Kiểu người tường thuật xưng “tôi” kề lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 41 - 46)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.2. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” kề lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa

ta vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật

Theo Đinh Trọng Lạc thì: “Kiểu người xưng "tôi"này không được cá thể hóa sâu sắc bằng kiểu xưng "tôi" tự kể chuyện mình. Nhưng so với kiểu xưng "tôi" đóng vai trò người dẫn chuyện, thì kiểu này còn có mức độ cá thể hóa nhiều hơn, bởi vì người kể chuyện cũng đồng thời là một trong những nhân vật của truyện”

[17; 188].

Ở kiểu tường thuật này, một mặt tác giả nhập vào chủ thể “tôi” với vai trò người dẫn chuyện để tạo điều kiện đi sâu hơn vào tâm tư, tình cảm nhân vật, mặt khác "tôi" xuất hiện một cách trực tiếp cùng bình diện với các nhân vật khách quan khác của tác phẩm. Đây chính là quá trình dịch chuyển điểm nhìn từ tác giả đến nhân vật. Nhân vật "tôi" là người tham gia và chứng kiến toàn bộ biến cố của câu chuyện cho nên quan điểm tác giả, người dẫn chuyện, căn bản thống nhất với quan điểm nhân vật "tôi". Khi "tôi" đóng vai trò người dẫn chuyện thì phải chịu sự chi phối, qui định của những biến cố, sự kiện, chi tiết của câu chuyện được tác giả phản ánh. Còn trường hợp "tôi" xuất hiện như một nhân vật, có nghĩa là chủ thể kể đã đứng ngang hàng với nhân vật cho nến chính sự gần gũi, ngang hàng này đã giúp anh ta có thể phát biểu tâm tư, nguyện vọng của mình một cách tự do thoải mái. Kiểu người tường thuật xưng "tôi" vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật đã tạo ra những hiệu quả bất ngờ, vì nó mang nét lý tưởng thẩm mỹ, cách suy nghĩ, phản ánh lập trường sáng tác của tác giả đối với thực tế khách quan.

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ta thấy đậm đặc kiểu tường thuật này. Về đề tài người lính có tác phẩm Bạn hàng xóm, Người bạn lính, Dân chơi, Về lại bức tranh xưa, Tím bằng lăng, Niềm vui của ngoại; ởđề tài nông dân có các tác phẩm: Người dì tên Đợi, Cái gáo mù u, Cô gái thích soi gương, Người bạn gái, Nhân vật ấy không được chết; và về đề tài cuộc sống đời thường có các tác phẩm: Con mèo của Foujjta, Tôi thích làm vua, Cây gậy ba số, Thua trận, Con ma da, Con khỉ mồ côi,

Đứa bé bị đi xa. Nguyễn Quang Sáng từng là người lính lăn lộn trên chiến trường Nam Bộ, đã

chứng kiến bao cảnh mất mát đau thương cũng như phẩm chất anh hùng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho nên ông đã có những tác phẩm ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng bằng những tình cảm, cảm xúc thiết tha, nồng nàn, tạo nên được những cảm hứng chân thực ương sáng tác. Tác phẩm Nguyễn Quang Sáng trong kháng chiến toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, ấm áp tình đồng chí, tình quân dân. Do

42

đó, viết về người lính là kể lại những câu chuyện mà ông đã từng trải qua và ông thấu hiểu nên ông chọn kiểu tường thuật của chủ thể xưng "tôi" mà trong đó anh ta vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật là điều đương nhiên.

Ở kiểu tường thuật này, "tôi" thường có mối quan hệ bạn bè rất thân thiết với các nhân vật được kể trong truyện. Do đó "tôi" hiểu tường tận về hoàn cảnh gia đình, suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng... của các nhân vật. Với kiểu tường thuật này, Nguyễn Quang Sáng thành công ở cách kể rất linh hoạt, sử dụng lời gián tiếp hai giọng, lời nửa trực tiếp thông qua độc thoại làm nổi bật phẩm chất cần khắc họa của nhân vật. Ở cách kể này, "tôi" chỉ là nhân vật phụ, nhân vật khác mới là nhân vật chính như Cứng trong truyện Bạn hàng xóm, Mười Biện trong truyện Về lại bức tranh xưa, ông Năm Hạng trong truyện Ông Năm Hạng, Tấn trong truyện

Người bạn lính... Nhận xét về cách kể này, Nguyễn Thị Bình viết: “Khi nhà văn đem chính chuyện đời mình, người thân của mình ra mà kể, thì đương nhiên cách kể đã mang màu sắc tin cậy, thân tình giống như người kể chờ đợi một lời khuyên bảo, phán xét từ phía người nghe. Giữa độc giả và tác giả tự nhiên thiết lập mối quan hệ tâm tình bè bạn”.

"Tôi" với tư cách vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật chẳng những thể hiện rõ quan điểm của tác giả mà còn thể hiện ngôn ngữ của chủ thể qua sự lý giải, tổ chức hoạt động của nhân vật, sự việc. Đoạn văn sau đây miêu tả nhân vật Mười Biện, một thanh niên khỏe mạnh, có tài chơi đàn và vẽ tranh:

“Tôi với Mười Biện cùng ngồi một bàn. Hai đứa cùng tuổi hai mươi. Ấn tượng đầu tiên của tôi, Mười Biện là một anh chàng cục mịch, người thâm thấp, chắc nịch với nước da đậm đà (....). Đặc biệt nhất là đôi mắt, đôi mắt vừa to, vừa sâu, vừa đen thăm thẳm. Con người cục mịch như vậy mà tiếng đàn ghi ta thật lả lướt, lại có tài vẽ tranh nữa kia. Bức tranh nó vẽ thầy khen hết lời, là bức tranh người chiến sĩ canh giữ bầu ười Tổ quốc dưới

ánh sao nhìn từ phía sau”.

Câu chuyện lôi cuốn người đọc qua cách kể của nhân vật xưng "tôi". Nhân vật xưng "tôi" là người chứng kiến các sự việc, các diễn biến trong cuộc đời nhân vật chính là Mười Biện. Nhân vật xưng "tôi" và Mười Biện có một tình bạn gắn bó mật thiết. Viết về Mười Biện, nhân vật xưng "tôi" đã thể hiện tình cảm yêu thương và khen ngợi tài năng. Ngay từ đầu tác phẩm, Mười Biện đã để lại ấn tượng sâu đậm về một chàng trai có vóc người thấp, khỏe mạnh, có tài về âm nhạc và hội họa. Người đọc yêu mến con người tài năng và cảm phục tấm lòng yêu Tổ quốc, yêu nghệ thuật của anh đã giúp anh vẽ nên bức tranh đẹp về

43

người chiến sĩ. Mười Biện là một người lính, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ đầy gian khổ. Những bức tranh đẹp nhất, xúc động nhất của anh là khắc họa hình ảnh người chiến sĩ: “Những người lính, lưng đeo nóp, vai vác súng, xuồng hành quân nối dài theo

kênh rạch... Hình ảnh những người lính vượt đầm lầy với chân trần”. Người đọc còn được gặp lại anh trong những năm đất nước hòa bình:

“Nhiều lúc nghĩ, cái số của Mười Biện cực khổ vì tôi. Trong bạn bé và cả bà con dòng họ người nào cũng gặp chuyện rắc rối hay oan ức đến nhờ tôi, tôi đều nhờ đến Mười Biện, chưa một lần thất bại. Với tôi, Mười Biện còn là một bạn đọc tri kỷ. Có thể nói Mười Biện đọc không sót một câu nào cửa tôi kể cả những bài phỏng vấn, bài phát biểu trên báo đến truyện ngắn hay tiểu thuyết”.

Tác giả đã liên kết khéo léo các chi tiết, các sự kiện của quá khứ và hiện tại, thể hiện tình cảm, cách đánh giá về nhân vật Mười Biện. Kết nối các sự kiện trong những thời gian khác nhau, chúng ta thấy Mười Biện trước sau vẫn là một người bạn tốt, chân thành, hết lòng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. ở đây, chủ thể xưng "tôi" đã nhận xét, đánh giá về người bạn của mình qua những lời văn gián tiếp hai giọng của chủ thể kể chuyện.

Trong kiểu tường thuật này, "tôi" là một nhân vật trong truyện khi xuất hiện đã đứng ngang hàng với các nhân vật khác cho nên câu chuyện chủ yếu được vận động theo quan điểm chủ quan của nhân vật "tôi" là điều đương nhiên. Đây là cách đặt điểm nhìn ở nhân vật sẽ có những ưu thế: nhà văn có thể cùng một lúc vừa miêu tả hiện thực, vừa thể hiện trực tiếp thái độ, suy nghĩ của mình về hiện thực ấy bằng cách đi vào phân tích thế giới bên trong của nhân vật. Để làm được điều này, Nguyễn Quang Sáng thường dùng đối thoại giữa các nhân vật để từ đó giúp đọc giả thấu hiểu tâm tư, tình cảm, bản chất của nhân vật trong truyện.

Đoạn trích sau đây trong truyện ngắn Cây gậy ba số của Nguyễn Quang Sáng là một dẫn chứng:

“Cầm lại điếu thuốc, thấy đúng - Tôi hỏi:

- Mỗi ngày anh thường trực đem bán lại cho cụ bao nhiêu điếu?

- Tùy theo ngày, theo khách, theo hàng, hàng về nhiều, thỉ khách nhiều, có bữa hơn gói, có bữa ít hơn. Tính chung là mỗi ngày một gói.

44

- Vậy là một ngày được 600 đồng, một tháng được 18 ngàn.

- Vậy chớ sao? Hơn lương giám đốc đó chú. Thằng con tôi cũng chuyên viên đó chớ, nhưng lương bổng chỉ được có mấy trăm, còn chú ta, chỉ cái chân thường trực mà no. Biết vậy, tôi cho thằng nhỏ tôi ăn học làm gì cho tốn. Dốt mà được cái chân thường trực, cũng sướng cả đời".

Đây là đoạn văn đối thoại giữa bà cụ bán thuốc lá và nhân vật xưng “tôi” về thói tham lam, “sách nhiễu”, gây phiền hà cho dân của anh thường trực cơ quan. Mỗi người đến cơ quan giải quyết công việc đều phải tặng anh thường trực một điếu thuốc ba số năm. Anh ta đem thuốc bán lại cho bà cụ. Tiền bán thuốc lá của anh còn cao hơn cả lương giám đốc, lương chuyên viên. Ta nhận thấy: trong đoạn văn có sự đồng tình của bà cụ với nhận xét của nhân vật xưng “tôi”, vừa diễn tả suy nghĩ của bà cụ đối với hành động của anh thường trực, vừa khéo léo gửi gắm nhận xét của mình về mặt trái của xã hội: “Dốt mà được cái chân thường trực, cũng sướng cả đời” thôngqua nỗi lòng của bà cụ bán thuốc lá. Do đó, lời kể đi sâu vào tâm tư sâu kín của nhân vật với sự phân tích khách quan của tác giả, lời kể mang ý thức của bà cụ trong lời văn nửa trực tiếp. Lời của chủ thể hướng tới nhân vật, gợi cho nhân vật suy nghĩ, đồng tình, cảm thông với những trăn trở, suy tư của nhân vật. Lời của bà cụ bán thuốc lá hướng trực tiếp tới người đối thoại là nhân vật xưng “tôi”, và còn hướng tới tất cả chúng ta về một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội: “Chỉ cái chân thường trực mà no”. Điều này góp phần tạo nên giọng điệu riêng biệt của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Giữa chủ thể và nhân vật có sự đồng cảm làm cho đoạn văn tạo nên sự suy tư và cảm xúc trong lòng người đọc.

Thêm vào đó, do sự gắn bó, gần gũi giữa chủ thể xưng “tôi” với các nhân vật làm cho khoảng cách giữa câu chuyện với tác giả, với người đọc được thu nhỏ lại, giúp cho tác giả thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật như là của chính bản thân mình.

Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, có khi tâm sự của chính nhân vật xưng “tôi” được kể một cách trực tiếp bằng lời văn gián tiếp hai giọng: “Tôi sẽ kể lại sự trưởng thành của bản thân thằng Cứng, con ông, sẽ kể lại tài năng và sự cống hiến của nó đối với Tổ quốc, sẽ kể lại tỉ mỉ về trận đánh oanh liệt của con ông, cùng lòng thương tiếc cứa bạn bè đồng chí đối với đứa con yêu quý của ông. Và cuối cùng, cách nào đó, tôi sẽ nói, không phải khách sáo, cũng không phải để an ủi lúc ông đang đau khổ, mà nói để ông tin vào tấm lòng chân thực cửa tôi rằng: “Bác Tám ơi! Thằng Cứng nó hơn cháu nhiều, nhiều lắm!” ( Bạn

45

Sáng. Trong kiểu tường thuật này, có sự đan xen giữa mạch truyện tự sự của chủ thể xưng “tôi” kể về nhân vật khác, có những đoạn là tâm sự trực tiếp của nhân vật “101”, người tham gia chứng kiến câu chuyện nên câu chuyện kể có nhịp điệu chậm lại, sâu lắng, dư ba. Người đọc cùng dừng lại, suy tư, day dứt, trăn trở cùng với nhân vật, khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ. Vì thế, truyện không có giọng kể đều đều, đơn điệu. Cách kể này được thể hiện bằng lời văn gián tiếp của người kể và lời văn nửa trực tiếp mang ý thức nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

Truyện ngắn Anh Đức phần lớn cũng có các kiểu tường thuật như truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, trong đó lời gián tiếp của người kể chuyện chiếm ưu thế. Loại văn này cũng có nhiều ởtruyện ngắn Nguyễn Quang Sáng và có ở kiểu tường thuật khách quan hóa. Ở kiểu tường thuật có chủ thể kể chuyện là “tôi”, nhà văn Anh Đức cũng nhập vai vào nhân vật, di chuyển điểm nhìn sang nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể kể chuyện và sự kiện được kể và do đó lời kể cũng chứa lời nói, hành động của nhân vật đồng thời thể hiện quan điểm trực tiếp của tác giả:

“Anh Hoài dựng cây đờn to lớn ấy xuống, và anh đứng trong tư thế sẵn sàng, hệt như người lính sắp tới giờ xung trận. Tay cầm chiếc vĩ đờn, hai bàn chân anh hơi dạng hình chữ bát, nghiêm chỉnh đưa mắt nhìn về phía đồng chí nhạc trưởng. Khi chiếc gậy chỉ huy của đồng chí nhạc trưởng bắt đầu vẫy nhẹ và tất cả những cây đờn cùng tấu lên, thì cây đại hồ cầm của anh Hoài vẫn chưa lên tiếng” (Người chơi đại hồ cầm).

Đoạn văn trên là lời nửa trực tiếp vì lời chủ thể kể miêu tả hành động, cử chỉ của anh Hoài và người nhạc trưởng trong một buổi biểu diễn hợp xướng. Nhưng lời văn nửa trực tiếp này cũng không nhiều, không nổi bật ở truyện ngắn Anh Đức.

Do lời gián tiếp của người kể chuyện chiếm ưu thế nên một số truyện ngắn của Anh Đức như Khói, Xôn xao đồng nước nặng về tính chất ghi chép sự kiện của thể loại bút ký như nhà phê bình Phạm Văn Sĩ nhận định.

Nguyễn Quang Sáng khi nêu lên quan điểm của mình thường mượn lời trực tiếp của nhân vật thông qua một sự kiện, một biến cố nào đấy, còn Anh Đức phát biểu quan điểm của mình bằng lời gián tiếp của người kể chuyện. Anh Đức thường tường thuật xưng “tôi” vừa dẫn chuyện vừa là nhân vật, những ý kiến được phát biểu bằng lời văn gián tiếp của người kể chuyện. Nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm nhận xét: “Phần lớn truyện của anh có sự

46

hiện diện của nhân vật tôi và nhân vật người kể chuyện. Điều này không làm mất tính khách quan cửa câu chuyện mà trong nhiều trường hợp biểu lực nghệ thuật lại rất hiệu nghiệm, ở đó nhà văn nhập vào truyện tự nhiên và khi cần có thể bộc lộ thái độ - cảm nghĩ của mình đối với nhân vật khác, với các vấn đề đặt ra trong tác

phẩm”. Những lời phát biểu như dẫn chứng sau đây tính triết luận đạo đức càng thể hiện rõ:

“Và bây giờ, tôi biết rằng chỗ của chị Ninh, chỗ cái bàn cũ kỹ còn bỏ trống kia, không ắt gì dễ kiếm ra một người ngồi vào đó mà được như chị, trong khi chính tại ngôi nhà này có bao nhiêu chỗ ngồi đều có thể thay đổi không mấy khó khăn” ( Cái bàn còn bỏ trống).

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)