Mức độ thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 55 - 101)

2.2.2.1. Xác định năng lực tiếng Việt dựa trên mức độ thành thạo các kỹ năng

Mức độ thành thạo các kỹ năng tiếng Việt được xác định như sau: 1) Mức 1: Hoàn toàn không biết gì.

2) Mức 2: Nghe nói được, không thể đọc viết, tức là chỉ có khả năng giao tiếp khẩu ngữ mà không có khả năng giao tiếp văn bản, còn gọi là mù chữ.

3) Mức 3: Nghe đọc được, không thể nói viết, tức là chỉ có khả năng tiếp nhận mà không có khả năng sản sinh ngôn ngữ.

4) Mức 4: Đọc viết được, không thể nghe nói, tức là chỉ có khả năng giao tiếp văn bản mà không thể giao tiếp khẩu ngữ.

5) Mức 5: Thành thạo nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo ở đây được hiểu là có thể sử dụng cả 4 kỹ năng mà không bị khiếm khuyết ở một kỹ năng nào. Do đó, có thể có những cấp độ thành thạo khác nhau đối với một người có thể sử dụng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Các kỹ năng được xem xét trên góc độ giới, tuổi tác, bậc học, địa bàn cư trú, thành phần kinh tế gia đình, xếp loại học lực, thành phần dân tộc của người thân trong gia đình và các phương tiện nghe nhìn trong gia đình.

Phỏng vấn tổng số 274 đối tượng ngẫu nhiên (từ lớp 3 trở lên), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Mức độ thành thạo các kỹ năng của học sinh dân tộc Chăm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

SL % SL % SL % SL % SL %

Mức độ thành thạo

Có 16 học sinh (5,8%) hoàn toàn không thể giao tiếp (nghe, nói) với chúng tôi bằng tiếng Việt và cũng không thể đọc, viết được phiếu hỏi. Đây là một tỷ lệ khá cao, nhất là khi học sinh đã trải qua ít nhất 2 năm học tiếng Việt ở nhà trường. Phỏng vấn sâu các giáo viên chủ nhiệm chúng tôi mới biết rằng phần lớn các trường hợp này đều là mới theo ba mẹ đi Malaisia hoặc đi buôn bán xa về nên chưa giao tiếp được bằng tiếng Việt mặc dù trước đó các em đã từng học tiếng Việt ở trường nhưng do thời gian đi làm ăn xa nên không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng Việt thường xuyên. Hầu hết các trường hợp hoàn toàn không biết gì về tiếng Việt rơi vào nhóm học sinh Tiểu học, chủ yếu là lớp 3. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn rất nhiều nếu mở rộng đối tượng khảo sát sang cả học sinh lớp 1 và 2. Bởi lẽ, những quan sát trong cộng đồng và phỏng vấn sâu cho thấy, trong các xóm người Chăm, họ chỉ giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng Chăm. Trẻ nhỏ trước khi đến lớp chỉ giao tiếp trong môi trường gia đình và cộng đồng dân tộc nên rất nhiều em khi đến lớp hoàn toàn không biết chút gì về tiếng Việt. Thầy C.T.S cho biết: “Thời gian ở trường không nhiều. Các em về nhà thì toàn nói tiếng Chăm nên không có điều kiện luyện tập tiếng Việt. Cha mẹ không có biết chữ để dạy cho các em. Hơn nữa các em còn phải đi học chữ ở chùa (học chữ Arab) nên cũng ảnh hưởng đến thời gian học tiếng Việt. Năm nay có mấy em lớp 2, lớp 3 rất kém, không giao tiếp được bằng tiếng Việt. Nguyên nhân là vì mấy em này mới từ Mã Lai về. Hồi trước có học, rồi theo ba mẹ đi, bây giờ trở về xin vô trường học, đó là quyền của các em cho nên mình phải nhận nhưng hết sức khó khăn để dạy

cho các em”.

Trong khi đó, số học sinh tự nhận có khả năng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số mẫu điều tra (74,5%). Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì môn Tiếng Việt/Ngữ Văn trong nhà trường có nhiệm vụ rèn cho học sinh cả 4 kỹ năng giao tiếp nói trên. Kết quả này cho thấy đa số học sinh dân tộc có được năng lực tiếng Việt toàn diện trên tất cả các kỹ năng giao tiếp. Tuy vậy, cũng còn một bộ phận học sinh dân tộc Chăm (15,7%) cho biết chỉ có khả năng giao tiếp khẩu ngữ (nghe, nói) mà không có khả năng giao tiếp văn bản (đọc – viết). Như vậy, nhìn chung, học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú hiện nay có khả năng sử dụng cả 4 kỹ năng tiếng Việt, tuy nhiên, có xu hướng lệch về nhóm năng lực khẩu ngữ.

Kết hợp giữa các số liệu thống kê tự cảm nhận năng lực tiếng Việt và mức độ thành thạo các kỹ năng của học sinh dân tộc Chăm, có thể thấy hiện nay năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú ở mức Trung Bình và đa số có thể sử dụng ở cả 4 kỹ năng giao tiếp.

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ đạt được của các kỹ năng nhưng lại có sự khác biệt về địa bàn cư trú. Xã Vĩnh Trường có tỷ lệ học sinh thành thạo các kỹ năng cao nhất (đạt tỷ lệ 100%) trong khi xã Quốc Thái có tỷ lệ thấp nhất (chỉ 72%). Một bộ phận lớn học sinh dân tộc Chăm xã Quốc Thái chỉ có khả năng giao tiếp khẩu ngữ (22,6%). Đồng thời, xã Quốc Thái cùng với xã Nhơn Hội là 2 địa phương có số học sinh hoàn toàn không biết tiếng Việt cao nhất (7,5%/xã). Điều này là hoàn toàn đúng với những kết quả thu được qua nghiên cứu định tính. Quan sát thực địa cho thấy cộng đồng dân tộc Chăm xã Quốc Thái sống có phần khép kín hơn, ít có sự giao lưu với người Kinh so với dân tộc Chăm ở các xã Vĩnh Trường và Đa Phước. Nguyên nhân là vì xã Quốc Thái nằm cách xa vùng thị xã, thị trấn (thị xã Châu Đốc, thị trấn An Phú) so với các xã Vĩnh Trường, Đa Phước. Trẻ em trong xã (nhất là trẻ nhỏ ở độ tuổi tiền học đường và đầu tiểu học) hầu như chỉ giao tiếp trong nội bộ cộng đồng. Theo giáo viên, chính vì điều này nên chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Quốc Thái thấp hơn so với các xã ở khu vực cận thị. Học sinh chỉ có thời gian học tiếng Việt ngắn ngủi trên lớp, toàn bộ thời gian còn lại ở gia đình và cộng đồng các em đều giao tiếp bằng tiếng Chăm nên năng lực tiếng Việt nhìn chung thấp. Xét tương quan giữa mức độ thành thạo các kỹ năng và trường học sẽ càng cho thấy rõ hơn thực trạng này. Trường THCS Đa Phước và THPT An Phú 1 (vùng cận thị) có tỷ lệ học sinh thành thạo 4 kỹ năng vượt trội hơn so với trường THCS Quốc Thái và THPT Quốc Thái. Tỷ lệ học sinh chỉ có khả năng giao tiếp khẩu ngữ tồn tại nhiều nhất ở nhóm học sinh Tiểu học và giảm dần ở cấp THCS (chỉ còn ở trường THCS Quốc Thái), đến bậc THPT thì không còn học sinh nào bị khiếm khuyết về kỹ năng tiếng Việt (Xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Mức độ thành thạo các kỹ năng tiếng Việt của học sinh ở các trường TH A Đa Phước TH C Quốc Thái THCS Đa Phước THCS Quốc Thái THPT An Phú THPT Quốc Thái SL % SL % SL % SL % SL % SL % Thành thạo nghe, nói, đọc, viết 46 59,7 41 59,4 57 100 46 83,6 8 100 6 75 Đọc viết được, không thể nghe nói 2 2,6 1 1,4 0 0 1 1,8 0 0 1 12,5 Nghe đọc được không thể nói viết 4 5,2 2 2,9 0 0 0 0 0 0 0 0

Nghe nói được, không thể đọc viết

19 24,7 20 29 0 0 4 7,3 0 0 0 0

Hoàn toàn không

biết gì 6 7,8 5 7,2 0 0 4 7,3 0 0 1 12,5

Tổng cộng 77 100 69 100 57 100 55 100 8 100 8 100

Như vậy, qua tự cảm nhận của học sinh, có thể thấy càng ở bậc học cao thì năng lực tiếng Việt càng tốt hơn và ít gặp rào cản ngôn ngữ hơn so với bậc Tiểu học.

Năng lực tiếng Việt cũng có tương quan với xếp loại học lực của học sinh. Rõ ràng, học sinh Yếu, Kém thì năng lực tiếng Việt thấp hơn và học sinh Khá, Giỏi năng lực tiếng Việt cao hơn. Trong khi số học sinh hoàn toàn không biết gì về tiếng Việt đều là những học sinh xếp loại Yếu, Kém (Yếu: 53,6%, Kém: 50%) thì số học sinh cho biết Thành thạo 4 kỹ năng tiếng Việt tập trung nhiều nhất ở nhóm học sinh Khá, Giỏi (Giỏi: 97,3%, Khá: 81,6% và Trung Bình: 73,3%). Năng lực tiếng Việt quyết định chất lượng học tập các môn Khoa học trong nhà trường bởi vì trong nhà trường tiếng Việt không chỉ là một môn học mà còn là phương tiện để tiếp thu các môn học khác. Do đó, khi học sinh yếu kém về tiếng Việt thì điều tất nhiên, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hiểu được những kiến thức thuộc về những lĩnh vực khác.

Mức độ thành thạo các kỹ năng cũng chịu tác động bởi tình trạng kinh tế gia đình nhưng có độ tương quan kém hơn (độ tin cậy đạt 95%). Phần lớn số học sinh chỉ

có khả năng giao tiếp khẩu ngữ rơi vào các gia đình nghèo (29,4%), nhiều hơn so với học sinh trong các gia đình Khá giả (16,7%), Đủ ăn (10,4%) và Cận nghèo (8,3%); trong khi đó, tỷ lệ học sinh trong các gia đình Nghèo có thể thành thạo các kỹ năng tiếng Việt là thấp nhất trong tổng số học sinh (chỉ 55,9%, thấp hơn so với học sinh trong các gia đình Khá giả (77,8%), Đủ ăn (82,1%), Cận nghèo (77,8%)). Thực tế là, điều kiện vật chất, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn trong gia đình có tác động rất nhiều đến mức độ thành thạo các kỹ năng tiếng Việt. Những gia đình trang bị vô tuyến truyền hình và sách báo tiếng Việt có trẻ thành thạo các kỹ năng nhiều hơn so với các gia đình khác. Cụ thể, trong 100% số học sinh thành thạo các kỹ năng thì có đến 84,3% có vô tuyến truyền hình trong gia đình trong khi có 15,7% không có. Tương tự, có đến 52,9% học sinh có tiếp xúc với sách báo tiếng Việt trong gia đình thành thạo các kỹ năng trong khi con số này thấp hơn ở những học sinh không được tiếp xúc với sách, báo tiếng Việt (47,1%).

Bên cạnh đó, để làm rõ mức độ thành thạo các kỹ năng, chúng tôi cũng yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn “Em thường gặp khó khăn nào trong sử dụng

tiếng Việt?”. Kết quả cho thấy: học sinh dân tộc Chăm thường gặp khó khăn ở kỹ năng

viết (33,7%), kế đến là khó khăn ở kỹ năng đọc (28,3%) và ít gặp khó khăn hơn ở kỹ năng nghe (chỉ 17,4%) và nói (20,6%).

0 5 10 15 20 25 30 35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghe Nói Đọc Viết

17.4 20.6

28.3

33.7

Kỹ năng thường gặp khó khăn khi sử dụng

Nhìn chung, những khó khăn thường gặp của học sinh dân tộc Chăm khi sử dụng tiếng Việt đã cho thấy, năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm mạnh hơn ở năng lực giao tiếp khẩu ngữ (nghe – nói) và kém hơn về năng lực giao tiếp văn bản (đọc – viết). Điều này khá phù hợp với những phân tích qua bảng mức độ thành thạo các kỹ năng. Học sinh cấp Tiểu học gặp khó khăn về các kỹ năng nhiều hơn cả so với học sinh cấp THCS và THPT. Hầu hết học sinh Tiểu học tham gia trả lời phỏng vấn sâu đều thừa nhận rằng các kỹ năng tiếng Việt của bản thân không tốt. Các em có thể nghe hiểu được người khác nói chuyện với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và có thể trò chuyện được nhưng đọc viết thì chỉ ở mức trung bình. Đa số cho biết đọc không trôi chảy và mắc lỗi chính tả khi viết. Tình trạng viết sai lỗi chính tả vẫn còn khi các em bước vào cấp THPT. Kỹ năng đọc được cả giáo viên và học sinh thừa nhận là kém nhất trong nhóm kỹ năng giao tiếp và có ảnh hưởng đến kỹ năng viết. Khi được hỏi về khó khăn khi sử dụng tiếng Việt của học sinh, đa số giáo viên đều đề cập đến tình trạng học sinh dân tộc Chăm phát âm chưa chuẩn khi học tiếng Việt.

Năng lực đọc có mối tương quan chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng có trong gia đình. Đa số những học sinh gặp khó khăn sử dụng tiếng Việt đều thuộc những gia đình không có sách báo tiếng Việt để đọc.

Theo thống kê, khó khăn lớn nhất của các em đối với kỹ năng đọc là phát âm thiếu chính xác; hệ quả kéo theo của sự yếu kém về khả năng phát âm là tình trạng viết sai lỗi chính tả. Trong khi đó, học sinh chưa nghe tốt do không phân biệt được âm thanh trong tiếng Việt và chưa nói tốt do hạn chế về khả năng dùng từ. Học sinh S.P.D cho biết: “Em thường gặp khó khăn trong phát âm. Khi nghe có gặp những âm thanh khó nghe vì thầy cô giảng nhanh. Khi tiếp xúc với người Việt ghi nhớ lời họ nói khoảng 80%. Thường gặp tình trạng thiếu từ để diễn đạt, không tự tin khi đứng nói trước lớp. Em thường viết sai lỗi chính tả, đặc biệt là những từ in hoa nhưng em không

có khó khăn khi viết một bài văn”. Giáo viên L.Q.T có nhận định tương tự về khó khăn

khi sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm như sau: “Về kỹ năng đọc, đa số các em phát âm chưa chuẩn. Về nói thì các em có thể giao tiếp thoải mái, bình thường; tuy nhiên một số chuyện riêng tư thì các em nói bằng tiếng dân tộc. Về kỹ năng viết thì các em sai lỗi chính tả rất nhiều, trình bày câu cú chưa được chuẩn, thường viết theo lời nói, không biết viết như thế nào cho hợp. Còn nghe thì nghe được, nhưng đôi khi nghe

không kịp lời giảng của giáo viên”. Tuy nhiên, những nhận định nói trên vẫn dựa trên

những cảm nhận chủ quan, cần thiết phải được xem xét đối chiếu qua thực tế sử dụng ngôn ngữ của học sinh dân tộc Chăm.

2.2.2.2. Xác định mức độ thành thạo các kỹ năng qua thực tế sử dụng ngôn ngữ

Tuy những con số thu được qua tự cảm nhận của học sinh dân tộc Chăm đem lại cái nhìn chung về năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú nhưng để có thể đưa ra nhận định xác thực về vấn đề này vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Việc xác định mức độ thành thạo của các kỹ năng qua những cứ liệu cụ thể sẽ là bằng chứng xác thực cho thấy rõ tình trạng năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm ở huyện An Phú hiện nay như thế nào, có phải năng lực giao tiếp khẩu ngữ (nghe – nói) trội hơn so với năng lực giao tiếp văn bản (đọc – viết) như kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp học sinh hay không.

2.2.2.2.1. Năng lực giao tiếp văn bản

Năng lực giao tiếp văn bản được thể hiện qua hai kỹ năng: kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Đây là hai kỹ năng chủ yếu mà học sinh được rèn luyện trong nhà trường qua môn Ngữ Văn.

* Kỹ năng đọc:

Kỹ năng đọc được đánh giá qua 2 nhóm tiêu chí là: 1) phát âm đúng, đọc đúng, biết ngắt nghỉ đúng tiến tới đọc lưu loát - tức là xem xét khả năng học sinh có thể phát âm đúng và có khả năng đọc lưu loát hay không bằng cách phân tích 52 mẫu ghi âm thu được qua dự giờ trên lớp cũng như qua phỏng vấn sâu khi chúng tôi yêu cầu học sinh đọc một văn bản bất kỳ trong chương trình học và 2) đọc hiểu nội dung bài đọc – tức là xem xét khả năng học sinh có thể ghi nhớ thông tin từ văn bản, hiểu và rút ra nội dung từ văn bản và phản hồi thông tin văn bản bằng cách khảo sát kết quả kiểm tra phần Đọc hiểu.

(1) Đánh giá năng lực đọc đúng, lưu loát

Khả năng phát âm được xem xét trên hai phương diện: chính âm và ngữ điệu. Qua phân tích 52 mẫu ghi âm cho thấy 100% đều mắc phải lỗi phát âm. Lỗi phát âm giảm dần khi học sinh lên những bậc học cao hơn.

Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ không có thanh điệu nên khi học tiếng Việt, các âm có biên độ thấp, thuộc nhóm thanh bằng được học sinh dân tộc

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 55 - 101)