chồng ông già Sa Thét đã hy sinh tài sản quí giá nhất của vợ chồng ông là ngôi nhà. Vợ chồng ông đã đấu tranh với giặc bằng hai bàn tay không. Tác giả đã khắc họa lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của đồngbào miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Tình huống đặt ra trong truyện ngắn Ông Năm Hạng cũng đầy kịch tính. Ông Năm Hạng là một du kích già, gia đình ông là cơ sở cách mạng, nuôi giấu cán bộ. Vợ ông mất sớm, ông dành tất cả tình thương cho đứa con trai duy nhất. Con trai ông chỉ điểm cho giặc nên phải đền tội. Trước cái chết của con, ông đau đớn vô cùng, nhưng ông không hề biết con ông theo giặc. Ông cho rằng người ta giết con ông là vì thù riêng. Thực ra, người giết con ông là Trọng, một chiến sĩ cách mạng. Gặp Trọng, ông luôn kể về con, lòng đau đớn vô hạn. Lòng thương nhớ con luôn giằng xé trong tâm hồn ông. Trọng chưa nói lên sự thật cho ông hiểu, vì ông rất đau đớn, không thể chấp nhận sự thật phũ phàng là con ông làm tay sai cho giặc:

“Nó đi làm Việt gian à ? Thì để cha nó ! Cha nó sẽ xử nó !”. Ông quả quyết: “Dòng máu của bác không đẻ

ra thằng con như vậy”. Tên Lý - một tên Việt gian giả danh bộ đội - đã cho ông Năm Hạng biết người giết con ông, muốn mượn bàn tay ông phá hoại cách mạng. Qua câu chuyện của tên

61

Việt gian, ông đã phát hiện ra hắn làm tay sai cho giặc. Ông đau đớn nấc lên, rũ xuống. Tên Lý tưởng ông đau đớn trước cái chết của con. Trọng đã nhận ra tên chỉ điểm, báo cho du kích nằm phục quanh nhà ông Năm Hạng. Trọng cùng với đồng chí Đoàn đứng bên gốc xoài sát bên vách nhà, nghe được câu chuyện tên Lý kể cho ông Năm Hạng nghe. Lúc này

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 56 - 66)