Dự báo nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 106)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.2.3. Dự báo nguồn nhân lực du lịch

3.2.3.1. Số lượng lao động

Lao động trực tiếp phục vụ du lịch năm 2010 là 8.610 người. Hiện nay trung bình sử dụng 1,26 lao động/ phòng lưu trú.

Theo quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Thuận đến 2030 đã được phê duyệt, lao động thương mại dịch vụ đến năm 2030 chiếm 40% trong tổng số lao động toàn tỉnh (khoảng 331.000- 350.000 người).

Xu hướng hiện nay cần nâng cao năng lực chuyên môn, bộ máy gọn nhẹ nên số lao động du lịch không tăng cao theo số phòng lưu trú mà tăng trưởng phù hợp

với kế hoạch đào tạo nhân lực ngành du lịch và cơ cấu lao động ngành thương mại- dịch vụ.

Dự báo trong giai đoạn 2011- 2030 trung bình 1 phòng quốc tế cần 1,5 lao động trực tiếp, 1 phòng nội địa cần 1 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp cần 2 lao động gián tiếp.

Bảng 3.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động du lịch Bình Thuận

Đơn vị: người

Năm 2015 2020 2025 2030

Lao động trực tiếp/ phòng khách quốc tế 1,5 1,5 1,5 1,5

Lao động gián tiếp/ phòng khách nội địa 1 1 1 1

Lao động gián tiếp phát sinh từ lao động trực tiếp 2 2 2 2

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

Dự báo năm 2015 ngành du lịch cần 15.200 lao động trực tiếp và 30.400 lao động gián tiếp và đến năm 2030 cần 72.400 lao động trực tiếp và 144.800 lao động gián tiếp.

Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu lao động du lịch Bình Thuận đến năm 2030 Đơn vị: người

Loại lao động 2015 2020 2025 2030

Trực tiếp 15.200 26.200 39.200 72.400

Gián tiếp 30.400 52.400 78.300 144.800

Tổng 45.600 78.600 117.500 217.200

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

3.2.3.2. Kế hoạch đào tạo nhân lực ngành du lịch

Trong số lao động trực tiếp cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lí nhà nước về du lịch, cán bộ quản lí, nhân viên phục vụ ở các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Dự báo nhu cầu đào tạo:

Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu đào tạo lao động du lịch Bình Thuận đến năm 2030 Đơn vị: người

Năm 2010-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030

Cán bộ quản lý Nhà nước 40 40 50 80

Cán bộ quản lý cơ sở kinh doanh du lịch

1.150 1.520 2.100 4.000

Nhân viên phục vụ du lịch 9.210 11.640 16.850 30.920

Tổng cộng 10.400 13.200 19.000 35.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

3.2.4. Dự báo về đầu tư

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2015 khoảng 19.825 tỉ đồng và đến năm 2030 tăng lên khoảng 177.986 tỉ đồng.

Bảng 3.7. Dự báo chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn

2015- 2030 Các chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030 Tổng lượng khách: - Khách quốc tế - Khách nội địa Ngàn lượt khách 4.500 7.500 11.400 17.500 500 1.000 1.900 3.500 4.000 6.500 9.500 14.000 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch % 12,47 10,76 8,73 8,95 Phòng lưu trú Phòng 12.650 21.600 31.300 57.200 Lao động du lịch Người 45.600 78.600 117.500 217.200 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 7.308 17.504 35.874 78.667 GDP du lịch Tỷ đồng 3.798 9.097 18.636 40.884 Tốc độ tăng GDP du lịch % 16,35 15,09 13,62 13,41 Nhu cầu vốn đầu tư Tỷ đồng 19.825 42.389 85.850 177.986

3.3.Các định hướng chủ yếu

3.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, rừng, đồi, những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, những nét đặc trưng riêng có của từng vùng của tỉnh Bình Thuận để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường.

Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội để thu hút khách quốc tế và nội địa như: du lịch văn hóa, lễ hội, nghỉ dưỡng cao cấp, thể thao trên cát- trên biển, sinh thái rừng- biển- đảo, du lịch thương mại- hội nghị, hội thảo (MICE)…đặc biệt là du lịch sinh thái biển, thể thao biển.

Tạo các sản phẩm du lịch chuyên đề như: tham quan TP. Phan Thiết (City tour), các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ Ho, Chơ Ro, du lịch nghỉ dưỡng biển- rừng- hồ, du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, thể thao biển… với nội dung phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để du khách tiếp tục quay trở lại với Bình Thuận.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du khách trong và ngoài nước. Từng điểm du lịch của tỉnh phải xây dựng các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch.

Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách.

3.3.2. Đào tạo và tuyển dụng nhân lực du lịch chất lượng cao

Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đảm bảo đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để

đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.

Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch.

Đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp.

3.3.3. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

- Khuyến khích ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước cũng như quốc tế.

- Hình thành các tổ hợp du lịch- thể thao quốc tế hoặc các dự án gắn với du lịch sinh thái và các dịch vụ thể thao trên biển, núi, các hồ quy mô lớn.

- Hình thành các trung tâm giải trí, mua sắm lớn, dịch vụ giải trí về đêm phục vụ du lịch.

- Xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, tổ chức hội nghị, sự kiện (MICE) là loại hình du lịch có khả năng mang lại doanh thu lớn.

- Xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế.

- Tôn tạo các di tích văn hóa- lịch sử, khôi phục bảo tồn và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống.

- Đầu tư, cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch. - Bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu du lịch.

3.3.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí du lịch

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển; tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng, miền, địa phương để phát triển du lịch.

- Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Nhà nước tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch.

- Thực hiện việc thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chỉ tiêu đối với du lịch ra nước ngoài trong mối tương quan với việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước.

- Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

- Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời tạo sự chủ động, năng động của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.

- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch; đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch.

3.3.5. Tăng cường công tác quản lí môi trường

- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-BTNMT ngày 29/07/2003.

- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách của địa phương về khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lí và cung cấp thông tin dữ liệu vè tài nguyên và môi trường.

- Tiếp tục nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về quan trắc và phân tích môi trường vào năm 2015.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh hoạt động thẩm định và quản lí sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tăng cường công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường mở rộng hợp tác trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường, như chi trả dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, thu phí đối với các tiện ích công cộng về bảo vệ môi trường.

- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển của ngành, đặc biệt thực hiện đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch.

- Xây dựng những quy chế, nội quy chặt chẽ hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Quản lý phát triển du lịch theo luật pháp Nhà nước. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường (người gây ô nhiễm phải trả tiền, người được hưởng lợi về môi trường phải đóng góp về kinh tế, khen thưởng các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện tốt biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường).

- Khi triển khai dự án ở tỉnh Bình Thuận, tất cả nhà đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan chức năng. Yêu cầu các nhà đầu tư phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để khắc phục hậu quả, gây tác động xấu tới môi trường du lịch.

- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái biển, đã được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

- Xử lý nghiêm chủ dự án chỉ tập trung vào mục đích san nền để chia lô, bán đất mà không quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, phá vỡ quy hoạch, cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra, tất cả ngành kinh tế khác phải chấp hành tốt những điều khoản luật liên quan đến bảo vệ môi trường; bảo tồn và quản lý những nguồn lợi sinh vật dưới nước; bảo vệ di sản tự nhiên; phòng ngừa ô nhiễm do các tàu biển gây ra.

3.4. Các giải pháp cụ thể

3.4.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh hướng tới hình thành các vùng du lịch với sản phẩm du lịch đặc trưng riêng. Theo qui hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, định hướng tổ chức không gian du lịch Bình Thuận hình thành 5 vùng du lịch sau:

Vùng du lịch thành phố Phan Thiết: là trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế, bao gồm thành phố Phan Thiết, một phần diện tích Bắc Bình (từ Hồng Phong đến Hòa Thắng) và dải ven biển huyện Hàm Thuận Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp; du lịch MICE; du lịch mua sắm; du lịch văn hóa, lễ hội mang tầm quốc gia và quốc tế.

Vùng du lịch La Gi – Hàm Tân : là cụm du lịch phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, bao gồm Thị xã La Gi, dải ven biển huyện Hàm Tân và khu vực ven hồ Sông Dinh 3. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch văn hóa-tín ngưỡng- lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển - hồ cảnh quan, vui chơi giải trí.

Vùng du lịch Bắc Bình - Tuy Phong : là cụm du lịch phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm 1 phần dãy ven biển huyện Tuy Phong và thị xã Phan Rí Cửa, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Thành. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Vĩnh

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh bình thuận (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)