7. Cấu trúc của luận văn:
3.5.1. Kiến nghị đối UBND tỉnh Bình Thuận
Có giải pháp dung hòa cân đối giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp khai thác titan, phong điện và nuôi trồng thủy sản tại các địa bàn trọng điểm du lịch.
Hạn chế cấp đất cho các dự án nhỏ lẻ, các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch kém chất lượng tại các khu vực ven biển của tỉnh.
Tập trung phát triển các loại hình du lịch có khả năng tạo doanh thu lớn, góp phần tăng nhanh GDP của ngành du lịch như: MICE, giải trí cao cấp…
Đầu tư xây dựng bảo tồn, phục hồi làng dân tộc ít người về phù hợp phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, lễ hội, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ ho, Raglai, Chơ ro tại xã La Dạ, Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Dũng. Ngoài ra cần đầu tư, phục hồi văn hóa Chăm tại Bắc Bình, Tuy Phong, tạo điều kiện thu hút du khách và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc.
Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Cù Lao Cau, đảo Phú Quý; Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông.
Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong công tác quản lí, giám sát hoạt động du lịch.
Cần xây dựng mô hình xử lí nước thải, rác thải phù hợp cho các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và khu dân cư ven biển.
Chú trọng công tác đào tạo nhân lực đủ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch và môi trường.
Cần có những giải pháp quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến của du lịch bền vững phù hợp với tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều cảnh đẹp, lễ hội, làng nghề truyền thống cần được duy trì và phát huy.
Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa và làng nghề truyền thống.