7. Cấu trúc của luận văn:
2.1.2.4. Tài nguyên sinh học
Bình Thuận có diện tích rừng khá lớn, chiếm khoảng 47,50% diện tích tự nhiên của tỉnh, Độ che phủ rừng của tỉnh khoảng 38%. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21- 22 triệu m3
. Rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở các huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, trắc… và nhiều loài chim thú quý hiếm, trong đó có 47 loài 47 loài động vật quý hiếm được xếp vào Sách đỏ Việt Nam.
Hiện nay Bình Thuận có một số khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng như: Tà Cú, Núi Ông là những khu vực có hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại thích hợp cho việc phát triển du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú: có diện tích 8.293 ha, thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Đây là khu vực rất đa dạng về các loài động thực vật, có vai trò quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế. Theo các tổ chức quốc tế, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú thuộc điểm nóng đa dạng sinh học Miến Điện- Đông Dương. Hệ động thực vật hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, ưu thế nhất của Tà Cú là cây thuốc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông: với diện tích 23.817 ha, thuộc huyện Đức Linh- Tánh Linh, có 91% đất rừng. Trong rừng có khoảng 332 loài thực vật bậc cao (trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Bà Rịa Dalbergia bariensis) và theo dự án đầu tư có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận (trong đó có
nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như: Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus nigripes và Vượn đen má hung Hylobates gabriellae).
Tài nguyên sinh vật biển của tỉnh cũng hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt Đảo Phú Quý và cù lao Cau đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành hai khu bảo tồn biển của Việt Nam và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2010-2015.
Đảo Phú Quý: cách thành phố Phan Thiết khoảng 100 km về phía Đông, khí hậu mát mẻ trong lành. Qua điều tra sơ bộ đã ghi nhận được 70 loài thực vật ở cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể. Đặc biệt, đảo có nhiều chủng loại san hô và nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, đến đây du khách có thể tắm biển, câu cá, thưởng thức hải sản, thăm các làng chài truyền thống…
Khu bảo tồn biển Cù lao Cau (Tuy Phong): diện tích khoảng 12.500 ha, là một hòn đảo nổi giữa biển, cách bờ khoảng 9 km. Với hệ sinh thái động vật phong phú, đa dạng, nhiều loài quý hiếm như tôm hùm, ngọc trai, hải sâm, san hô. Đặc biệt, các rạn san hô ở đây hầu như chưa bị tác động và có độ che phủ đến gần 43%. Đây là vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam.