Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở thành phô hồ chí minh (Trang 52 - 57)

6. Cấu trúc luận án

1.2.1. Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1. Ở Nhật Bản

Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp Nhật Bản đạt hiệu quả kinh tế cao, các khu cơng nghiệp lớn tập trung ở ven Thái Bình Dương. Vành đai CN Nhật Bản là vùng Taiheiyo hay cịn gọi là vùng CN tập trung của Nhật Bản kéo dài từ tỉnh Ibaraki đến Fukuoka- Ơta.

Ngay từ thập niên 1960 CN Nhật Bản đã được quy hoạch đầu tư phát triển tập trung vào phía bờ biển Thái Bình Dương vì lợi thế vận tải biển và thuỷ sản. Cùng với 4 vùng CN đã hình thành trước đĩ. Việc phát triển xây dựng CN nằm giữa các vùng trên đã tạo nên một hành lang CN và đơ thị liên tục ven Thái Bình Dương của Nhật Bản. Đĩ là các TTCN lớn như Keihin (Ở vùng đồng bằng Kanto). Keihin là TTCN quan trọng nhất và chiếm 42% GTSXCN Nhật Bản. Vùng này cĩ nhiều ngành CN truyền thống như hố dầu, thép và sản xuất ơ tơ. Đồng thời đây cũng cĩ ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những KCN điện tử và cơng nghệ cao. Các cơng ti cĩ trụ sở ở đây bao gồm : NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.[87]

Các KCN cịn lại là Chukyo (Tập trung quanh Nagoya), Hanshin, Setouchi (Bao quanh Hiroshima), Kita-Kyushu Kitakyushu thuộc tỉnh Fukuoka trên đảo Kyushu và Setouchi chủ yếu là các ngành CN truyền thống như : dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Cịn Kita-Kyushu lại là nơi cĩ nhiều ngành CN nặng lâu đời. Trước kia, vùng này là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là KCN với các ngành sắt thép, đĩng tàu và dầu mỏ.

Ngồi các KCN nĩi trên, cịn cĩ nhiều KCN khác nằm ngồi Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số KCN nhỏ nằm ở phía Bắc đồng bằng Kanto và nằm

ven bờ biển Nhật Bản như khu Hokuriku (ở Niigata và Nagono, Chubu). GDP đầu người (giá thực tế) của Nhật Bản năm 2000: 37408,9 USD, năm 2005: 35627,2 USD, năm 2010: 42830,9 (10 năm tăng thêm 5422 USD/người).

1.2.1.2. Ở Đài Loan

Đài Loan nhanh chĩng trở thành một trong những “con rồng” châu Á chỉ sau 30 năm thực hiện CNH. Kế hoạch xây dựng các KCN – KCX được triển khai từ năm 1966 (với KCX Cao Hùng), ngày nay đã cĩ hơn 100 KCN đi vào hoạt động, và đĩng gĩp nhiều thành quả quan trọng. Phát triển KCN ở Đài Loan cĩ đặc trưng đáng lưu ý :

– Phối hợp thơng minh giữa tổ chức các KCN trọng điểm với những KCN địa phương phù hợp trong từng lãnh thổ. Bên cạnh 12 KCN quan trọng nhất tập trung ở các tỉnh, thành phố trọng điểm do Trung ương quản lí, Đài Loan đã mở rộng mạng lưới với hơn 80 KCN trên tồn quốc do chính quyền địa phương và tư nhân quản li; hầu hết các huyện đều cĩ KCN. Với hình thức tổ chức này, Đài Loan cĩ thể tập trung phát triển các ngành CN kĩ thuật cao, cĩ sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, vừa tận dụng các nguồn lực địa phương, phát triển ổn định các ngành CN chế biến thấp, nhằm tăng tốc CNH các vùng nơng nghiệp.

– Đặc biệt lưu ý đến những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thơng thuận lợi, điện nước đầy đủ và ổn định, thơng tin liên lạc nhanh chĩng với giá cả hợp lí.

– Chính sách thơng thống, cĩ những ưu tiên nhất định như miễn giảm thuế một số năm, thuế suất thấp, một số trường hợp được vay vốn ưu đãi. Chẳng hạn thuế thu nhập xí nghiệp chỉ ở mức 22-25% trong các KCN kĩ thuật cao, trong khi ở Singapore là 40%.

– Chi phí đầu tư hạ tầng trung bình/km2 và giá thuê nhà xưởng tương đối thấp so với Hàn Quốc, Hồng Kơng, Thái Lan.

– Các KCX đều đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tỉ lệ nội địa hố ngày càng cao, thơng qua hoạt động gia cơng của các xí nghiệp vệ tinh ngồi KCX, những mối liên kết với nội địa ngày càng cao.

1.2.1.3. Ở Thái Lan

Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng KCN, năm 1997 đã cĩ 64 KCN đi vào hoạt động. Các KCN Thái Lan vẫn chưa lấp đầy tồn bộ, nhưng trong hơn 30 năm phát triển, các KCN đã gĩp phần đắc lực giúp Thái Lan nhanh chĩng vượt qua thời kì đầu CNH và đang chuẩn bị kết thúc cơng cuộc CNH. Năm mũi nhọn chiến lược của Thái Lan đặt ra: nguồn nhân lực, năng suất, thị trường, cơng nghệ, đầu tư và liên kết.

Trong quá trình phát triển KCN ở Thái Lan, cần lưu ý :

– Cực phát triển kinh tế mạnh nhất của Thái Lan hầu như chỉ tập trung vào Bangkok, do vậy mà các KCN tạo ra 3 vành đai xung quanh Bangkok với những lợi thế khác nhau. Vành đai thứ nhất gồm 6 tỉnh tiếp giáp, cĩ ưu thế tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn là Bangkok, hạ tầng thuận lợi, lao động đơng và cĩ trình độ khá cao; vành đai thứ hai gồm 10 tỉnh bao xung quanh vành đai thứ nhất, lợi thế kém hơn; vành đai cuối cùng gồm 60 tỉnh cịn lại, kém lợi thế nhất.

– Chính phủ Thái Lan cĩ chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ, nhằm khắc phục thế đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính khác nhau ở 3 vành đai phát triển KCN. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị máy mĩc : vành đai 1-2 được giảm 50%, vành đai 3 được miễn hồn tồn; thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất : vành đai 1- 2 được miễn trong vịng 3 năm, vành đai 3 được miễn trong vịng 5 năm; thuế thu nhập cơng ti : vành đai 1 được miễn 3 năm, vành đai 2 được miễn 7 năm, vành đai 3 được miễn 8 năm và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo.

– Bộ máy quản lí thống nhất theo cơ chế “một cửa”. Các hoạt động từ điều tra, thiết kế ban đầu, đến những quy định giá cả bất động sản, thủ tục cấp giấy phép,… đều tập trung vào Cục quản lí các KCN Thái Lan (IEAT). Hình thức quản lí này đã đảm bảo các dịch vụ hành chính KCN trở nên nhanh chĩng, hiệu quả. Thường các nhà đầu tư chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục và chỉ sau một tuần cĩ thể nhận được giấy phép bước vào xây dựng.

– Các KCN Thái Lan là điển hình của quản lí mơi trường cĩ hiệu quả. Bên cạnh quản lí mơi trường bằng luật pháp và chính sách, Thái Lan cịn mạnh dạn áp dụng các cơng cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ơ nhiễm phải trả tiền). Các chất thải đều được xử lí thoả đáng và doanh nghiệp cĩ trách nhiệm chi trả những chi phí ấy. GDP bình quân đầu người năm 2000: 2020,9 USD, năm 2005: 2644 USD, năm 2010 đạt 4608,1 USD (10 năm tăng thêm 2587,2 USD).

1.2.1.4. Ở Malaixia

Cũng bắt đầu xây dựng các KCN từ đầu những năm 70 như Thái Lan. Tuy diện tích của Malaixia nhỏ hơn Thái Lan, tương đương Việt Nam, dân số hơn 26 triệu người nhưng Malaixia cĩ hơn 200 KCN. Cĩ thể rút ra một số nhận xét trong mơ hình phát triển KCN ở Malaixia như sau :

– Malaixia đã mạnh dạn mở ra nhiều khu thương mại tự do (50 khu), cĩ nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngồi. Chẳng hạn, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, khơng bị quốc hữu hố tài sản, thời hạn thuê đất đến 99 năm.

– Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngồi KCX. Hình thức này đã lơi cuốn được nhiều doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu mà khơng phải tăng đầu tư mở rộng hạ tầng và diện tích các KCX.

– Cĩ chính sách hỗ trợ vốn tích cực từ phía Nhà nước. Nguồn vốn từ ngân sách các bang và liên bang chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

– Hầu hết các KCN đều cĩ vị trí thích hợp, giao thơng thuận lợi, mặt bằng mở rộng, giá thuê đất khơng cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố, cĩ thể tránh ơ nhiễm mơi trường cho những khu dân cư đơng đúc mà vẫn tiếp cận nơi cung cấp lao động.

– Quan tâm thích đáng đến hạ tầng xã hội cho cơng nhân như nhà ở, chợ, trường học, trạm xá, khu vui chơi, đặc biệt quan tâm đến chuyên gia nước ngồi.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, bộ máy quản lí các KCN tương đối cồng kềnh, mỗi tiểu bang đều cĩ một ban quản lí riêng nhưng khơng được phép giải quyết sự việc, họ chỉ tập hợp các vấn đề rồi kiến nghị lên ban quản lí trung ương xử

lí. Mặc dù các nhà đầu tư chỉ cần tiếp xúc với Phịng Xúc tiến được thành lập ở các Ban quản lí địa phương (khơng phải liên hệ với tất cả các bộ phận khác nhau), nhưng do khơng được phân cấp quyết định, phải trải qua một số khâu trung gian, nên nhiều vụ việc khơng được giải quyết kịp thời. Tuy vậy, hệ thống KCN ở Malaixia rất thành cơng. GDP bình quân đầu người năm 2000: 3881,4 USD, năm 2005: 5285,5 USD, năm 2010: 8372,8 USD (10 năm tăng thêm 4491,4 USD).

1.2.1.5. Ở Hàn Quốc

Hàn Quốc chọn KCX làm khâu đột phá từ hơn 4 thập kỉ trước, tạo cầu nối kinh tế trong và ngồi nước. Các KCX được phép tổ chức các vệ tinh gia cơng bên ngồi KCX, tạo nên cái gọi “chế xuất ngồi KCX”. Các xí nghiệp ngồi KCX được uỷ thác để cĩ thể hoạt động hết cơng suất, nhằm đáp ứng nhu cầu trong KCX, phục vụ nhu cầu xuất khẩu cao. KCX Hàn Quốc đã tạo mơi trường thuận lợi cho việc chuyển giao cơng nghệ vào nền kinh tế quốc gia, thơng qua các chương trình đào tạo và cung cấp, hỗ trợ về kĩ thuật. Việc trao đổi cán bộ kĩ thuật và hỗ trợ đào tạo trong KCX và tham gia đào tạo ở nước ngồi giúp cho Hàn Quốc tăng nhanh cán bộ KHKT [47, tr. 287].

Hiện nay, Hàn Quốc đang xây dựng các Cơng viên CNC với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và làm việc tốt nhất thế giới, nhằm thu hút các nhà khoa học hàng đầu thế giới vào làm việc. GDP/người năm 2000: 10890,2 USD, năm 2005: 17550,9 USD, năm 2010: 20756,7 (10 năm tăng thêm 9866,2 USD).

1.2.1.6. Ở Trung Quốc

Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế lớn ven biển, như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Mơn, Hải Nam,… Họ đã rất thành cơng trong thu hút đầu tư nước ngồi (khoảng 60 tỉ USD/năm trong những năm gần đây, cĩ năm hơn 100 tỉ USD), thu hút gần đủ 500 cơng ti đứng đầu của thế giới đầu tư vào Trung Quốc,… gĩp phần làm tăng đột biến giá trị xuất khẩu của Trung Quốc (đạt trên 500 tỉ USD từ năm 2005), GDP đầu người tăng nhanh.

Thượng Hải là trung tâm kinh tế năng động hàng đầu của Trung Quốc, với 17 triệu dân, cĩ khu phố Đơng nổi tiếng mới phát triển trong thời mở cửa, GDP đầu người đã vuợt qua 6000USD/ từ năm 2005, nghĩa là tổng GDP của Thượng Hải đã vượt con số 100 tỉ USD/năm 2005. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2000: 855,9 USD, năm 2005: 1731,1 USD, năm 2010: 4428,5 USD (10 năm tăng thêm 3572,6 USD).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở thành phô hồ chí minh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)