Kiểu người tường thuật xứng “tôi” vừa kể chuyên vừa bình luận

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.3. Kiểu người tường thuật xứng “tôi” vừa kể chuyên vừa bình luận

Đinh Trọng Lạc nhận xét về kiểu tường thuật này: “là kiểu người kể không phải là nhân vật truyện, anh ta chỉ song song đồng hành với nhân vật chính, tỏ ra rất hiểu, rất gần gũi với nhân vật chính, đôi khi

còn như nhập thân vào đời sống cửa nhân vật để suy tưởng” [17; 190].

Kiểu tường thuật này khác với kiểu tường thuật xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện, kể và tả một cách vô tư, khách quan. Ở đây người tường thuật luôn đưa ra nhận xét, đánh giá, bình luận không chỉ trong phạm vi hạn hẹp của nhân vật chính mà còn mở rộng ra tất cả các nhân vật. Nhiều khi sự “tham gia ý kiến” này khiến cho người đọc có cảm giác như chủ thể kể hoàn toàn hóa thân vào nhân vật chính và đang “bình luận từ bên trong”. Do đó, kiểu tường thuật này còn tạo cho người đọc cảm giác rằng cốt truyện chỉ được coi như là cái cớ để tác giả nói về một vấn đề khác có ý nghĩa khái quát hơn, sâu xa hơn bằng cả hệ thống các chi tiết nghệ thuật của truyện.

Ở kiểu tường thuật này, Nguyễn Quang Sáng có duy nhất một tác phẩm Con khướu sổ

lồng. Người kể chuyện mượn câu chuyện con khướu sổ lồng bay về với bầu trời của tình yêu,

của tự do để gửi gắm những suy tư của mình về cuộc sống hiện tại. Cách kể chuyện thật linh hoạt, sử dụng lối nói gián tiếp hai giọng thông qua độc thoại nên đạt được thành công về nội dung tư tưởng. Ở câu chuyện này, con khướu là nhân vật chính, là cái cớ để người kể đưa ra những lời bình luận, nhận xét khái quát về lẽ sống ở đời:

“Thật đáng sợ những người nói mà không biết mình nói gì, không phải nói mà lặp lại tiếng nói của người khác. Hãy nói tiếng nói của mình, Khướu ạ”.

47

Tác giả nói với khướu hay nói với tất cả chúng ta về một căn bệnh không phải là hiếm trong xã hội : nói theo người khác, không có quan điểm, lập trường đúng đắn, không định hướng được điều mình nói, không hiểu nội dung ý nghĩa điều mình nói. Từ đó, tác giả đưa ra lời khuyên với con khướu và cũng là cho tất cả chúng ta: hãy nói tiếng nói của mình chứ đừng vay mượn của người khác, dẫn đến bị lệ thuộc vào người khác trở thành người phụ họa, tâng bốc người khác.

Ở kiểu tường thuật này tác giả đặt điểm nhìn rất linh hoạt. Sự việc con khướu sổ lồng bay về với bầu trời cao rộng rồi bỗng nhiên trở về tiếp tục sống trong chiếc lồng son chật hẹp đã gây bao thắc mắc và được Nguyễn Quang Sáng nhìn từ cái nhìn của những người trong gia đình và của của chính người kể:

“Nhà tôi mỗi người có mỗi ý khác nhau:

- Nó quen với cái lồng.

- Đúng.

- Làm sao nó kiếm được cào cào như ở nhà.

- Không cào cào thì sâu bọ, chắc không phải vậy đâu. Cuối cùng thằng út tôi nói: - Nó nhớ nước đường đó ba.

... Có ý tán thêm:

- Nó ghiền nước đường như người ta ghiền rượu, ghiền bia vậy phải không mầy khướu?”

Lời gián tiếp của người kể và những lời trực tiếp từ điểm nhìn của những người trong gia đình nhân vật “tôi” về lý do con khướu trở về lồng.

Sau đó là lời bình luận mang tính chất triết lý về lý do con khướu trở về và cũng là quan niệm về sự tự do thông qua điểm nhìn người kể:

“Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con khướu này, đôi cánh của nó đã dang ra mênh mông trên bầu trời tự do rồi, sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này. Có lẽ cái lồng này đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu, khiến đôi cánh nó chới

48

với và cái lồng ngực của nó bị ngộp thở trước cảnh mênh mông của trời đất. Có lẽ nó bỗng thấy cô đơn, bỗng thấy mình quá nhỏ bé giữa bầu trời?”.

Trong một lần trò chuyện với giáo viên văn Quận IV vào tháng 11 năm 2002, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói rằng câu chuyện hay là câu chuyện phải gửi gắm một tâm sự nào đó. Không có tâm sự thì câu chuyện sẽ không có hồn. Thông qua truyện Con khướu sổ lồng ông muốn nói đến tâm sự của mình về tự do, tình yêu. Bầu trời tự do của quê hương, đôi cánh của tình yêu đã khiến cho con khướu từ bỏ cái tầm thường (ly nước đường) để trở về với cuộc sống muôn thuở của nó:

“Tiếng con chim trời ấy đã cứu con khướu trong nhà. Đang lao xuống vực thẳm của chiếc lồng thì nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu ười...

Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xoè cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót. Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều..”..

Qua đoạn trích trên, thấy rõ người kể xưng “tôi” hiểu rất rõ tính cách của loài chim, kể và tả đôi chim rất cụ thể, tỉ mỉ đồng thời không bỏ lỡ cơ hội phát biểu cảm nghĩ của mình. Điều này làm cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn.

Không chỉ có thế, người kể nâng lên thành chân lý của cuộc sống: tự do, tình yêu là khát vọng thiêng liêng nhất của con người. Nó giúp cho người ta có thể từ bỏ cuộc sống vật chất tầm thường, tù túng để vươn tới một cuộc sống cao đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chim phải bay huống chi là con người. Ở câu chuyện Con khướu sổ lồng, tính chất triết lý, suy tư đậm đặc trong từng câu chữ giúp cho thông điệp mà tác giả gởi đến cho mọi người thấm thìa, dư ba:

“.. Ba biết nó không về. Tôi nghĩ mà không nói. Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim - chim thì phải bay. Chim bay”.

Ở đây, suy nghĩ của tác giả được biểu hiện qua những lời văn nửa trực tiếp. Từ hình ảnh đôi chim tình nhân sánh bay bên nhau trên bầu trời hạnh phúc, người kể nhận ra sau hình ảnh ấy là bức họa về cuộc đời con người: tình yêu chắp đôi cánh kỳ diệu để con người vươn tới chân trời rộng mở phía trước, hướng tới tương lai.

49

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)