Kiểu người tường thuật cổ giọng nói riêng

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2.4. Kiểu người tường thuật cổ giọng nói riêng

1.2.4.1. Trong một số truyện ngắn, Nguyễn Quang Sáng sử dụng kiểu người tường thuật có giọng nói riêng. Đây vẫn là kiểu người tường thuật khách quan hóa dẫn dắt câu chuyện từngôi ba. Theo Đinh Trọng Lạc, kiểu tường thuật này khác với kiểu người tường thuật lạnh lùng ở chỗ:trong khi kể và tả về các sự kiện cùng các tính chất của chúng, người tường thuật có giọng nói riêng không cố gắng né tránh việc bày tỏ thái độ của mình như ở người tường thuật lạnh lùng (...). Người tường thuật có giọng nói riêng không bỏ lỡ dịp nào để biểu hiện tính cách của mình. Trong khi trình bày

33

các thực tế khách quan xung quanh anh ta luôn luôn tìm cách nói lên quan điểm, thái độ, tình cảm, cách đánh giá của mình. Không phải phát biểu một cách trực tiếp mà sử dụng giọng nói riêng, những đặc điểm riêng trong lời nói cá nhan để gián tiếp cho người đọc hiểu” [17;176].

1.2.4.2. Ở truyện ngắn Quán rượu người câm, Nguyễn Quang Sáng tập trung miêu tả những năm nhân dân miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm đầy gay go, quyết liệt. Tác giả khắc họa tính cách nhân vật Ba Hoành, một đảng viên dũng cảm, kiên cường. Trước mặt đồng đội và kẻ thù anh trân trọng sự hy sinh của cháu gái: “Anh Ba Hoành chụp lấy cái đầu lưỡi của cháu gái và nhổ một bãi nước miếng vào mặt tên phản bội, anh để cái đầu lưỡi nhỏ lên bàn tay, bàn tay

xoè ra, anh đưa chầm chậm qua mắt anh em, tay anh lẩy bẩy run và nước mắt anh cứ xối ra”. Câu trích dẫn này thể hiện nỗi đau đớn, xót thương của “tác giả” - người kể trước cái chết oanh liệt của cháu gái và sự cảm phục nỗi đau của anh Ba Hoành. Anh có lòng yêu quê hương nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất, kết hợp với sự thông minh, chủ động. Anh đã lợi dụng sự tra tấn dã man của địch, lẩn vào trong im lặng. Anh đóng vai một người câm thật khéo léo, khiến cho kẻ thù phải thất bại. “Chúng đánh người cốt để moi lấy lời khai, người tù này câm rồi, đánh

nữa chỉ mệt xác, bỏ tù cho tốn cơm, chúng thả anh ra”. Lời văn tường thuật khách quan nhưng nội dung, ngữ điệu là của tác giả. Nhà văn vừa miêu tả gián tiếp hành động của kẻ thù, vừa lồng vào đó lời bình luận của mình. Anh Ba Hoành đã bước đầu chiến thắng. Kẻ thù dù mưu mô xảo quyệt đến đâu cũng không moi anh được nửa lời.

Khi miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang ở giai đoạn đầy cam go, thử thách, nhà văn luôn tìm cách nói lên quan điểm, tình cảm, cách đánh giá của mình. Tác giả xen vào những đoạn triết lý bằng lời văn gián tiếp hai giọng: “Anh câm không phải do tạo hóa, mà do con người, do kẻ thù. Con người khi trở thành kẻ thù thì họ ác hơn tạo hóa. Bọn giặc đánh anh đến câm, nhưng lại để cho anh nghe được. Khổ thản cho anh quá! Những chuyện chung quanh, toàn bất bình, nên anh không phải nghe nhiều, chì cần nghe vài ngày thôi, chuyện này, chuyện nọ cứ dồn ép vào, đến mức anh không còn sức chứa nữa, ngực anh sẽ vỡ tung ra”. Tác giả không kể và tả một cách hờ hững, thờ ơ mà kể và tả với những tình cảm vừa đau xót vừa căm phẫn. Qua trang viết, người đọc thấy hiện lên hình ảnh của kẻ thù man rợ, sự chịu đựng của anh trước những cảnh đau thương của đồng bào dưới sự khủng bố dã man của kẻ thù. Tác giả lên án sự tra tấn hiểm độc của kẻ thù đối với người đảng viên trung kiên, dũng cảm đồng thời bày tỏ sự cảm thông, yêu thương anh. Nhà văn nêu lên một triết lý sâu sắc: “Con người khi đã trở thành kẻ thù thì họ ác hơn

34

những chuyện buồn chung quanh. Kẻ thù thật độc ác. Chúng dùng bù loong đập vào cổ anh Ba Hoành khiến anh phải câm, nhưng chúng lại để cho anh nghe đủ thứ chuyện về tội ác của chúng, về lòng căm thù và sức quật khởi của nhân dân. Hiện thực khốc liệt của cuộc đấu tranh cứ dội vào anh, anh nghe thấy mà không thể nói ra được, không thể bày tỏ với ai. Ở truyện ngắn Ông Đạo Tưởng, nhà văn lại kể tiểu sử của ông Đạo Tưởng, việc chữa bệnh cứu dân, lập am hành đạo đến việc ông tự xưng là “Minh Hoàng Quốc” rồi bị giặc giết chết. Bằng lời văn gián tiếp hai giọng tác giả đánh giá: “Bao năm tu luyện bùa ngải, một viên đạn đồng

bằng đầu đũa, mộng lớn của ông bỗng tan biến như khói hương trong am trong cơn gió”. Ông sống ở vùng đất còn nhiều lạc hậu, lại không đượchọc hành đầy đủ, tưởng chỉ có tu luyện võ nghệ, có bùa ngải là thắng được quân giặc có vũ khí hiện đại “tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ”. Cảm hứng phê phán mang tính triết lý được nhà văn trao điểm nhìn cho nhận vật người bạn: “Ông Đạo muốn làm vua nước Nam, nhưng ông không biết biên giới nước Nam mình từ đâu đến đâu. Nước Nam có bao nhiêu sông lớn, bao nhiêu núi cao, ông cũng không rành. Ông tưởng đánh được đồn Tân Châu thì cả quân

Pháp đầu hàng. Ông tội thay”. Nhà văn thể hiện tình cảm đau xót, nuối tiếc trước cái chết của ông Đạo Tưởng, có ý trách ông trong nhận thức còn non nớt về chính trị và phương pháp đấu tranh khỏi nghĩa. Ý tưởng tốt đẹp của ông là đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, nhưng lực lượng chỉ có một số tín đồ, tách khỏi cộng đồng dân tộc, tách khỏi cuộc đấu tranh của cả dân tộc nên việc ông bị thất bại là tất yếu. Ý tưởng của ông đã trởthành một “Đạo Tưởng”.

Nguyễn Quang Sáng sử dụng kiểu tường thuật có giọng nói riêng một cách sáng tạo. Nhà văn không bị ràng buộc vào những điểm nhìn nhất định, mà luôn thay đổi vị trí, có thể nói những gì mà mình nghe được, quan sát được, thể hiện tình cảm của mình, dự đoán về tương lai. Tác giả vừa miêu tả nét mặt cử chỉ của nhân vật Ba Hoành - ông chủ quán rượu bị câm - vừa phân tích những gì nhân vật nhìn thấy: “Uống xong, mặt ông không đỏ mà tái, ông ngồi im, miệng há hốc, mắt lờ đờ, ông nhìn ra dòng sông. Sông Cửu Long lúc nào cũng có sóng. Sóng đang nổi lên từ dưới đáy, người ta gọi đó là sóng ngầm. Nhìn sóng đến chán, ông gục đầu xuống quầy như một chủ quán bán

khuya phải ngủ gục”. Anh là người câm nhưng tai vẫn nghe được chuyện đời, lòng vẫn đau xót,

căm phẫn khi nghe tin đồng bào mình bị giặc sát hại. Chất men rượu không làm anh nguôi đi lòng căm thù giặc cao độ. Sự câm lặng của anh Ba Hoành, sự im lặng bao trùm lên quê hương anh làm cho người đọc đau xót, thương cảm. Đó là sự im lặng dồn nén của đồng bào miền Nam trong thời kỳ đen tối. Trong im lặng ấy có những đợt sóng ngầm đang trào lên

35

trong lòng anh và đồng bào. Sóng là hình ảnh tượng trưng báo hiệu cho phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam sắp nổ ra.

Kiểu tường thuật có giọng nói riêng làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc, làm cho người đọc hiểu đánh giá các sự việc được miêu tả đúng như cách hiểu, cách đánh giá của tác giả.

Truyện ngắn của Sơn Nam cũng có kiểu tường thuật có giọng nói riêng như truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sơn Nam đã kể lại câu chuyện bắt cá sấu của ông Năm Hên có màu sắc như truyện cổ tích. Nhà văn miêu tả khách quan hình ảnh đàn cá sấu hung dữ: “Cái ao lớn ước chừng một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên; chen vào bức tranh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần

công đại bác”. Trong khi miêu tả hiện thực khách quan, Sơn Nam luôn tìm cách bày tỏ tình

cảm, cách đánh giá của mình. Lời nói của người tường thuật được đánh dấu về mặt tu từ học, phép liệt kê so sánh đầy ấn tượng giúp cho người đọc hình dung được cuộc sống đầy hung hãn nhưng lạ lùng của cá sấu. Chúng là con vật gây bao tai họa cho con người trên con đường mưu sinh, lập nghiệp. Phương pháp bắt cá sấu đơn giản, đầy thông minh của ông Năm Hên cùng giọng hát ảo não, rùng rợn của ông làm cho câu chuyện thêm màu sắc huyền bí. Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp trong lời nói cá nhân của mình để người đọc hiểu (lời văn gián tiếp hai giọng): “nhưng có tiếng khóc sụt sùi đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão chạnh lòng nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè cùa mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đám sấu này. Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái chết

của họ không chớ?”. Người đọc xúc động trước những gian nan thử thách, những đau thương

mà ông cha ta đã trải qua trong quá trình khai phá miền đất cực nam của Tổ quốc, mở mang thêm bờ cõi. Đằng sau truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ cũng như cả tập truyện Hương rừng

Cà Mau, người đọc thấy thấp thoáng một người kể có tình yêu nước nồng nàn, yêu nhân dân

sâu sắc, trân trọng những giá trịvăn hoa tinh thần của dân tộc. “Sơn Nám chỉ mượn những hình ảnh đã mất để nhắc nhở một điều không thể đánh mất, quý giá hơn nhiều: đó là lòng yêu nước - một thứ tình

36

Dùng kiểu tường thuật có giọng nói riêng, nhưng truyện ngắn của Sơn Nam không đi vào miêu tả những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật như truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)