Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 70 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.4.1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên

2.4.1.1. Tác động tích cực

Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.

Góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên như khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú, khu bảo tồn biển Cù lao Cau, khu bảo tồn biển Đảo Phú Quý.

Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

Tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo… Du lịch góp phần tích cực vào việc tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá, thông tin, năng lượng… Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển.

Du lịch góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.

Du lịch góp phần tăng cường chất lượng môi trường: hoạt động du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

2.4.1.2. Tác động tiêu cực

a. Đối với môi trường nước

Chất lượng nguồn nước mặt

Nước sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của du khách, trong các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…luôn cao hơn nhiều so với mức nước sử dụng của người dân xung quanh. Nếu các khu du lịch khai thác và sử dụng nguồn nước mặt không hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm hoặc cạn kiệt nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe người dân cũng như môi trường tự nhiên.

Nhìn chung hầu hết các cơ sở du lịch tỉnh Bình Thuận cho nước thải tự ngấm hoặc thải trực tiếp ra biển. Năm 2006, toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có 5/84 cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, còn lại phần lớn các cơ sở du lịch chưa quan tâm đúng mức việc thâu gom rác thải, xử lí nước thải. Đến năm 2010, có 90/166 cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch tỉnh cũng đang quan tâm đến tác động môi trường, tăng cường xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải.

Ngoài ra rác thải phát sinh từ việc xây dựng, nạo vét sông hồ và rác thải từ quá trình khai thác du lịch không được thu gom, xử lí đúng qui định cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, làm gia tăng đáng kể các tạp chất, bùn cát, vi khuẩn, chất độc hại trong nước sông và du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi cũng gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn nước.

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong năm, được tiến hành lấy mẫu trong 2 đợt, đó là vào mùa khô (tháng 4/2009) và mùa mưa (tháng 10/2009). Mẫu nước mặt được phân tích đều là nước sông được sử dụng với mục đích cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1).

Mỗi đợt tiến hành lấy 18 mẫu, khu vực lấy mẫu cụ thể như sau:

Các mẫu có kí hiệu NM01, NM02, NM03 lấy tại khu vực sông Dinh, huyện Hàm Tân.

Các mẫu có kí hiệu NM04, NM05, NM06 lấy tại khu vực sông Phan, huyện Hàm Thuận Nam.

Mẫu có kí hiệu NM07 lấy tại khu vực sông Cà Ty, huyện Hàm Thuận Nam. Các mẫu có kí hiệu NM08, NM09 lấy tại khu vực sông Cái, thành phố Phan Thiết.

Mẫu có kí hiệu NM10 lấy tại khu vực hợp lưu giữa sông Lũy và sông Phan, huyện Bắc Bình.

Mẫu có kí hiệu NM11 lấy tại khu vực sông Lũy, huyện Bắc Bình.

Các mẫu có kí hiệu NM12, NM13 lấy tại khu vực thuộc sông Phan, huyện Bắc Bình.

Các mẫu có kí hiệu NM14, NM15, NM16, NM17, NM18 lấy tại khu vực thuộc sông Lòng Sông, huyện Tuy Phong.

Kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước mặt như sau:

+ Chỉ tiêu pH

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu pH đối với cột A1 của nước mặt là 6,5- 8,5. Qua biểu đồ ta thấy tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Biểu đồ 2.5. Chỉ tiêu pH của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu BOD5

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu BOD5 đối với cột A1 của nước mặt là 4 mg/l. Kết quả phân tích 18 mẫu ở đợt 1, thì tất cả đều vượt chuẩn cho phép, cao nhất là mẫu tại sông Phan, huyện Bắc Bình vượt 6,5 lần chuẩn cho phép. Kết quả phân tích 18 mẫu ở đợt 2 thì có đến 12 mẫu vượt chuẩn cho phép, cao nhất là mẫu tại sông Lũy, huyện Bắc Bình vượt 4 lần mức cho phép. Ngoài ra, vào mùa khô hàm lượng ô nhiễm cao hơn so với mùa mưa.

Biểu đồ 2.6. Chỉ tiêu BOD5 của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu COD

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu COD đối với cột A1 của nước mặt là 10mg/l. Kết quả phân tích 18 mẫu đợt 1 cho thấy tất cả đều vượt quy chuẩn cho phép, cao nhất là 2 mẫu tại sông Dinh, huyện Hàm Tân và sông Cái, thành phố Phan Thiết có nồng độ vượt quy chuẩn khoảng 5,6 lần. Kết quả phân tích đợt 2, có 11 mẫu vượt quy chuẩn cho phép, cao nhất là mẫu tại sông Lòng Sông, huyện Tuy Phong, vượt quy chuẩn 2,4 lần.

Biểu đồ 2.7. Chỉ tiêu COD của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu DO

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn tối thiểu của DO đối với cột A1 của nước mặt là 6 mg/l. Qua 36 mẫu phân tích trong hai đợt, có 35 mẫu chưa đạt tới nồng độ DO tối thiểu, chỉ có 1 mẫu đạt 6 mg/l tại sông Dinh, huyện Hàm Tân. Nồng độ DO càng nhỏ càng ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật thủy sinh và nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng.

Biểu đồ 2.8. Chỉ tiêu DO của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu TSS

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu TSS đối với cột A1 của nước mặt là 20 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu đều vượt

quy chuẩn cho phép. Mẫu có nồng độ ô nhiễm cao nhất là tại sông Dinh, huyện Hàm Tân.

+ Chỉ tiêu N-NH3

Tất cả các mẫu đợt 1 đều đạt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên kết quả phân tích đợt 2 có 7 mẫu không phát hiện và 11 mẫu vượt quy chuẩn cho phép. Trong đó, mẫu tại sông Dinh, huyện Hàm Tân có nồng độ gấp 64 lần tiêu chuẩn cho phép.

Biểu đồ 2.9. Chỉ tiêu N-NH3 của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu Coliform

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu Coliform đối với cột A1 của nước mặt là 2500 MNP/100ml. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu đều đạt quy chuẩn cho phép, có mẫu không phát hiện sự tồn tại của Coliform.

Biểu đồ 2.10. Chỉ tiêu Coliform của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận

Tóm lại kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt cho thấy: chỉ tiêu pH và Coliform đều đạt quy chuẩn. Các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, N-NH3 và TSS đều cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tối thiểu. Trong đó khu vực tại huyện Hàm Tân và huyện Tuy Phong có nồng độ ô nhiễm cao nhất.

Chất lượng nước ngầm

Các mạch nước ngầm thường bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước mặt, cấu tạo địa chất của khu vực, vệ sinh môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm khác. Do vậy, nếu trong quá trình phát triển du lịch các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, khách du lịch không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không có hệ thống xử lí rác thải, nước thải làm ô nhiễm đất và nguồn nước mặt từ đó làm cho nguồn nước ngầm bị suy thoái và ô nhiễm.

Cùng với việc tăng số lượng khách du lịch thì nhu cầu nước cho sinh hoạt của du khách cũng tăng nhanh, trung bình 200 lít/ngày đối với khách lưu trú và 80 lít/ngày đối với khách tham quan, sẽ làm tăng nhanh mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh do khai thác quá mức cho phép.

Việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm mặn vào nguồn nước ngầm ở xã Phước Thể, Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Phan Rí Thành (Bắc Bình). Ngoài ra các nghĩa trang nằm trong nội thị như TP. Phan Thiết cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trầm trọng.

Tóm lại việc san lấp xây dựng các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn dẫn đến làm thay đổi cấu trúc địa tầng cùng với sự ô nhiễm nguồn nước mặt, lượng rác thải không được xử lí triệt để là những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và suy giảm.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu du lịch Hòn Rơm và Hàm Tiến cho thấy:

Độ pH có giá trị trung tính và tương đối ổn định qua các năm, đạt quy chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu As, tổng Fe đều nằm trong giới hạn cho phép.

Giá trị COD vượt chuẩn cho phép, chứng tỏ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm hữu cơ.

Giá trị Colifrom vượt chuẩn quy định, chứng tỏ nguồn nước ngầm đã bị nhiễm vi sinh.

Giá trị TDS và NaCl khá cao chứng tỏ mạch nước ngầm đã bị nhiễm khoáng và nhiễm mặn, vào mùa khô mức độ nhiễm mặn cao hơn mùa mưa.

Bảng 2.20. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu du lịch Hòn Rơm và khu du lịch Hàm Tiến tỉnh Bình Thuận năm 2010

Chỉ số Khu du lịch Hòn Rơm Khu du lịch Hàm Tiến QCVN ( 09:2008/BTNMT) pH 6,66 6,16 5,5- 8,5 TDS (mg/l) 560 150 NaCl (mg/l) 62,34 40,03 250 COD (mg/l) 32 25 4 NO-3 (mg/l) 3,6 19,23 15 As (mg/l) KPH 0,0009 0,05 Tổng Fe (mg/l) 0,07 0,98 5 Coliform (MPN/100ml) < 3 2,4 x 102 3

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận

Ngoài ra còn tiến hành phân tích 40 mẫu nước ngầm trong 2 đợt tại một số khu vực trong tỉnh. Mỗi đợt lấy 20 mẫu, cụ thể như sau:

Các mẫu có kí hiệu NN01, NN02 được lấy tại khu vực thuộc thị xã La Gi Các mẫu có kí hiệu NN03, NN04 được lấy tại khu vực thuộc Mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam.

Các mẫu có kí hiệu NN05, NN06, NN07 được lấy tại khu vực thuộc thành phố Phan Thiết.

Các mẫu có kí hiệu NN08, NN09, NN10, NN11 được lấy tại khu vực Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Các mẫu có kí hiệu NN12, NN13, NN14, NN15 được lấy tại khu vực Hòn Rơm, thành phố Phan Thiết.

Các mẫu có kí hiệu NN16, NN17 được lấy tại khu vực thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.

Mẫu có kí hiệu NN18 được lấy tại khu vực thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.

Các mẫu có kí hiệu NN19, NN20 được lấy tại khu vực thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại các địa điểm trên như sau:

+ Chỉ tiêu pH

Biểu đồ 2.11. Chỉ tiêu pH của nguồn nước ngầm tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Độ cứng

Theo QCVN 09:2008/BTNMT giới hạn tối đa của độ cứng là 500 mg/l CaCO3. Như vậy, qua biểu đồ có 4 mẫu vượt quy chuẩn, cao nhất là mẫu nước ngầm tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong vượt chuẩn 4,14 lần. Nước có độ cứng cao dễ gây hư hỏng các vật dụng, thiết bị máy móc.

+ Chỉ tiêu TDS

Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước ngầm có giá trị TDS cao nhất đạt 4970 mg/l tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ngoài ra một số khu vực có giá trị TDS khá cao như xã Phước Thể, huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết.

Biểu đồ 2.14. Chỉ tiêu TDS của nguồn nước ngầm tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu E.coli

Không phát hiện sự tồn tại của E.coli trong 40 mẫu phân tích.

Tóm lại kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy: chỉ tiêu pH và E.coli đạt quy chuẩn; các chỉ tiêu Fe, độ cứng và Clorua đều cao hơn hoặc thấp hơn quy chuẩn; chỉ tiêu TDS dao động từ 32,6- 5080 mg/l. Trong đó hầu hết các mẫu nước ngầm bị ô nhiễm đều thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong và phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết.

Chất lượng nước biển ven bờ

Du lịch mang lại nhiều lợi ích như tăng trưởng kinh tế và giao lưu văn hóa, tạo việc làm cho lao động địa phương... nhưng hoạt động du lịch cũng đóng vai trò khá lớn làm suy thoái môi trường ven biển, một trong những vấn đề môi trường cấp bách mà tỉnh Bình Thuận đang phải đối mặt.

Kết quả khảo sát chất lượng nước biển ven bờ của Bình Thuận đã phát hiện các chỉ tiêu N-NH3, BOD5, Coliform và tổng chất rắn lơ lửng đều cao hơn quy định

tại các khu vực có nhiều hoạt động du lịch ven biển như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, La Gi, thành phố Phan Thiết và Tuy Phong.

Theo các nhà nghiên cứu, chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngư dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ (được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm) hằng năm ở khu vực này.

Điển hình là vào tháng 7/2002, hiện tượng thủy triều đỏ làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam gây ngứa, phồng rộp, vàng da. Nước biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau.

Đến năm 2004, thủy triều đỏ lại xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán kính 20km, mật độ tảo dày đặc hơn 10cm làm nước biển ô nhiễm, hôi thối khủng khiếp. Năm 2005, khu vực Mũi Né, Phan Thiết lại xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ và đến giữa tháng 8/2009, tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết có hiện tượng thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt.

Ngoài ra dọc bờ biển hiện nay là đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... đều được thải trực tiếp ra biển. Trong đó, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)