Kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.4. Kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình

“Đây là kiểu người tường thuật đồng thời là tác giả phát biểu trực tiếp quan điểm tư tưởng, thái độ nghệ

thuật của mình về sáng tác văn học, thường là chính tác phẩm mà người đọc đang đọc” [17; 194].

Đây là kiểu tường thuật mà dấu ấn chủ quan của người tường thuật - nhà văn, in đậm trên các trang viết tạo thành một loại truyện riêng, và hình tượng người tường thuật hầu như hòa làm một với tác giả. Ở kiểu tường thuật này, tác giả luôn tìm cách bộc lộ quan điểm của mình về vai trò và đặc điểm của nghề viết văn. Thông qua đó, người đọc hiểu rõ những suy tư, trăn trở của người cầm bút thông qua những tuyên ngôn về nghệ thuật.

Xét 38 truyện ngắn được viết theo phương thức tường thuật chủ quan hóa thì kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình chiếm số lượng rất ít ỏi: 1/38 truyện. Điều này chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng tuy là một nhà văn nổi tiếng nhưng lại rất ít khi đề cập đến nghề nghiệp của mình.

Ở kiểu tường thuật này chỉ có truyện Bài học tuổi thơ. Câu chuyện thật ngắn gọn, câu chuyện của đứa con trai kể về một em học sinh - là bạn học cùng lớp - sau giờ kiểm tra tập làm văn đã nộp giấy trắng và bị cô giáo cho điểm không. Đề bài yêu cầu tả về người cha, nhưng em không có cha (cha em đã hy sinh khi em chưa chào đời). Qua câu chuyện, tác giả đặt ra vấn đề lòng trung thực của người cầm bút, em học trò kia đã trung thực, dũng cảm nhận lấy điểm thấp chứ không muốn dối trá khi tả cha của người khác làm cho người đọc nhức nhối, xót xa. Chiến tranh đã làm cho bao đứa trẻ mồ côi ngay từ thuở chưa lọt lòng và mãi mãi sẽ không bao giờ hình dung được cha mình là người như thế nào để tả lại! Câu chuyện về em học sinh bị điểm không môn văn nọ là bài học cho những người làm nghề cầm bút và cho tất cả chúng ta bài học về sự trung thực.

Ở truyện ngắn này, toàn bộ câu chuyện về Bài học tuổi thơ đượckể lại qua lời kể, nhận xét của nhân vật đứa con. Chen vào giữa câu chuyện về đứa bạn là lời kể của tác giả bằng lời nói gián tiếp hai giọng về kỷ niệm một lần làm văn bị nửa điểm, sau đó là quan điểm của nhà văn về lương tâm, nghề nghiệp của người cầm bút:

“Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

50

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết”.

Ở kiểu tường thuật này, câu chuyện được kể theo quan điểm chủ quan của tác giả, tức là đặt điểm nhìn nơi nhân vật sẽ có lợi thế vừa miêu tả hiện thực vừa trực tiếp bộc bộ suy nghĩ, thái độ của mình qua sự đối thoại, độc thoại. Sau đây là một ví dụ: “Tôi bỗng nhập vai cô giáo. Tôi thấy mình ngã quỵ xuống đứa học trò không có ba”.

Bằng việc sử dụng các tuyến tường thuật khách quan hóa và chủ quan hóa, lại được phân chia rá các kiểu tường thuật khác nhau, Nguyễn Quang Sáng đã đạt được hiệu quả nghệ thuật đáng trân trọng. Kiểu người tường thuật từ ngôi ba làm cho hiện thực cuộc sống, hình ảnh con người trong và sau chiến tranh được phản ánh mang tính khách quan, chân thực, tránh được sự đơn điệu. Ở kiểu tường thuật này, nhà văn giúp người đọc thấu hiểu và đồng cảm với số phận của người nông dân dưới ách áp bức của bọn địa chủ gian ác, hiểu được vẻ đẹp của nhân dân miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự hồi sinh của cuộc sống và con người sau chiến tranh, những tâm sự sâu kín của con người....Tư tưởng chủ đề của tác phẩm được tăng thêm sức thuyết phục. Kiểu người tường thuật dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ nhất “tôi”, xây dựng được những nhân vật gần gũi với người đọc, làm tăng thêm tính chân thực hiển nhiên của nội dung miêu tả, tăng thêm sức hấp dẫn của các hình tượng nghệ thuật. Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục những người lính dũng cảm, tài hoa, những trăn trởvề nghề nghiệp, những vấn đề về lẽ sống ở đời. Việc sử dụng các kiểu tường thuật khác nhau, chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn luôn có sự tìm tòi về nghệ thuật, là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của Nguyễn Quang Sáng.

51

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)