Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Phần lớn là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Địa hình phân hoá thành 4 dạng chính:

Vùng đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, gồm đồng bằng phù sa ven biển nhỏ hẹp ở các lưu vực sông từ sông Lòng Sông đến sông Dinh và đồng bằng thung lũng sông La Ngà.

Vùng núi thấp và trung bình chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh.

Vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, là dạng chuyển tiếp của vùng núi thấp, kéo dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.

Vùng đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là các đồi cát đỏ, trắng, vàng, lượn sóng, phân bố dọc theo bờ biển từ huyện Tuy Phong đến Hàm Tân.

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bình Thuận khá đa dạng, phong phú tạo nên nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn du khách như đồi cát Mũi Né, đồi cát Hòa Thắng, đồi Hồng…đặc biệt có nhiều bãi biển trong xanh, phong cảnh hữu tình như bãi biển Mũi Né- Hòn Rơm, Đồi Dương, Cổ Thạch…thích hợp cho du khách tắm biển, nghỉ dưỡng, lướt ván và thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.

Bảng 2.1 Danh mục các tài nguyên du lịch biển của tỉnh Bình Thuận

Số thứ tự Tên tài nguyên Địa chỉ

1 Bãi biển Bình Thạnh Xã Bình Thạnh

2 Bãi biển Cà Ná Xã Vĩnh Tân

3 Bãi biển Cam Bình Xã Tân Phước

4 Bãi biển Đồi Dương Xã Hòa Minh

5 Bãi biển Thương Chánh Xã Hưng Long

6 Bãi biển Gành- Hòn Lao Mũi Né

7 Bãi biển Hà Lãng Xã Tân Thắng

8 Bãi biển Hòn Lan Xã Tân Thành

9 Bãi biển Hòn Rơm Mũi Né

10 Bãi biển Hòn Tranh Xã Tam Thanh

11 Bãi biển Long Sơn- Suối Nước Long Sơn

12 Bãi biển Lạch Vũng Môn Xã Hòa Thắng

13 Bãi biển Mỹ Sơn Xã Sơn Mỹ

14 Bãi biển Rạng Hàm Tiến

15 Bãi biển Thuận Quý- Khe Gà Xã Thuận Quý

16 Bãi biển Tiến Thành Tiến Thành

17 Bãi biển Hố Lỡ Tiến Thành

18 Bãi biển Cổ Thạch Huyện Tuy Phong

19 Bãi Doi Dừa Xã Ngũ Phụng

20 Bãi Đá con đa màu Xã Bình Thạnh

21 Bãi Chùa Xã Hòa Thắng

22 Bãi Hòn Nghề Xã Hòa Thắng

23 Bãi Nhỏ Gành Hang Xã Tam Thanh

24 Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Cau Xã Phước Thề 25 Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Phú Quý Phú Quý

2.1.2.2. Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho du lịch hoạt động quanh năm. Với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong năm 26,50

C – 27,50C. Tổng số giờ nắng trung bình khá lớn 2.459 giờ, vùng ven biển lên đến 2900-3000 giờ/năm.

Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.024 mm, thấp hơn lượng mưa trung bình cả nước (1.900 mm/năm), mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, độ ẩm trung bình 75- 85%.

Bình Thuận ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng trong thời gian gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng. Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng 10-12 trong năm, kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.

2.1.2.3. Tài nguyên nước a. Nước mặt a. Nước mặt

Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.

Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam. Đa số sông ngắn, dốc, diện tích lưu vực hẹp, sông La Ngà dài nhất 272 km, các sông khác có chiều dài từ 50-98 km. Tổng diện tích lưu vực 9.880 km2 với tổng chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước, trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3.

Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian: lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh) thiếu nước trầm trọng và có những nơi có dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá (vùng Tuy Phong, Bắc Bình).

Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều thác nước tự nhiên với cảnh quan tuyệt đẹp thơ mộng, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở các địa điểm này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Thác Mưa Bay (thác Sương Mù), thác Trượt, thác Đầu Trâu: thác Mưa Bay là một trong những thác đẹp, lớn nhất ở Tánh Linh nhưng còn khá hoang sơ, thác có độ cao khoảng 70-80m, thích hợp cho du lịch sinh thái. Thấp hơn thác Mưa Bay là thác Trượt, tương đối bằng phẳng, dài khoảng 30m, cảnh quan xung quanh rất đẹp với các bãi đá nhiều màu sắc, nhiều dòng thác thấp thích hợp cho du khách tham quan và trượt thác. Bên phải thác Trượt là thác Đầu Trâu, gồm hai dòng thác tựa như hai cái sừng trâu trắng xóa, cao hơn 30m.

Thác Ba Tầng: nằm cách quốc lộ 55 khoảng 500m, thác cao 18-20m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại.

Thác Chín Tầng: nằm cách quốc lộ 55 khoảng 5km, gồm 9 bậc, cao tổng cộng 50-60m, dài gầm 100m, tạo nên cảnh quan hết sức hùng vĩ.

Thác Bà: nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, là thắng cảnh nổi tiếng của Tánh Linh, bao gồm 9 tầng thác, mỗi thác có độ cao từ 10-20m. Du khách chỉ có thể tham quan 3 tầng thác do địa hình khá hiểm trở.

Ngoài các thác nước tự nhiên, tỉnh Bình Thuận có số lượng hồ tự nhiên và nhân tạo khá lớn đảm nhận các vai trò như thủy điện, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản…đặc biệt có tiềm năng khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng…điển hình là hồ Hàm Thuận- Đa Mi và hồ tự nhiên Biển Lạc.

Bảng 2.2 Danh mục các hồ ở Bình Thuận có khả năng khai thác du lịch

Số thứ tự Tên hồ Địa điểm

1 Biển Lạc Xã Gia An (Tánh Linh) 2 Bàu Trắng Xã Hòa Thắng (Bắc Bình)

3 Núi Đất Xã Tân Tiến (La Gi)

4 Hàm Thuận- Đa Mi Xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)

5 Đá Bạc Xã Vĩnh Hảo

6 Sông Quao Xã Hàm Trí, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc)

7 Trà Tân Xã Tân Hà (Đức Linh)

8 Cà Giây Xã Bình An (Bắc Bình)

9 Thủy điện Đại Ninh Xã Đại Ninh

Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

b. Nước dưới đất

Trên địa bàn tỉnh có khá nhiều suối khoáng nóng, chất lượng tốt có khả năng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và sản xuất nước đóng chai, điển hình là:

Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo: thuộc huyện Tuy Phong, được phát hiện từ thế kỷ XIV, chất lượng tương đương nước khoáng Vicky nổi tiếng thế giới của Pháp. Hiện nay đã được khai thác, sản xuất nước đóng chai Vĩnh Hảo và xây dựng Trung tâm tắm khoáng- tắm bùn Vĩnh Hảo phục vụ du lịch.

Suối khoáng nóng Bưng Thị: nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, giáp ranh gới 3 xã Tân Thành, Thuận Quý và Tân Thuận, có nhiệt độ đến 760

C. Khu vực suối khoáng nóng Bưng Thị kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chữa bệnh, du lịch sinh thái rừng và là khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách của tỉnh Bình Thuận.

Suối khoáng nóng Phong Điền (Tân Thuận): thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Là suối khoáng có thành phần khoáng cao, sắt- nhôm thấp. thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh.

Suối khoáng nóng Đa Kai: thuộc xã Đa Kai (Đức Linh), có nhiệt độ 500C, là mỏ khoáng cực kì quý hiếm, rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là mỏ nước khoáng duy

nhất của Việt Nam có thành phần I- ốt thiên nhiên, có thể khai thác phục vụ công nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh. Hiện nay đã xây dựng công ty cổ phần nước khoáng Đa Kai, sản lượng đạt trên 3 triệu lít/ năm và thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh không nhiều, có nơi bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số khu vực thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà.

2.1.2.4. Tài nguyên sinh học

Bình Thuận có diện tích rừng khá lớn, chiếm khoảng 47,50% diện tích tự nhiên của tỉnh, Độ che phủ rừng của tỉnh khoảng 38%. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21- 22 triệu m3

. Rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở các huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam

Trong rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, trắc… và nhiều loài chim thú quý hiếm, trong đó có 47 loài 47 loài động vật quý hiếm được xếp vào Sách đỏ Việt Nam.

Hiện nay Bình Thuận có một số khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng như: Tà Cú, Núi Ông là những khu vực có hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại thích hợp cho việc phát triển du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái.

Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú: có diện tích 8.293 ha, thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Đây là khu vực rất đa dạng về các loài động thực vật, có vai trò quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế. Theo các tổ chức quốc tế, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú thuộc điểm nóng đa dạng sinh học Miến Điện- Đông Dương. Hệ động thực vật hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, ưu thế nhất của Tà Cú là cây thuốc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông: với diện tích 23.817 ha, thuộc huyện Đức Linh- Tánh Linh, có 91% đất rừng. Trong rừng có khoảng 332 loài thực vật bậc cao (trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Bà Rịa Dalbergia bariensis) và theo dự án đầu tư có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận (trong đó có

nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như: Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus nigripes và Vượn đen má hung Hylobates gabriellae).

Tài nguyên sinh vật biển của tỉnh cũng hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt Đảo Phú Quý và cù lao Cau đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành hai khu bảo tồn biển của Việt Nam và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2010-2015.

Đảo Phú Quý: cách thành phố Phan Thiết khoảng 100 km về phía Đông, khí hậu mát mẻ trong lành. Qua điều tra sơ bộ đã ghi nhận được 70 loài thực vật ở cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể. Đặc biệt, đảo có nhiều chủng loại san hô và nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, đến đây du khách có thể tắm biển, câu cá, thưởng thức hải sản, thăm các làng chài truyền thống…

Khu bảo tồn biển Cù lao Cau (Tuy Phong): diện tích khoảng 12.500 ha, là một hòn đảo nổi giữa biển, cách bờ khoảng 9 km. Với hệ sinh thái động vật phong phú, đa dạng, nhiều loài quý hiếm như tôm hùm, ngọc trai, hải sâm, san hô. Đặc biệt, các rạn san hô ở đây hầu như chưa bị tác động và có độ che phủ đến gần 43%. Đây là vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam.

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.3.1. Các di tích lịch sử - văn hóa

Đến năm 2011, toàn tỉnh có 41 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 24 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh. Số lượng di tích được xếp hạng chưa nhiều nhưng khá đa dạng, thu hút nhiều du khách và các nhà nghiên cứu đến tham quan.

Các di tích lịch sử cấp quốc gia: có 24 di tích được xếp hạng, điển hình là các di tích sau:

Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư: tọa lạc trên đồi Bà Nài, thuộc xã Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết khoảng 7 km. Đây là một trong những di tích văn hóa quý giá còn sót lại của vương quốc Chăm Pa xưa, được xây dựng vào cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, thờ thần Shiva và công chúa Pô Sah Inư. Năm 1991, Tháp được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Nhóm đền tháp Chăm Pôđam: có niên đại thế kỷ VIII- IX thuộc phong cách kiến trúc Hòa Lai, gồm 6 tháp, điều đặc biệt là các cửa chính quay về hướng nam, 6

tháp đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác. Hiện nay chỉ còn 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác đã bị sụp đổ chỉ còn lại phần đế. Đây là nơi thực hiện các nghi lễ, thờ cúng vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận.

Trường Dục Thanh (thành phố Phan Thiết): được xây dựng vào năm 1907, đến năm 1910, Bác Hồ đã dừng chân dạy học tại đây. Hiện nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật gắn bó với cuộc đời dạy học của Bác, để bày tỏ lòng biết ơn với Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Di tích trường Dục Thanh được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986.

Đình Vạn Thủy Tú: là một trong những di tích được công nhận và có dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng biển Duyên hải miền trung. Đây là nơi lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, trong đình còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nôm liên quan tới nghề biển và một số lượng lớn các sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị thần biển.

Dinh Thầy Thím: là một trong 3 cụm di tích danh thắng nổi tiếng của tỉnh. Dinh Thầy Thím được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 27- 9-1997. Kiến trúc như ngôi đình làng với nhiều bức hoành phi ca ngợi công đức của vợ chồng Thầy Thím.

Chùa Hang (chùa Cổ Thạch): được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX, tọa lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch, thuộc huyện Tuy Phong. Ngoài kiến trúc độc đáo được xây dựng từ nhiều phiến đá lớn nhỏ, nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm như: câu đối, bức hoành phi, Đại hồng chung. Chùa Hang được Nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa núi Tà Cú: tọa lạc trên núi Tà Cú, ở độ cao hơn 400m, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, do nhà sư Trần Hữu Đức chủ trì xây dựng vào năm 1879, là một trong các di tích lịch sử- văn hóa quốc gia. Đặc biệt tại đây có tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, tượng nằm nghiêng dài 49m, cao 10m. Từ năm 2003, khu du lịch Tà

Cú đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo hiện đại giúp du khách đến tham quan chùa và khu bảo tồn tự nhiên Tà Cú được thuận lợi hơn.

Vạn An Thạnh: được xây dựng năm 1781, gắn liền với lịch sử hình thành đảo Phú Quý, thuộc xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, với kiến trúc kiểu đình làng và

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 37)