Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 53 - 56)

6. Kết cấu của luận văn:

2.2. Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Trong quá trình phản ánh hiện thực đời sống, Nguyễn Quang Sáng luôn cố gắng tìm tòi để tạo nên nhiều tình huống truyện khác nhau, làm cho truyện ngắn của ông mang vẻ đặc sắc riêng. Nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu đánh giá cao nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “Truyện của anh ít sự việc, cũng không nhiều nhân vật, nhưng quả là lắm tình huống, có khi tình huống khá gay cấn. Nhân vật hành động trong tình huống đó và do vậy, truyện ngắn của anh thường được coi là có kịch tính nhiều” [23;93]. Tác giả văn học Việt Nam (tập II) nhận định;

“Nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường được biểu hiện ở việc sử dụng những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên và hợp lý”.

Thời kỳ trước năm 1975, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng ít có những tình huống đặc biệt. Với mục đích đề cao lòng yêu nước, trung thành với cách mạng, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, gắn bó máu thịt với quê hương của nhân dân ta, nhà văn thường đặt các nhân vật của mình trong các tình huống xung đột căng thẳng, giữa cái riêng và cái chung, giữa sự sống và cái chết, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Cuối cùng cái đẹp, cái thiện, phẩm chất anh hùng trong mỗi con người bao giờ cũng nổi bật, chiến thắng. Những tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường có tính khách quan, bất ngờ, nhiều khi gay cấn, căng thẳng đầy kịch tính. Điều này thể hiện sự thống nhất trong mục đích chung của tác

54

giả là nói cho được những điều lớn lao kỳ diệu của cuộc sống. Tình huống trong truyện

Quán rượu người câm là một ví dụ. Anh Ba Hoành - một người đảng viên kiên trung - bị địch

bắt năm 1956, tra tấn dã man đến hóa câm. Anh về nhà mở một quán rượu. Ở quán rượu “người câm” nghe được đủ thứ chuyện về tội các của kẻ thù, lòng căm thù quật khởi của nhân dân. Cho đến ngày đồng khởi, nhân dân chờ đợi người lãnh đạo xuất hiện. Phút chờ đợi thật nghiêm trang. Nhưng không ngờ người đó là anh Ba Hoành: “Bốn năm rồi, tôi không nói không phải tôi câm, mà tôi im lặng. Đã đến lúc chúng ta không im lặng được nữa!”. Tiếng nói của anh cất lên vào đúng ngày đồng khởi cùng với tiếng hò reo, tiếng súng nổ vang trời của nhân dân đứng lên phá thế kìm kẹp của kẻ thù. Thêm vào đó là chi tiết một cô bé mười sáu tuổi, trước mặt một tên phản bội năn nỉ xin em đầu thú bỗng hất tóc ra sau vai và nói: “Chú Hai! Chứ sợ chết hả! Chú hãy bình tĩnh nhìn tôi đây này”, rồi em “thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cằm mình". Một tình huống bất ngờ làm người đọc nín thở vì căng thẳng hồi hộp. Tình huống đắt giá này đã bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nhân vật. Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, dám hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Tình huống truyện kiểu này rất phổ biến trong văn xuôi chống Mỹ, ở tác phẩm của Anh Đức, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi... Bởi vì: “Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường ở vào tình huống không thể không trở thành anh hùng. Đồng thời, mỗi con người một cách tự nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và

có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, khi có thời gian và điều kiện để suy ngẫm kỹ lưỡng về vấn đề đối tượng và mục đích của văn học, sáng tác của Nguyễn Quang Sáng mới dần dần chuyển sang một thời kỳ đầy băn khoăn, trăn trở để được đi sâu vào khám phá những vấn đề của cuộc sống đời thường. Nhà văn hóa thân vào một nhân vật trong truyện, nhận thức về thế giới xung quanh, phát hiện ra những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, nêu những nhận xét khái quát, những bài học có tính triết lý sâu sắc. Phùng Quý Nhâm nhận xét về một số truyện ngắn trong tập n thờ tổ của một cô đào (xuất bản năm 1985): “Đọc một số truyện như Bàn thờ tổ của một cô đào, Đứa bé bị đi xa, Cô gái thích soi gương, Dấu chân... ta nhận ra tiếng nói đồng cảm, tiếng nói nhân bản của con người. Cái dư vị, cái thấm thía của mỗi truyện là bài học đạo lý, lẽ sống ở đời. Chất ngẫm suy, nhắn gửi lẽ sống ở một số truyện về sau càng gia tăng. Dù viết câu chuyện đã qua hay đồng thời nhà văn muốn nhắn gởi nỗi niềm, bài học đạo lý, từ đó định hướng thái độ

55

Sa, song điều chủ yếu và thấm hiểu cái điều: “dù lớn, dù nhỏ, những ai là người đang có mỗi sự nghiệp nhất định, chắc rằng trong mỗi chúng ta đều có một người nào đó hạ xuống cho ta bay lên. Người đó không gọi là ông tổ, cũng không thờ, nhưng đó là những con người không thể quên”.

Tình huống là một yếu tố quan trọng trong các tác phẩm văn xuôi. Tình huống cụ thể giúp cho nhà văn hình thành nội dung những sự việc, biến cố, những mâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm. Trong các truyện ngắn, tác giả tạo ra tình huống để triển khai cốt truyện để các nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Ở các truyện ngắn thông thường, tác giả tạo nên tình huống bằng một sự kiện gây tác động mạnh mẽ đến nhân vật.

Chúng tôi quan niệm việc phân chia ra các dạng tình huống khác nhau chỉ là một việc làm tương đối. Hoạt động sáng tác của nhà văn là một hoạt động sáng tạo, quá trình cảm thụ tác phẩm văn học của người đọc cũng là một quá trình sáng tạo. Những hoạt động sáng tạo của nhà văn nhằm đem đến cho người đọc những nhận thức mới về cuộc sống xung quanh, những tư tưởng, tình cảm mới được bồi đắp. Hơn nữa quan niệm “văn dĩ tải đạo” đã có từ xưa, danh hiệu “nhà văn - chiến sĩ” đã rất quen thuộc với các nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám, trong đó có Nguyễn Quang Sáng. Việc phân chia các dạng tình huống khác nhau chủ yếu vẫn là tiếp tục những thao tác cần thiết để tìm hiểu các “phương diện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn” (Từ điển thuật ngữ văn học) trong việc tìm tòi, phản ánh hiện thực đời sống. Mỗi nhà văn đều có một sở trường riêng, một miền đất sáng tác riêng thể hiện cảm xúc riêng của mình. Trước đây tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về đề tài chiến tranh, viết về người cán bộ cách mạng như: Chiếc

lược ngà, Quán rượu người câm, viết về anh du kích như Một chuyện vui, viết về người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ: Chị xã đội trưởng, Bông cẩm thạch, Người đàn bà Tháp Mười, Chị

Nhung hoặc viết về chiến tranh sau chiến tranh như: Dấu chân, Người bạn lính, Nhớ anh trên bước đường về, Sự tích một bài ca.... Sau này, Nguyễn Quang Sáng có những tìm tòi, sáng tạo mới trong thể loại truyện ngắn. Nguyễn Quang Sáng vẫn viết về đề tài chiến tranh nhưng ông cũng rất nhạy cảm với cuộc sống đời thường sau chiến tranh, kể cả những đề tài nhỏ ông cũng thể hiện rất sâu sắc những suy ngẫm triết lý, những chiêm nghiệm về lẽ sống, về cách ứng xử của con người. Những truyện ngắn như: Tôi thích làm vua, Con khướu sổ lồng, Thế võ, Niềm

56

Việc khảo sát những truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng để tìm ra các dạng tình huống phổ biến, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu sự phong phú, độc đáo trong tác phẩm của ông, nhằm khám phá, tiếp cận hiện thực đời sống con người.

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)