7. Cấu trúc của luận văn:
3.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, rừng, đồi, những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, những nét đặc trưng riêng có của từng vùng của tỉnh Bình Thuận để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường.
Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội để thu hút khách quốc tế và nội địa như: du lịch văn hóa, lễ hội, nghỉ dưỡng cao cấp, thể thao trên cát- trên biển, sinh thái rừng- biển- đảo, du lịch thương mại- hội nghị, hội thảo (MICE)…đặc biệt là du lịch sinh thái biển, thể thao biển.
Tạo các sản phẩm du lịch chuyên đề như: tham quan TP. Phan Thiết (City tour), các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ Ho, Chơ Ro, du lịch nghỉ dưỡng biển- rừng- hồ, du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, thể thao biển… với nội dung phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để du khách tiếp tục quay trở lại với Bình Thuận.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du khách trong và ngoài nước. Từng điểm du lịch của tỉnh phải xây dựng các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch.
Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách.