Tình huống tương phản

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 81 - 83)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3.3. Tình huống tương phản

Nguyễn Quang Sáng tạo ra tình huống tương phản trong loại truyện viết về cuộc sống đời thường. Đây là những truyện thường rất tự nhiên, nhuần nhuyễn. Triết lý sâu sắc về cuộc sống, những bài học về đạo đức, về kinh nghiệm xử thế thường ẩn chứa một hình thức giản dị, một cốt truyện đơn sơ. Các nhận vật trong truyện là những con người bình thường. Khung cảnh bình dị, ít nhân vật. Bối cảnh của truyện là những câu chuyện của cuộc sống đời thường. Nhân vật thường ít bộc lộ những triết lý, những quan niệm về cuộc đời, về con người. Tác giả ít đi sâu vào phân tích đời sống nội tâm của nhân vật.

Viết về cuộc sống đời thường, Nguyễn Quang Sáng thường tạo được một sức hẫp dẫn riêng. Những điều bình thường, những tình tiết đơn sơ nhưng chứa đựng ý nghĩa khái quát lớn lao về xã hội, về cuộc sống và con người. Nhà văn rất có ý thức khi nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và con người. Ông đã trở đi trở lại các vấn đề, các hiện tượng, phát hiện được bản chất của nó, thấy được ý nghĩa sâu sắc trong những điều tưởng như bình thường. Kết thúc tác phẩm có sự lôi cuốn, tránh được những cách nghĩ, cách cảm giản đơn về con người và cuộc sống. Tình huống trong truyện Chuyện nhỏ đất Củ Chi là sự nhầm lẫn của một anh bộ đội. Anh đã nhầm Hà với Diệu là cô bé Củ Chi ngày xưa đã thương anh, cứu anh thoát chết. Mười lăm năm sau, trở lại đất Củ Chi anh đãviết thư cho Hà nhắc lạicâu chuyện năm xưa. Hà đến trao lá thưcủa anh cho Diệu. Diệu đã có một gia đình êm ấm. Cô nhờ Hà viết thư trả lời anh bộ đội. Thấy Hà băn khoăn day dứt, anh đã viết thư động viên, an ủi Hà. Tình yêu của họ bắt đầu từ những bức thư. Họ đã có một cuộc sống khác trước. Câu chuyện Hà kể cho các bạn gái nghe trong đêm, bên ngọn lửa ấm áp, gợi lên cho họ những ước mơ về tình yêu, về hạnh phúc của tuổi trẻ: “Câu chuyên của Hà đang khuấy lên trong tôi những ước mơ chưa rõ

ràng nhưng nhẹ nhàng, lâng lâng”. Hà không phải là Diệu, nhưng họ đều là những cô gái của đất Củ Chi anh hùng, đang góp sức mình xây dựng lại mảnh đất này thêm tươi đẹp. Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn lao.

Ở truyện ngắn Vểnh râu, Nguyễn Quang Sáng tạo ra tình huống cho nhân vật Bảy để râu. Tình huống thật là thú vị, bất ngờ. Trước kia, anh ta để ria cho cha nhớ tới ông nội - anh có

82

bộ ria giống ông nội - rồi đi lính, để ria cho oai. Sau ngày giải phóng, anh ta để râu cho người ta phải “nể mặt thằng già, nếu không thì gọi mình bằng thằng”. Câu chuyện như đùa lại trở thành chuyện thật của cuộc đời. Anh ta mặc cảm mình đã từng là lính ngụy, muốn cho mọi người nể mình, nên phải để râu. Phần vì anh ta già trước tuổi, chưa đến bốn mươi mà đã làm cha của đàn con mười hai đứa một đội quân cà rem cây hùng mạnh nhất xóm”, phần vì do thất nghiệp, không biết làm gì, chỉ “ngồi nhà vuốt râu”. Cuộc sống ở Sài Gòn quá khó khăn, cả nhà anh về quê làm ruộng, làm mướn sống qua ngày, Bảy không để râu nữa vì: “Người ta nói, chó mà thua thì chó cụp đuôi người thua thì người xụp râu, còn tôi thì tôi trụi râu. Chính quyền ở đây người ta không

ưa thằng có râu. Nói đến tên tôi thì người ta gọi là thằng ngụy râu, đã ngụy còn râu nữa”. Anh ta có mặc cảm mình là kẻ bại trận, không muốn người ta nhắc đến một quãng đời của mình trong quá khứ đã từng đi lính ngụy, mà anh ta cho là không tốt đẹp. Anh muốn thích ứng với hoàn cảnh mới của cuộc sống. Những năm sau này, anh trở lại với nghề thợ bạc, cuộc sống bắt đầu ổn định. Các con của anh được đi học. Nghiêm - con trai lớn của anh - trở thành lính lái xe tăng. Sau ngày đánh tan bọn Pôn Pốt, Nghiêm trở về với cấp bậc trung úy, báo cáo chiến công trong cuộc mít tinh của xã. Anh Bảy được Ủy ban mời đi dự lễ ngày thành lập quân đội nhân dân với tư cách cha của một sĩ quan xe tăng. Trên hàng ghế chủ tịch đoàn, người ta thấy anh ngước mặt, vểnh râu”. Anh đã xóa bỏ hết những mặc cảm về quá khứ, tự hào ngẩng cao đầu đón nhận cuộc đời mới, hãnh diện về chiến công của con trai mình. Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc thấy được ở cuộc đời những chuyện lớn có khi bắt đầu .

Ở những chuyện nhỏ tưởng như đùa mà nói lên qui luật về tâm lý, tình cảm của con người. Tác giả tạo tình huống cho truyện Niềm vui của ngoại bắt đầu từ chuyện một anh nhà văn trẻ đến gặp một nhà văn là thành viên của ban giám khảo hỏi về kết quả truyện ngắn dự thi của mình. Có vẻ như anh ta muốn thăm dò để biết trước kết quả, rồi lại vội đi ngay. Truyện của anh đã được ban giám khảo chấm giải nhất với số phiếu tuyệt đối. Anh nhà văn trẻ lại đến, nhà văn làm giáo khảo mặc dù rất vui nhưng để giữ tinh thần kỷ luật chỉ nói “được”, khen ngợi truyện ngắn của anh ta, hy vọng sẽ đạt giải cao. Anh ta lại vội vã ra về, vội hơn lần trước. Sáng hôm sau, anh ta lại đến, kể lại câu chuyện của mình. Tình huống thật bất ngờ khi anh ta cho biết ông ngoại của anh đã qua đời ngay chiều hôm trước. Ông là một chiến sĩ lão thành, một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, ông đã kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của ông cho cháu nghe để anh viết truyện dự thi, luôn góp ý với anh về văn chương và vốn sống. Chiều hôm ấy, khi người cháu cho biết truyện của anh đạt giải cao,

83

ông cố ngồi dậy, nắm tay cháu mà nước mắt cứ trào ra vì xúc động. Nếu ông biết anh đạt giải nhất thì ông sẽ nở nụ cười mãn nguyện cuối cùng. Tình huống trên đã cho chúng ta thấy được trong cuộc đời, những việc làm đúng chưa phải đem đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn. Nhà văn làm giám khảo đã giữ được tinh thần kỷ luật, nhưng không đem lại niềm vui cuối cùng cho một chiến sĩ cách mạng lão thành, điều ấy làm cho ông băn khoăn, day dứt. Hai dòng nước mắt đầm đìa trên đôi má nhăn nheo của người chiến sĩ cách mạng lão thành là biểu tượng của niềm hạnh phúc, hy vọng, tin tưởng của thế hệ đi trước đối với thành quả, sự tiếp nối truyền thống của thế hệ hậu sinh.

Tinh huống trong Gà sinh đôi là một câu chuyện khó tin là có thật qua lời kể của thằng Xẹ: một con gà lai rắn độc nhất vô nhị đã bị thua một con gà sinh đôi. Xưa nay chưa có ai nghe đến chuyện có gà lai rắn, một trứng nở ra hai con gà con gọi là gà sinh đôi. Con gà sinh đôi bị thương nặng nhưng do có con gà anh em với nó ở ngoài “mách nước”, nó tung ra cú đá rất hiểm hóc, hạ gục con gà lai rắn. Câu chuyện đơn giản, khó tin nhưng chứa đựng một bài học sâu sắc trong cuộc đời: bất cứ một thành công, một chiến thắng nào đạt được cũng nhờ có tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm, nhất trí cao của đồng đội, tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau. Đặc biệt, vai trò của người chỉ huy, người lãnh đạo rất quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng. Chúng ta rất cần những người có lòng dũng cảm, có tài năng đóng góp làm nên những kỳ tích cho đất nước. Nguyễn Quang Sáng quan sát, phát hiện ra vấn đề, hướng cho người đọc cùng suy ngẫm để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.

Một phần của tài liệu phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)