7. Cấu trúc của luận văn:
2.1.2.3. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.
Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam. Đa số sông ngắn, dốc, diện tích lưu vực hẹp, sông La Ngà dài nhất 272 km, các sông khác có chiều dài từ 50-98 km. Tổng diện tích lưu vực 9.880 km2 với tổng chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước, trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3.
Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian: lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh) thiếu nước trầm trọng và có những nơi có dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá (vùng Tuy Phong, Bắc Bình).
Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thác nước tự nhiên với cảnh quan tuyệt đẹp thơ mộng, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở các địa điểm này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Thác Mưa Bay (thác Sương Mù), thác Trượt, thác Đầu Trâu: thác Mưa Bay là một trong những thác đẹp, lớn nhất ở Tánh Linh nhưng còn khá hoang sơ, thác có độ cao khoảng 70-80m, thích hợp cho du lịch sinh thái. Thấp hơn thác Mưa Bay là thác Trượt, tương đối bằng phẳng, dài khoảng 30m, cảnh quan xung quanh rất đẹp với các bãi đá nhiều màu sắc, nhiều dòng thác thấp thích hợp cho du khách tham quan và trượt thác. Bên phải thác Trượt là thác Đầu Trâu, gồm hai dòng thác tựa như hai cái sừng trâu trắng xóa, cao hơn 30m.
Thác Ba Tầng: nằm cách quốc lộ 55 khoảng 500m, thác cao 18-20m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại.
Thác Chín Tầng: nằm cách quốc lộ 55 khoảng 5km, gồm 9 bậc, cao tổng cộng 50-60m, dài gầm 100m, tạo nên cảnh quan hết sức hùng vĩ.
Thác Bà: nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, là thắng cảnh nổi tiếng của Tánh Linh, bao gồm 9 tầng thác, mỗi thác có độ cao từ 10-20m. Du khách chỉ có thể tham quan 3 tầng thác do địa hình khá hiểm trở.
Ngoài các thác nước tự nhiên, tỉnh Bình Thuận có số lượng hồ tự nhiên và nhân tạo khá lớn đảm nhận các vai trò như thủy điện, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản…đặc biệt có tiềm năng khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng…điển hình là hồ Hàm Thuận- Đa Mi và hồ tự nhiên Biển Lạc.
Bảng 2.2 Danh mục các hồ ở Bình Thuận có khả năng khai thác du lịch
Số thứ tự Tên hồ Địa điểm
1 Biển Lạc Xã Gia An (Tánh Linh) 2 Bàu Trắng Xã Hòa Thắng (Bắc Bình)
3 Núi Đất Xã Tân Tiến (La Gi)
4 Hàm Thuận- Đa Mi Xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)
5 Đá Bạc Xã Vĩnh Hảo
6 Sông Quao Xã Hàm Trí, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc)
7 Trà Tân Xã Tân Hà (Đức Linh)
8 Cà Giây Xã Bình An (Bắc Bình)
9 Thủy điện Đại Ninh Xã Đại Ninh
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận
b. Nước dưới đất
Trên địa bàn tỉnh có khá nhiều suối khoáng nóng, chất lượng tốt có khả năng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và sản xuất nước đóng chai, điển hình là:
Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo: thuộc huyện Tuy Phong, được phát hiện từ thế kỷ XIV, chất lượng tương đương nước khoáng Vicky nổi tiếng thế giới của Pháp. Hiện nay đã được khai thác, sản xuất nước đóng chai Vĩnh Hảo và xây dựng Trung tâm tắm khoáng- tắm bùn Vĩnh Hảo phục vụ du lịch.
Suối khoáng nóng Bưng Thị: nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, giáp ranh gới 3 xã Tân Thành, Thuận Quý và Tân Thuận, có nhiệt độ đến 760
C. Khu vực suối khoáng nóng Bưng Thị kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chữa bệnh, du lịch sinh thái rừng và là khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách của tỉnh Bình Thuận.
Suối khoáng nóng Phong Điền (Tân Thuận): thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Là suối khoáng có thành phần khoáng cao, sắt- nhôm thấp. thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh.
Suối khoáng nóng Đa Kai: thuộc xã Đa Kai (Đức Linh), có nhiệt độ 500C, là mỏ khoáng cực kì quý hiếm, rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là mỏ nước khoáng duy
nhất của Việt Nam có thành phần I- ốt thiên nhiên, có thể khai thác phục vụ công nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh. Hiện nay đã xây dựng công ty cổ phần nước khoáng Đa Kai, sản lượng đạt trên 3 triệu lít/ năm và thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh không nhiều, có nơi bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số khu vực thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà.