Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nhân văn

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 91 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.4.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nhân văn

2.4.2.1. Tác động tích cực

+ Di sản: hoạt động du lịch góp phần cải thiện chất lượng bảo tàng, trùng tu nâng cấp các di tích lịch sử.

Tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành Nhà trưng bày và phục dựng thành công 6 bộ xương thuộc họ cá trên huyện đảo Phú Quý. Quần thể thiết chế Vạn An Thạnh cùng với công trình phục dựng 6 bộ xương thuộc họ cá voi nói trên đã hợp thành “Bảo tàng Văn hóa biển Việt Nam” đầu tiên, được xây dựng trên huyện đảo Phú Quý.

Với 300 di tích (trong đó 24 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh) và hơn 55.000 hiện vật bảo tàng được lập hồ sơ đưa vào quản lý, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống ở địa phương; nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã và đang được đầu tư, trùng tu, nâng cấp để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Trong số đó, các di tích trở thành điểm đến

thường xuyên của du khách như Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận, di tích tháp Pô Sah Inư, Nhà trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa núi Tà Cú…tạo được ấn tượng với đông đảo du khách.

Tỉnh Bình Thuận còn thực hiện 12 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được nghiệm thu đạt loại xuất sắc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc ở địa phương.

Ngoài ra, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã đầu tư gần 15 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương trên 10 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương 4,5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 291 triệu đồng) để tu bổ, tôn tạo 17 di tích (16 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).

+ Ngôn ng: hoạt động du lịch góp phần bảo tồn ngôn ngữ truyền thống nếu được coi là hấp dẫn du khách.

+ Tôn giáo: hoạt động du lịch góp phần gia tăng hệ thống tôn giáo của cộng đồng địa phương.

+ Nghệ thuật truyền thống:

Hoạt động du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận. Ngoài việc tham quan du khách còn có nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm và thưởng thức nghệ thuật góp phần phát triển thêm thị trường mới cho hàng thủ công và loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh Bình Thuận.

Hoạt động du lịch góp phần làm hồi sinh các loại hình nghệ thuật truyền thống như: múa Chăm, múa sử thi Raglai, chèo Bá Trạo,…và khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong; dệt thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, Raglai…

+ Lối sống truyền thống: thông qua hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận được tiếp cận, giao lưu với du khách từ nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới từ đó nâng cao nhận thức về lối sống, phong tục tập quán ở các nơi trên thế giới.

+ Giá trị và hành vi: thông qua hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận cũng tiếp thu những mặt tích cực trong giá trị và hành vi của du khách, như trường hợp yêu quí, tôn trọng động vật; ý thức bảo vệ môi trường.

+ Cộng đồng địa phương: do nhu cầu về nhân lực và sức hút về thu nhập du lịch, tại các khu du lịch của tỉnh sẽ thu hút hàng vạn lao động tham gia, trong đó sẽ có những người năng động, có trình độ từ các tỉnh thành trong cả nước tới sống và làm việc tại Bình Thuận, tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh đồng thời còn có vai trò hạn chế việc giảm dân số.

2.4.2.2. Tác động tiêu cực

+ Di sản:

• Xây dựng nhà cửa sử dụng phong cách kiến trúc phi truyền thống. • Du khách ăn trộm đồ chế tác.

• Kiểm duyệt di sản để làm hài lòng du khách. + Ngôn ng:

• Đưa khái niệm nước ngoài vào từ vựng: du khách đến tham quan du lịch, không chỉ mang đến nền văn hóa tiến bộ mà còn truyền bá ngôn ngữ nước ngoài vào, dần nảy sinh những biến đổi của người dân địa phương về tư tưởng và cách ăn nói nửa tây nửa ta.

• Trong quá trình giao tiếp giữa người dân địa phương và du khách đặc biệt là khách quốc tế sẽ gây áp lực lên ngôn ngữ bản xứ nếu du khách không thể hoặc không muốn giao tiếp với người địa phương bằng ngôn ngữ bản xứ.

+ Tôn giáo: Đánh mất tâm linh ở những khu vực tôn giáo bị du khách chi phối, gây thương tổn nghiêm trọng đến niềm tin tôn giáo của người dân địa phương.

+ Nghệ thuật truyền thống:

• Để đáp ứng nhu cầu của du khách các mặt hàng thủ công truyền thống được thay bằng những sản phẩm du khách cần.

• Tầm thường hóa hoặc sữa đổi nghệ thuật truyền thống để đáp ứng nhu cầu của du khách: do chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa các hoạt động văn

hóa nghệ thuật, các cơ sở kinh doanh du lịch đã biến các lễ hội truyền thống thành nghệ thuật trình diễn để làm hài lòng du khách.

+ Lối sống truyền thống: khi du lịch phát triển người dân trong tỉnh có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ vốn có thu nhập và mức sống cao sẽ làm cho cộng đồng địa phương có cảm giác sung bái nước ngoài, thay đổi thói quen ăn uống, thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách.

+ Giá trị và hành vi:

• Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách quốc tế và nội địa, với nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát. Do vậy tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm và tội phạm gia tăng.

• Vì lợi ích cá nhân những người làm du lịch có thể đánh mất phẩm giá, đạo đức, sẵn sàng chèo kéo, tranh dành du khách với nhau. Ngoài ra một số cơ sở kinh doanh du lịch còn phục vụ kém chất lượng, “chặt, chém” du khách, thiếu thân thiện. Ví dụ:

Tại Dinh Thầy Thím mặc dù đã không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào Tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng Dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách.

Tại bãi biển Bình Thạnh- Tuy Phong vẫn còn xảy ra tình trạng “chặt, chém” du khách, giá bán các mặt hàng hải sản muôn hình vạn trạng, đánh đố du khách.

Tại khu du lịch cộng đồng Cam Bình (xã Tân Phước, thị xã La Gi) đã nảy sinh hiện tượng chèo kéo khách, giành khách dẫn đến đánh nhau. Nguyên nhân là một số quán, đã cử người ra tận đầu cổng khu du lịch, chờ xe tới thì lao ra kéo, nắm tay khách, kể cả việc lấy hành lý của khách đặt trên xe rùa rồi chủ động kéo đi để khách vì sợ mất hành lý phải đi theo. Cũng từ đây xuất hiện cò dịch vụ, rước khách cho các quán. Khách du lịch không còn cơ hội lựa chọn nơi vui chơi theo ý thích. Đơn cử, trong ngày 4/8/2012, hai nhóm phụ nữ đã lao vào nhau đánh nhau vì giành khách cũng như buông những lời thô tục, làm cho hình ảnh khu du lịch xấu đi trong

mắt du khách. Bên cạnh đó, khu du lịch này còn xảy ra tình trạng không có thùng chứa rác, người buôn bán thường xuyên chôn rác thải ở bãi biển, về lâu dài sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Cộng đồng địa phương: du lịch phát triển thu hút nhiều thành phần từ nơi khác tới sống và làm việc tại Bình Thuận làm ảnh hưởng, chi phối đến lối sống cộng đồng dân cư Bình Thuận.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 91 - 95)