Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 95 - 98)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.4.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường kinh tế xã hội

2.4.3.1. Tác động tích cực

+ Hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo, đặc biệt thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh Bình Thuận: năm 2006 tỉ trọng GDP du lịch chiếm 4,09% trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh đến năm 2011 đã nâng lên 6,03% và ngành du lịch cũng đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của cả nước, cụ thể: năm 2006 ngành du lịch Bình Thuận đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 52 tỉ đồng, đến năm 2011 lên đến hơn 230 tỉ đồng.

+ Du lịch phát triểnthu hút đông đảo du khách đến với Bình Thuận là cơ hội tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư thông qua các dịch vụ du lịch như làm việc tại các dịch vụ về lưu trú, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, hướng dẫn tham quan, vận chuyển du khách…Theo cục thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2006 tổng số lao động ngành du lịch là 7.877 người đến năm 2011 là 15.232 người và dự báo đến năm 2030 tổng số lao động ngành du lịch tỉnh Bình Thuận tăng lên 217.200 lao động.

+ Du lịch góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa, sớm đưa thành phố Phan Thiết trở thành trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế.

+ Cùng với sự tăng nhanh về lượng khách du lịch thì các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, đi lại, tham quan giải trí, mua sắm của du khách cũng tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương phát triển theo thông qua việc đáp ứng

và cung cấp các dịch vụ cho du khách như dịch vụ taxi, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí…

+ Du lịch phát triển tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…

+ Du lịch phát triển góp phần quan trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật tỉnh Bình Thuận như đường giao thông, phương tiện đi lại, điện nước, thông tin liên lạc. Theo qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần phải cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cụ thể:

Nâng cấp xây dựng mới hệ thống bệnh viện tại các trung tâm và các tiểu vùng của tỉnh như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Võ Xu, thị xã Phan Rí Cửa. Xây dựng mới các trung tâm điều dưỡng tại các trung tâm du lịch, khu vực có suối khoáng nóng để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của du khách.

Xây dựng mới Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế, khu liên hợp thể dục thể thao cấp quốc gia, quốc tế.

Xây dựng các trung tâm thương mại, mua sắm từ sản phẩm cao cấp đến các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận tại các trung tâm như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Võ Xu, thị xã Phan Rí Cửa.

Xây dựng sân bay quốc tế Phan Thiết, đầu tư cảng biển nước sâu, cảng du lịch để có thể thời gian di chuyển của du khách và có thể đón trực tiếp khách du lịch quốc tế qua sân bay và cảng biển.

Nâng cấp các Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55 để kết nối các vùng du lịch lân cận và cả nước.

Hoàn chỉnh các trục đường ven biển, các tuyến giao thông trong nội vùng, cải tạo tuyến đường sắt Bắc Nam và đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh.

Đầu tư hạ tầng cấp điện, nước phục vụ du lịch: xây dựng các công trình thủy lợi như hồ, đập, trạm bơm, kênh chuyển nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng du lịch, sản xuất công nghiệp và xây dựng trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, các nhà máy phong điện, thủy điện..

2.4.3.2. Tác động tiêu cực

+ Tăng giá cả sinh hoạt: du lịch phát triển góp phần tăng thu nhập, cải thiện mức sống của người dân, sức mua tăng nhưng đồng thời cũng làm giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu và thực phẩm tăng cao gây khó khăn cho cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sống xung quanh khu vực phát triển du lịch.

+ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đặc biệt là khách quốc tế đến từ những khu vực có mức chi tiêu cao thì cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật của tỉnh Bình Thuận phải ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Vì vậy Nhà nước phải gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương. Ngoài ra du lịch phát triển cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi tỉnh phải tăng cường đầu tư cho công tác qui hoạch du lịch và thực hiện nhiều dự án như: bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên; tu bổ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh; phân tích chất lượng môi trường; đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao… gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách chung.

+ Du lịch có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải.... Do đó các ngành kinh tế này sẽ bị phụ thuộc vào ngành du lịch. Nếu du lịch phát triển thì các ngành kinh tế này sẽ phát triển theo và ngược lại.

+ Cư dân địa phương ở các khu du lịch và khu nghỉ mát thường phải chịu đựng tình trạng quá tải vào mùa du lịch và sẽ phải thay đổi lối sống để phù hợp với sinh hoạt của du khách chủ yếu đến từ các vùng đô thị.

Tóm lại, hoạt động du lịch tạo ra nhiều tác động đến môi trường tự nhiên, nhân văn và môi trường kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Du lịch phát triển mang lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế tỉnh Bình Thuận, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần bảo tồn, các cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử- văn hóa, làm hồi sinh các loại hình nghệ thuật, các làng nghề truyền thống…

Bên cạnh đó, du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; suy giảm đa dạng sinh học; gia tăng các tệ nạn xã hội, suy giảm đạo đức; thay đổi lối sống của cộng đồng địa phương…Nguyên nhân chủ

yếu là do nước thải, rác thải từ các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí và từ du khách cũng như cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)