Tình huống tự nhận thức

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 66 - 81)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3.2. Tình huống tự nhận thức

Dạng tình huống tự nhận thức xuất hiện trong các truyện ngắn viết sau chiến tranh của Nguyễn Quang Sáng. Sự ra đời của tình huống này gắn với những trăn trở của nhà văn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật, trong việc tìm tòi, phát hiện những hiện tượng mới nảy sinh trong cuộc sống của con người sau những năm chiến tranh. Trước đây, tình,huống như là một cái cớ để tác giả thực hiện những ý định sẵn có của mình. Do chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích nội tâm, những tình cảm sâu kín của nhân vật, nên tình huống chưa tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ đầy đủ những suy nghĩ, đánh giá về con người và cuộc sống xung quanh. Vì vậy hoạt động của nhân vật dường như ở trạng thái tĩnh. Những năm sau chiến

67

tranh, Nguyễn Quang Sáng say mê tìm tòi, khám phá những cái mới mà trong tác phẩm của ông trước đây chưa tìm thấy. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng những năm sau này thường hướng sự chú ý vào các vấn đề thế sự nhân sinh, sự trăn trở, tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của con người. Năng lực khái quát, phân tích của nhà văn được nâng cao khiến cho những nhận xét, đánh giá của ông mang tính triết lý. Nhà văn đã nhìn thấy những thay đổi trong đời sống và tâm lý của con người sau chiến tranh, thấy được những hiện tượng tiêu cực trong xã hội cần phải bị loại bỏ. Nhà văn biểu dương những giá trị tốt đẹp của con người, thiết tha hướng tới cái đẹp, cái thiện, lánh xa những cái xấu xa thấp hèn. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã làm xúc động người đọc bởi giá tri nhân văn sâu sắc, thấm thía.

Giai đoạn sau chiến tranh gắn liền với sự đổi mới của tư duy văn học, ngòi bút Nguyễn Quang Sáng có điều kiện thể hiện những thế mạnh của mình. Trước đây, khi viết về chiến tranh, ông đã khẳng định là một nhà văn tài năng. Tài năng ấy càng bộc lộ trong những tác phẩm viết sau năm 1975. Ông là một nhà văn có vốn sống phong phú, khả năng quan sát tinh tế, giọng văn dí dỏm, châm biếm nhẹ nhàng. Sau năm 1975, Nguyễn Quang Sáng dành nhiều trang viết khám phá về cuộc sống con người. Từ những trải nghiệm của bản thân và sự hiểu biết về cuộc đời, nhà văn muốn gửi gắm vào những tác phẩm những bài học đạo lý, lẽ sống ở đời, hướng con người đến một thái độ sống tốt đẹp.

Nhà văn đồng cảm với những số phận hẩm hiu, ngang trái. Tác phẩm Nguyễn Quang Sáng vì thế mang giá trị nhân bản sâu sắc. Những truyện ngắn có dạng tình huống tự nhận thức thể hiện sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng để ông trở thành một trong những tác giả được người đọc chú ý. Dạng tình huống tự nhận thức của cá nhân con người về bản thân và cuộc sống với cách nhìn khác trước.

Tình huống tự nhận thức có đặc điểm cơ bản là luôn gắn liền với khả năng tự ý thức của nhân vật. Ẩn đằng sau những tình cảm, quan niệm, khát vọng của nhân vật là tâm hồn của nhà văn. Ông đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, những tình thế đa dạng, đặc biệt hay bất ngờ để nhân vật phải tự nhận thức về bản thân, về con người và cuộc sống xung quanh. Tình huống trong truyện ngắn Dấu chân là những tâm tư, cảm xúc của một người mẹ trẻ được ghi trong trang nhật ký, thể hiện sự nhận thức sâu sắc của cô về lịch sử, về truyền thống bất khuất của dân tộc. Nhận thức của người phụ nữ hai mươi lăm tuổi này là nhận thức của thế hệ của thế hệ trẻ trưởng thành về tư tưởng, tình cảm sau ngày đất nước thống nhất. Người

68

mẹ tâm sự với con, cũng chính là giáo dục cho con truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc: “Mẹ hy vọng đến ngày khôn lớn, đoạn nhật ký mà mẹ thức để ghi lại trong đêm nay, nhắc lại câu hỏi ngây thơ vào cái tuổi lên ba của con, và câu chuyện sẽ cho con hiểu dễ dàng, và câu chuyện sẽ nhắc con nhớ, không được quên cuộc sống mà con đang được hưởng, ngôi trường con ngồi học, căn nhà con ở, cái ghế đá trong vườn hoa con ngồi, và từng tấc đường trên những bước con đi, đâu đâu, nơi nào cũng ẩn dấu xương máu

của cha ông. Con hãy nhớ!”. Nhà văn gửi đến người đọc hôm nay những lời giáo huấn chân

thành. Nhà văn có ý thức định hướng về lẽ sống, gợi lại truyền thống lịch sử hào hùng của thế hệ cha anh, nhắn nhủ thế hệ trẻ hôm nay hãy sống xứng đáng với truyền thống quý báu ấy.

Ở truyện ngắn Hạnh, Nguyễn Quang Sáng đặt tình huống cho tác phẩm là cuộc sống của gia đình một cô gái hai mươi tuổi tên là Hạnh: gia đình nghèo, mười ba đứa con nheo nhóc, đứa nhỏ nhất mới bốn tháng tuổi. Trước ngày giải phóng, cha của Hạnh phải chạy hon đa ôm, mẹ làm nghề bói bài. Sau giải phóng, cuộc sống của gia đình cô lại thêm bấp bênh vì hon đa ôm ế khách, nghề bói bài phải dẹp bỏ. Người cậu của Hạnh ra đi kháng chiến từ ba mươi năm qua, nay được sum họp với người thân. Người cậu khuyên gia đình Hạnh nên đi kinh tế mới để bảo đảm tương lai cho con cháu sau này. Nhận thức của người cậu được giác ngộ lý tưởng của Đảng rất rõ ràng, đúng đắn: “Đi kinh tế mới không chỉ là cái việc đi bới lấy cái ăn. Cái ý nghĩa sâu xa của nó là đi làm cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Làm cách mạng thì có gian khổ, có hy sinh. Nhưng gia đình con thì hy sinh cái gì ? Đến nơi gia đình sẽ được cấp đất, cấp gạo. Gia đình con mất

cái gì, con nói thử cho cậu nghe xem !”. Hạnh đã có những lúc giao động, buồn nhớ Sài Gòn. Gia đình cô đã trải qua những ngày tháng vất vả ở khu kinh tế mới. Những thay đổi của cuộc sống nơi đây: nhà được sửa lại, giếng đã đầy nước trong, một đàn gà chen nhau, mùa lúa chín đầu tiên vàng rực sân nhà, Hạnh đã trở thành cô giáo dạy đêm... Tất cả đã đem lại niềm vui cho Hạnh và gia đình, nhận thức của cô cũng thay đổi. Cái xóm kinh tế mới trở nên gần gũi, thương mến đối với cô: “Ngày mới đến đây, chỉ là một cánh rừng hoang vắng. Thế mà bây giờ, nhà san sát hai bên đường. Nhà mái lá, sân nhà sạch sẽ, những luống rau tươi xanh, những giàn bầu trái toòng teng trông mát mắt. Đất khi có con người, đất trở thành nỗi nhớ thương, quyến luyến. Đi theo con đường qua xóm,

Hạnh thấy vui, thấy ấm”. Chính môi trường cuộc sống ở vùng kinh tế mới, sự quan tâm của

Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của nhâu dân đã làm thay đổi cuộc đời của gia đình Hạnh và nhận thức của cô đã chuyển biến. Quá trình chuyển biến trong nhận thức của nhân vật đã được tác giả miêu tả và phân tích khá tinh tế.

69

Những lời nhận xét, giáo huấn trong Đạo Tưởng cógiá trị sâu sắc cho con người trong mọi thời đại. Nhà văn trở lại những năm tháng trong quá khứ, khi đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Ở một miền quê Nam Bộ, ông Đạo Tưởng đã lãnh đạo mấy trăm tín đồ cầm giáo gươm đánh Pháp. Họ đã bị thất bại nặng nề. Cái chết của ông Đạo Tưởng khiến cho nhiều người khâm phục, thương xót. Một ông lão nêu ra nguyên nhân thất bại của ông Đạo Tưởng: “Ông Đạo muốn làm vua nước Nam, nhưng ông không biết nước Nam mình từ đâu đến đâu. Nước Nam có bao nhiêu sông lớn, bao nhiêu núi cao, ông cũng không rành. Ông tưởng đánh được đồn Tân Châu thì

cả quân Pháp đầu hàng. Ông tội thay”. Tác giả gửi đến người đọc bài học về nhân sinh thế sự sâu sắc: con người có mối quan hệ hữu cơ với xã hội, với cộng đồng. Nếu tách khỏi cộng đồng, không tập hợp được quần chúng đông đảo, không có tri thức về chính trị, văn hóa thì việc nổi dậy chống quân xâm lược tất yếu sẽ thất bại. Bài học này không chỉ có giá trị khi đất nước bị ngoại xâm mà còn có giá trị trong hòa bình xây dựng đất nước.

Tình huống trong truyện Con mèo của Foujita là cả thế giới nháo nhào săn tìm tranh của danh họa người Nhật, đặc biệt là tranh vẽ mèo. Tác giả để cho nhân vật Nam nêu lên những nhận thức của mình về cái đẹp trong nghệ thuật. Những bức tranh vẽ con mèo của Foujita được người xem đón nhận nồng nhiệt. Nam hiểu vì sao tranh của Foujita được nhiều người yêu thích: “Có lẽ hồn nghệ sĩ của ông có sức làm mờ, làm mất đi cái xấu, các ác của mèo và ông chỉ thấy cái đẹp và nâng cao cái đẹp ấy và đó chính là tâm hồn của ông. Tâm hồn của người nghệ sĩ là tâm hồn của dân tộc.

Tâm hồn của Foujita là tâm hồn của phương Đông trong ngòi bút tài hoa của ông”. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải hướng tới cái đẹp, cái thiện, xa lánh cái xấu, cái ác, phải thể hiện được tâm hồn của dân tộc. Đây là một quan niệm về cái đẹp không chỉ trong hội họa nói riêng mà còn trong văn học nghệ thuật nói chung. Cái đẹp, cái thiện có sức cảm hóa kỳ diệu đối với con người. Tài năng tuyệt diệu và tâm hồn cao cả của người nghệ sĩ có sức mạnh lôi cuốn, hấp dẫn lớn lao.

Nhà văn đặc biệt thương cảm với những người phụ nữ có số phận bất hạnh, ngang trái tỏ thái độ cảm thông bênh vực, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong họ. Mỗi truyện đều chứa đựng một bài học đạo lý, định hướng thái độ sống cho con người. Đọc Bàn

thờ tổ của một cô đào, người đọc cảm thông với số phận chìm nổi của cô đào Thanh Sa tài sắc

vẹn toàn, hiểu được nhà văn nhắc nhở đến người đọc một bài học về lẽ sống: “Chúng ta dù lớn, dù nhỏ, những ai là người đang có sự nghiệp nhất định, chắc rằng trong mỗi chúng ta, đều có một người nào đó đã “hạ cánh cho ta bay lên” - người ấy, ta cố thể không gọi là ông tổ, cũng không thờ, nhưng đó là những con

70

người không thể quên”. Trong Người đàn bà đức hạnh, nhà văn thể hiện một thái độ sống vị tha, thấu hiểu, chia sẻ những nỗi niềm đau xót của người phụ nữ: “Không phải vậy đâu Năm Thanh.

Đừng nghĩ bậy. Em đã cứu một người điên, em là người đàn bà đức hạnh”. Hành động của Năm Thanh là hy sinh vì người khác, chứ không phải là hành động tội lỗi. Đọc truyện ngắn Cô gái thích soi

gương, tác giả cho chúng ta thấy những năm tháng sống khổ đau của Đa Ni cũng là những

năm tháng đau thương của nhân dân Cam pu chia dưới bóng đen của chế độ diệt chủng. Đất nước của Đa Ni được giải phóng, nhận thức của cô cũng thay đổi. Cô ý thức được tội ác của bọn PônPốt - Iêng Xary và bọn bành trướng Bắc Kinh gây ra cho dân tộc mình, cô sẽ tố cáo tội ác của chúng với Quốc tế. Đa Ni có quan niệm mới về tình yêu “khi đã hiểu thế nào là người

cộng sản chân chính thì phải sống như thế nào, với ai, phải không anh?”. Cô đã được giải phóng cả về tư tưởng, nhận thức. Từ một cô gái luôn lo sợ, cô đã trở nên vui tươi, có niềm tin ở tương lai.

Trong truyện ngắn Tím bằng lăng là sự nhận thức của một Kim Thanh - một người phụ nữ có người yêu hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Cô đã có chồng con, nhưng những kỷ niệm đẹp đẽ của tình yêu ương quá khứ vẫn mãi khắc ghi trong tâm hồn cô. Cô nâng niu gìn giữ những kỷ vật của tình yêu. Thật xúc động khi Kim Thanh đến thăm mộ người yêu, đọc những bức thư của anh gửi cho cô. Kim Thanh muốn gửi đến người yêu những lởi âu yếm mặn mà. Cô tâm sự: “Đọc xong, em muốn đốt để gửi đến anh tấm lòng của em đến với anh, nhưng em lại nghĩ, nếu mình đốt đi, anh có thể hiểu là mình xóa. Bây giờ hai người hai nơi, nếu hiểu lầm

thì không thể nào giải tỏa được, phải không anh?”. Những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trong chiến tranh mang vẻ đẹp của lòng yêu quê hương, đất nước, cần cù lao động, tâm hồn trong sáng, giàu nghị lực, mạnh mẽ trong ứng xử. ở những truyện ngắn viết sau chiến tranh, tác giả phát hiện ở người phụ nữ vẻ đẹp tâm hồn mang tính cách riêng biệt rất Á Đông. Đó là tình yêu đằm thắm, lòng thủy chung, đức hy sinh tận tụy, tính cách kín đáo, dịu dàng, đời sống nội tâm sâu sắc, nhận thức được lẽ sống cao quý.

Cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại đã giành thắng lợi, cuộc sống yên bình trở lại với nhân dân. Là một nhà văn đầy tài năng, Nguyễn Quang Sáng rất nhạy cảm với những biến đổi trong xã hội và cuộc sống con người. Trong những năm chiến tranh, lý tưởng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc được đề cao. Những ngày đất nước hòa bình, có hiện tượng một số người mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất, chuộng hư danh, địa vị, coi trọng đồng tiền, xu nịnh, giả dối... làm xói mòn nhân cách. Những người có lương tâm, có đạo đức cảm thấy lo lắng, đau xót, bất bình trước những hiện tượng tiêu cực ấy.

71

Nguyễn Quang Sáng đã viết một loạt truyện ngắn phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đáng lên án nhất là lối sống giả dối, ích kỷ của người lớn khiến trẻ em phải gánh chịu hậu quả. Các truyện ngắn Nhi đồng cụ, Thua trận, Đứa bé bị đi xa thuộc dạng này.

Từ tình huống gian lận trong thi đấu khiến bọn trẻ hàng xóm đòi tuột quần thằng Kỳ để "khám", nhà văn lên án thói giả dối, gian lận trong thể thao, chạy theo hư danh. Để đạt thành tích trong thể thao, một số người lớn đã đổi họ tên, khai bớt tuổi của các em thiếu niên, dạy cho các em nói dối. Thành tích đạt được, các em phải đổi bằng sự chế giễu, khinh bỉ, xúc phạm của những người xung quanh. Thằng Kỳ thắng trận bóng bàn với đối thủ nhỏ hơn nó bốn tuổi, nhưng trừ người huấn luyện viên, không ai vỗ tay khen ngợi nó cả. Nó bị chế giễu là “nhi đồng cụ”, bị xúc phạm đến bản thân. Nó thấy hổ thẹn và nhục nhã ê chề. Người cha nhận thức được con mình bị xúc phạm, bị chê cười là do phải trả giá cho lối sống giả dối: “Nhân cái chuyện của thằng nhỏ, ông ngẫm, với tuổi đời của ông, ông đã nghiệm thấy, những kẻ sống giả trước sau gì cũng phải trả giá. Thằng con của ông, nó ăn gian tuổi để giành chức vô địch, nó đã trả giá

rồi”. Ông kiên quyết bắt con trả lại chiếc huy chương vàng cho Sở.

Đặt thằng Tuấn trong tình thế buộc phải thắng trong một cuộc thi đấu bóng bàn, truyện

Thua trận cho chúng ta thấy trẻ em phải chịu áp lực tinh thần từ phía người lớn. Do sự tính

toán của cha mẹ, các em luôn phải sống trong căng thẳng, lo âu, mất đi nét hồn nhiên của tuổi thơ. Tài năng các em bị người lớn lợi dụng để mưu cầu danh lợi. cổ động viên của Tuấn cay cú khi bị Sơn dẫn điểm trước và vui cười hả hê khi Tuấn thắng Sơn ở cuối trận đấu. Hành động này cần lên án. Sơn đã nhận thức được tại sao Tuấn nhất định phải thắng mình:

“gia đình Tuấn có giấy bảo lãnh, chỉ chở ngày xuất ngoại. Ba má Tuấn tính toán, sang Mỹ, Tuấn phải có một chỗ đứng nào đó trong xã hội Mỹ. Bàn đi, tính lại, ba Tuấn biết, ở Mỹ, về thể thao có hai môn kém nhất: một là

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)