6. Cấu trúc luận án
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Trên thế giới, cĩ nhiều quan điểm, nhiều lí thuyết về phát triển và tổ chức khơng gian (lãnh thổ) CN, trong đĩ, một số quan điểm dựa chủ yếu vào các nhân tố khách quan gắn liền với nội lực và ngoại lực của vùng, của từng quốc gia và đặc điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học kĩ thuật cụ thể của từng ngành CN. Để bố trí sắp xếp các nhà máy, xí nghiệp, các ngành CN trên lãnh thổ đạt hiệu quả KTXH và mơi trường cao nhất, cần phải nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, các mối liên hệ kinh tế kĩ thuật giữa các ngành trong vùng và mối liên hệ giữa các vùng khác nhau. Những quan điểm cịn lại đặt nền tảng vào hành động của các nhà đầu tư.
Khơng gian cơng nghiệp là một bộ phận đặc biệt quan trọng của khơng gian KTXH, vì tổ chức khơng gian cơng nghiệp gắn liền và đi trước một bước trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
Do vậy, quá trình tổ chức khơng gian CN cĩ những ảnh hưởng lớn lao, thậm chí là quyết định đến tồn bộ quá trình tổ chức khơng gian KTXH, nhưng đồng thời cũng chịu những tác động từ các quá trình tổ chức khơng gian thuộc các lĩnh vực cịn lại; như vậy, thực tiễn luơn địi hỏi sự tương thích đồng bộ giữa tổ chức khơng gian KTXH với tổ chức khơng gian cơng nghiệp. Các khái niệm về khơng gian KTXH, về sự hình thành và phát triển các khơng gian KTXH là những lí luận cần thiết khi xem xét đến cơ sở lí luận của việc phát triển và TCLTCN.
TCLTCN được nghiên cứu từ lâu ở Liên Xơ cũ, ở các nước Đơng Âu, các nước Tây Âu và Hoa Kì. TCLTCN hợp lí, khoa học, tuân theo quy luật phát triển sẽ gĩp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH cũng như thúc đẩy sự hình thành
nền kinh tế tri thức. Thực chất TCLTCN là một bộ phận cốt lõi hết sức quan trọng, được cụ thể hố và gắn liền trong quy hoạch tổng thể tổ chức lãnh thổ KTXH.
Theo A.T.Khơrusov (1979): TCLTCN là hệ thống các mối liên kết khơng gian của các ngành, các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự khơng phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, gĩp phần đạt hiệu quả kinh tế cao [52].
Trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta, TCLTCN thường được hiểu “là việc bố trí hợp lí các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngồi lãnh thổ đĩ” [53].
Qua nghiên cứu, khái niệm TCLTCN cũng cĩ thể được rút ra như sau:
TCLTCN là một quá trình thiết lập, định dạng, chọn lọc, bố trí sản xuất cơng nghiệp một cách khoa học; tạo dựng các mối quan hệ tương tác đa ngành, liên vùng và quốc tế ngày càng sâu sắc; phát huy cao độ các nguồn lực, thích ứng với khoa học cơng nghệ mới, tạo hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và mơi trường trong quá
trình vận động phát triển bền vững.