Kiểu người tường thuật xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.1. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện

Trong kiểu tường thuật này, người kể không được nếu một cách cụ thể trong tác phẩm. Người kể chỉ là “một hình tượng giả định, được tác giả sử dụng làm một người trung gian tưởng tượng ra giùm độc giả và cái được mô tả [17;182]. Ngườikể không tham gia vào sự phát triển của các sự kiện, các biến cố của tính cách nhân vật trong tác phẩm, hầu như không cho người đọc chút thông tin nào về bản thân anh ta. Người tường thuật xưng "tôi" luôn giữ vai trò trung gian của một người đã chứng kiến các sự việc, hạn chế việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình, tạo cho câu chuyện được kể mang tính khách quan. Người tường thuật cố giấu mình hết mức, ít bình luận, tạo cho người đọc suy ngẫm, đánh giá, tự rút ra ý nghĩa của câu chuyện, tự nhận xét về nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng cốt truyện... của tác giả.

Truyện viết về người lính chiếm số lượng lổn trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. Nhiều tác phẩm trong tuyến tường thuật chủ quan hóa dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ nhất "tôi". Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng đã từnglà người lính ở chiến trường Nam Bộ. Cho nên nhà văn viết về nhân vật xưng "tôi" như

37

đang viết về chính mình, thể hiện những trải nghiệm của mình trong hai cuộc kháng chiến, phơi bày tâm tư của chính mình. Trong dòng tâm tư của nhân vật, sự liên tưởng và hồi ức có một vị trí quan trọng. Những kỷ niệm hiện lên trong ký ức của nhân vật. Tác giả ít tham gia ý kiến đánh giá, nhận xét, nhằm đảm bảo tính khách quan trong tường thuật.

Trong kiểu tường thuật xưng "tôi" đóng vai trò người dẫn truyện, chúng tôi xét đến 3 truyện Chiếc lược ngà, Chuyện nhỏ đất Củ Chi (đề tài người lính), Sự tích một bài ca (đề tài người nông dân anh hùng). Toàn bộ biến cố, cốt truyện uỷ thác cho nhân vật tự kể, nhân vật xưng "tôi" không tham gia vào sự phát triển của câu chuyện. Người kể chỉ đóng vai trò dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện xảy ra, những mâu thuẫn, xung đột nhân vật có chứng kiến, tham gia. Mạch truyện được phát triển tự nhiên, cảm xúc được lồng qua hồi tưởng, qua giọng kể của nhân vật. Quan điểm, tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua lời kể của nhân vật trong truyện.

Truyện ngắn Chuyện nhỏ đất Củ Chi, chủ thể xưng "tôi" không tham gia vào diễn biến câu chuyện, là người được nhân vật Hà kể cho nghe chuyện cô gặp một anh bộ đội trẻ. Sau đó, nhân vật xưng "tôi" được Hà kể cho nghe cô đã nhận được lá thư của anh bộ đội ấy. Khi Hà dừng lại câu chuyện để thổi lửa, nhân vật xưng "tôi" lại giục: Tiếp đi!Hà!”. Cuối cùng, truyện trở về hiện tại, tác giả để nhân vật Hà băn khoăn, day dứt: “Chỉ là cô gái mới về đất Củ Chi, ở nhờ

nhà của Diệu, chứ không phải là cô gái Củ Chi như anh ấy nghĩ”. Người kể hạn chế cảm xúc của mình, chỉ có một câu nói về tình cảm, suy nghĩ của mình khi nghe câu chuyện của Hà: “Tôi nằm im, nhưng câu chuyên của Hà đang khuấy lên trong tôi những ước mơ, những ước mơ chưa rõ ràng nhưng nhẹ

nhàng, lâng lâng....”. Người kể chuyện đã "ủy thác" câu chuyện cho nhân vật tự kể. Người kể chuyện là người trong cuộc nên cách kể có lời văn mang nét riêng của tình cảm, cá tính của nhân vật, vừa thể hiện cảm xúc của người viết, nhằm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, thể hiện được ý tưởng của tác phẩm. Trong câu chuyện của Hà, có sự vui vẻ, hồn nhiên của Ngân - bịch gạo: “Bàng hoàng vì lá thư mùi mẫn hay vì con người của anh ta vậy bồ? Không già, không trẻ, không đẹp, không xấu, cỡ ba mươi. Con trai tuổi ba mươi. Cha, nó ngon như trái chín hườm hườm

có lời nhắc nhở bạn của Sương đen: Vừa phải thôi bồ!, Con nhỏ này sao bữa nay vô duyên quá vậy?”,

cho thấy cô có tính hiền lành, chững chạc, ít sôi nổi, đùa nghịch như cô bạn gái. Lời của nhân vật Hà xưng tên mình hướng tới người đối thoại như nói chuyện với người đọc, lại thể hiện nỗi buồn xen với niềm quý trọng anh bộ đội và tình thương đối với bạn: “Giá như Diệu

38

ích, kẻ đứng ngoài. Cô vừa xấu hổ, mặc cảm lại vừa mơ ước về tình yêu: “Nghĩ cũng kỳ, có

nhiều lúc Hà cứ ao ước sao Hà không phải là Diệu trong lúc ấy, hoặc Diệu sao không phải là Hà trong lúc này”.

Câu chuyện được kết thúc “có hậu” qua câu nói tinh nghịch của Ngân: “Ởbên này có một chiếc C.130 sắp cất cánh. Ai muốn bay thì sang đây”. Tác giả mượn lời nhân vật để nói lên quan điểm của mình: dù trong hoàn cảnh chiến tranh thảm khốc hay trong cảnh lao động vất vả, con người không thể sống thiếu tình yêu, đặc biệt là đối với tuổi trẻ. Niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu giúp con người sống đẹp, thân ái với nhau hơn.

Còn câu chuyện Chiếc lược ngà được kể vào “một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà

nhỏ giữa Tháp Mười mà xung quanh nước đã lên đầy...”. Ở thời hiện tại, người kể xưng"tôi" kể lại câu chuyện của “một đồng chí già” - một chiến sĩ lão thành từng trải qua biết bao niềm vui, nỗi buồn trong hai cuộc kháng chiến. Rồi sau đó, người kể hoàn toàn trao quyền kể chuyện cho đồng chí già - ông Ba - vừa là người chứng kiến, vừa là “nhân vật chính” của câu chuyện.

Chuyện xảy ra đã hơn một năm rồi, mà mỗi lần nhớ lại, tôi cứ bàng hoàng như vừa thấy một giấc mơ...”, ông già cất tiếng - giọng trầm đục, đầu hơi cúi xuống, trầm lặng, mặt ngước nhìn ra mênh mông. Ngay từ mấy dòng đầu ấy của tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được không khí cho câu chuyện. Ông không trực tiếp kể mà dùng nhân vật người già và giọng kể trầm ấm, cảm động dẫn dắt bạn đọc tiếp xúc với câu chuyện. Do đó, truyện ngắn hiện đại mà cứ âm vang như một truyện cổ tích, một huyền thoại với biết bao nhân vật, bao chi tiết, tình huống bất ngờ mà kỳ diệu. Tiếp theo, qua dòng hồi tưởng của ông Ba, ta biết rằng hơn một năm về trước ông cùng đồng đội của mình dừng chân ở một trạm giao liên. Tại đây, câu chuyện về cô giao liên của trạm đã trở thành huyền thoại tuyệt đẹp về trí thông minh, lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng xả thân vì sự an toàn của những cán bộ cách mạng. Rồi, từ chiếc lược ngà - kỷ vật thiêng liêng của người đồng chí, người bạn thân thiết, người cha rất mực thương con mà tâm trí ông Ba hiện lên hình ảnh bé Thu tám tuổi ương bướng, ngang ngạnh. Và cuối truyện, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cô giao liên - bé Thu ngày nào - quần áo bê bết bùn đất, bước ra khỏi chỗ nguy hiểm, nét mặt phơi phới, tiến về phía ông Ba, tiến lại gần bạn đọc chúng ta - nhân vật được khắc họa thật sống động, cứ lung linh, khi gần, khi xa, lúc ở hiện tại, khi lùi về qua khứ.

Ở truyện này, chủ thể kể hoàn toàn không tham gia vào câu chuyện mà chỉ đóng vai trò dẫn chuyện, đưa đẩy cho sự tiến triển câu chuyện được mạch lạc. Bằng giọng văn thủ thỉ, tâm tình, chủ thể kể xưng "tôi" như nhập hồn cùng người kể chuyện - ông Ba, từ đó,

39

cuốn bạn đọc theo. Đôi lúc, lời kể của ông Ba còn hướng đến độc giả bằng lời văn gián tiếp hai giọng: “Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật thì cũng đã đành một lẽ,

còn người chết cũng phải chết bí mật nữa!”. Lời của ông Ba nói với đồng đội khi kể chuyện, hay đấy chính là lời nhắn gửi thiêng liêng của ông Sáu gửi cho người ruột thịt, gửi lại tất cả chúng ta. Sốngrồi hy sinh, khổ đau và lặng lẽ, song bom đạn của kẻ thù không bao giờ có thể chia cắt hay phá hủy nổi những tình cảm thiêng liêng nhất của con người như tình cha con, tình đồng chí. Nhờ những đoạn hướng đến độc giả như vậy mà câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động chứ không đơn điệu, buồn tẻ và độc giả có cảm giác mình đang được chia sẻ, dõi theo biến cố của câu chuyện. Ông Ba - vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật trong truyện được khắc họa bởi biết bao hành động, lời nói, ý nghĩ, bao hồi tưởng băn khoăn và cả những đợi chờ, mong ước... thật đậm nét, gần gũi như người tri kỷ, bạn đồng hành dẫn dắt chúng ta.

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về Chiếc lược ngà và mấy lời nói cuối cùng của ông - giọng trầm ấm, khoan thai - cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Ông Ba rất gần gũi với tác giả, là người “phát ngôn” cho những suy nghĩ, trải nghiệm, tư tưởng ... mà nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta. Phải là người từng trải, đã sống hết mình với công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị mà cảm động như vậy. Qua cuộc đời mỗi nhân vật, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói với chúng ta rằng: trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam nhất là tình cha con, tình đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống... mãi mãi bất diệt như chiếc lược ngà của bé Thu, không bao giờ có thể mất đi!

Ở truyện Sự tích một bài ca vào truyện với cách kể chủ quan hóa, người kể chuyện xưng "tôi" đang ngắm nhìn con sông mà trước đây là đường giao liên giữa hai chiến trường thì gặp lại anh Bảy - một cán bộ lãnh đạo của chiến trường Tháp Mười, anh Bảy nhờ nhân vật xưng "tôi" chữa lời cho một bài ca. Bài ca ca ngợi tấm gương trung kiên của người đảng viên tên là Nguyễn Văn Trung - tức anh Bảy - làm cho người kể chuyện xưng "tôi" có phần thất vọng. Anh Bảy cho biết người đáng ca ngợi là anh Dần chứ không phải anh. Điều này thật là bất ngờ khiến óc tò mò của nhân vật xưng "tôi" bị kích thích và câu chuyện về “Sự tích

40

một bài ca” được kể lại theo dòng hổi tưởng của anh Bảy. Đến đây, chủ thể kể chuyện hoàn

toàn trao quyền kể lại câu chuyện cho anh Bảy. Câu chuyện về anh Dần tự nhận mình là tỉnh uy viên Nguyễn Văn Trung khi bị địch bắt, sẵn sàng "thế mạng" mình để bảo vệ tính mạng của người cán bộ chủ chốt của cách mạng được kể bằng giọng kể đầy đau đớn, xót xa của một người chịu ơn: “Cửa phòng khám đóng lại rồi, mà tôi vẫn bàng hoàng; Anh nhận lây tên tôi để đương đầu với quân địch. Nhà tù âm âm tối tối. Tôi tưởng tượng cái phòng tra, tưởng tượng tư thế anh đứng trước kẻ thù. Cuộc hỏi cung và tra tấn kéo dài”

Không đơn thuần kể lại tấm gương hy sinh anh dũng của anh Dần một cách khách quan, anh Bảy - bây giờ xưng "tôi" kể lại câu chuyện cọn bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với một người nông dân: “Không đủ trình độ làm tỉnh ủy viên, anh là một đảng viên thường nhưng chính anh là người dạy cho tôi bài học dũng cảm của người cộng sản”

. Đây là lời gián tiếp hai giọng của người kể chuyện thể hiện sự khâm phục, trân trọng của mình trước phẩm chất kiên cường, bất khuất của anh Dần. Sau câu chuyện của anh Bảy, tác giả khéo léo trao lại quyền dẫn chuyện cho người kể chuyện ban đầu: “Nghe anh Bảy đọc lại lời nói lối của bài ca vọng cổ, tôi tưởng như tôi cũng đang ngồi trong nhà tù những cặp mắt nhoi nhói trong bóng tối. Anh Sáu già, chân

xiềng, tay còng đang đứng giữa anh em. Tôi tưởng như tôi đang nghe giọng của anh, giọng anh cất lên:

Quê hương ta, ôi trời đen ảm đạm Người tôi bỗng nổi gai”.

Cuối truyện, lời của chủ thể kể chuyện hướng tới người đối thoại: “Tôi ghi lại câu chuyện

của anh, hy vọng thành một truyện ngắn, sẽ gởi lên anh đọc, chẳng biết có được không?”

Cả ba truyện kể trên và hầu hết các truyện được kể theo kiểu tường thuật xưng "tôi" đóng vai trò người dẫn chuyện đều là "truyện được lồng trong truyện". Các truyện mở đầu bằng lời giới thiệu của người kể "tôi" hầu như không tham gia vào biến cố câu chuyện rồi sau đó hoàn toàn "ủy thác" toàn bộ câu chuyện cho nhân vật tự kể. Do đó, lời suy tư của nhân vật mang màu sắc cá thể đậm nét chứ không hoàn toàn "vô cảm", "thờ ơ như kiểu tường thuật khách quan lạnh lùng. Lời nói gián tiếp của chủ thể kể luôn trực tiếp hướng tới người đối thoại như một độc giả trung thành của mình, nó phải có lời của người kể kèm theo suy nghĩ, cảm xúc của người kể đối với các sự việc trong câu chuyện. Do đó, ngôn ngữ người kể phải không được lấn át ngôn ngữ nhân vật.

41

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)