Vai trò của tình huống trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 51 - 53)

6. Kết cấu của luận văn:

2.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn

Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của một nhà văn, việc tìm hiểu các tình huống trong tác phẩm của nhà văn đó là rất quan trọng và cần thiết. Vai trò của tình huống đã được các nhà nghiên cứu, các nhà văn quan tâm đánh giá cao. Phùng Quý Nhâm đánh giá vai trò của tình huống: “Khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu đó là tình huống: tình huống của câu chuyện và tình huống của nhân vật. Nhờ biết đặt câu chuyện và nhân vật vào những tình huống tiêu biểu “những tình huống đặc biệt” ( chữ dùng của X.L.Rubinslein), “những tình huống nhiều màu vẻ”. (Hégel) mà sự tinh cô về tư tưởng - nghệ thuật của truyện ngắn thể hiện rõ hơn các thể trong loại tự sự. Ở truyện ngắn tình huống thường gắn liền với biến cố của sự kiện, biến cố của hành động, nhân vật”[42;55]. Nguyễn Kiên tâm đắc:Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được các tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu cửa tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên, truyện ngắn sẽ bị phá vỡ” [24;40]. Nguyễn Thành Long cho rằng: “Truyện ngắn có cái này quan trọng: đó là cái mà trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.. Người ta gọi và bây giờ văn học các nước đều gọi là mô - măng (moment), dịch nguyên văn sang tiếng ta là chốc lát ...Truyện ngắn không phải là truỵện dài tóm lại, ta còn chưa tìm được cái mô - măng ấy thì còn chưa viết được truyện ngắn.... Nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ của mình, sự lịch lãm của mình, vốn sống của mình, tự mình tạo ra những mô - mãng, trong mỗi mô - măng đó cho châu tuần lại những con người vốn cách xa nhau, cho họ tham gia vào chủ đề anh hằng suy nghĩ từ sự tham

gia đó vào những quan hệ giữa họ với nhau, sẽ nảy sinh ra tính cách của họ. Đây là cách “đặt con người vào

tình huống” [24;44]. Trong bài Trường hợp viết Lặng lẽ Sa Pa, ông cho biết; “Trong tất cả những trường hợp tôi nghe thấy ghi nhận ở Sa Pa, và về Tỵ, phải chọn lấy một mô - măng, nghĩa là một chốc lát, trong đó sự việc, động tác xảy ra dồn dập nhất, giàu có ý nghĩa nhất. Tất nhiên, trong các mô - măng đó, Tỵ không một mình, vì nếu tả Tỵ một mình, một chiều không có mâu thuẫn, không có đối địch, không có gút thắt, anh ta lại trở

lại chỉ là bức chân dung. Cái mô - măng được mặc nhiên chỉ định cho tôi ít phải lựa chọn nhiều, là cái khoảnh khắc Tỵ xuống núi dừng xe ô tô lại để gặp người đó, nhưng cụ thể gặp ai?” [24;51]. Đang ngồi viết bản thảo, nhà văn thấy cô cháu gái của mình tay cầm thước đo tỉ mỉ khoảng cách từ Hà Nội lên huyện miền núi trung du nào đó - nơi cô được phân bố dạy học - trên bản đồ. Thế là ông đã tìm được người Tỵ cần gặp bằng cách gán ghép cô cháu gái mình với anh kỹ sư Tỵ trên

52

chuyến xe bị chặn đó. Nguyễn Minh Châu, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng cũng có những ý kiến sâu sắc và xác đáng về vấn đề tình huống: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa. Tình thế truyện không cần những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cổ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái.... Những tình thế con người ta phải trải qua trong cuộc đời lắm khi chỉ mới nghe thuật lại thôi, đã thấy được cái tâm trạng, cái bi, cái hài. Đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến, tượng trưng” [35;233 - 234; 236]. “Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay của cổ kim mà chúng ta có dịp được đọc cũng như đã bộc lộ ra một điều chung này: hình như đó là những người cầm bút có cái biệt tài cố thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thường) nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn nấu sâu kín nhất, thậm chí khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [35; 227].

Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về vấn đề truyện ngắn đã đặc biết chú ý đến vấn đề tình huống: “Hẳn vẫn phải có một cái gì là chung của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn dẫu sao cũng phải... ngắn, do đó “thủ thuật” chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên “cơ thể” cuộc đời, có những “huyệt” điểm nào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy... Trong nghệ thuật tạo tình huống ở truyện ngắn, cũng nhiều khi nhà văn dùng thủ thuật “đánh lừa” cái tình huống quyết định lại nằm lửng lơ đâu đó ở chỗ có vẻ như chẳng đáng chú ý gì cà trong truyện. Nó giấu mình trong chuyện thường của đời thường, nhưng chính nó sẽ gây nên chuyện”, có khi sẽ là chuyện tày đình”.

Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế (thuật ngữ Situation) các nhà văn Việt Nam quen gọi là tình thế hơn tình huống. Vậy mối quan hệ giữa mô - măng và tình thế (tình huống) là như thế nào? Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã lý giải “Mô - măng

(moment) là gì? Nghĩa thứ nhất của nó trong các thứ tiếng châu Âu là một khoảnh khắc nào đó, một thời điểm nào đó... Nhưng mô - măng còn có một nghĩa nữa: một khía cạnh nào đó, một phương diện nào đó của hiện

53

những trường hợp, mà nhà văn Nguyễn Kiên hay nói, bao gồm cả những tình thế hành động, tình thế tâm lý, lẫn tình thế tương phản, mà anh đã nêu lên qua ba ví dụ: Anh Keng, Buổi tối trong gia đình và những đứa con... về cơ bản, mỗi truyện ngắn chỉ nên có một mô - măng. Mô - măng đó có thể là một cảnh huống, một sự kiện, một tâm trạng mà cũng có thể là một đời người (một đời người được thâu tóm trong một nét nào đó” [35;379 – 380 và 381].

Như vậy, mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật:

1/ Gắn kết các nhân vật (vốn xa lạ) cùng tham gia vào một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó.

2/ Thể hiện chủ đề tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm. 3/ Bộc lộ quan hệ tính cách và số phận của nhân vật.

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)