Khái quát về đời sống người Chă mở huyện An Phú

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 38 - 40)

Trong mục này, luận văn sẽ trình bày chi tiết những yếu tố trong đời sống người Chăm mà chúng tôi cho rằng có liên quan trực tiếp đến năng lực song ngữ của người Chăm huyện An Phú.

* Đời sống kinh tế: Hoạt động kinh tế của người Chăm huyện An Phú tương đối đa

dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, tập trung vào bốn nhóm nghề:

(1) Nông nghiệp: Mặc dù người Chăm cư trú ở vùng nông thôn nhưng họ lại rất

ít tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Người Chăm trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Mặc dù vậy, họ thường xuyên phải đối mặt với sự đe dọa của nạn lũ lụt. Thiếu ruộng đất canh tác vẫn là vấn đề nan giải đối với việc ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người Chăm huyện An Phú.

(2) Thủ công nghiệp: Người Chăm nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên,

sự phát triển của lĩnh vực sản xuất vải công nghiệp, quần áo may sẵn đã tác động nghiêm trọng khiến cho loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp này đang đối mặt với nguy cơ bị mai một.

(3) Buôn bán: Nghề buôn bán là nghề phổ biến nhất trong cộng đồng người

Chăm, thu hút một lượng lớn lao động, chủ yếu là thanh niên tham gia. Họ mua hàng hóa trao đổi giữa các nơi, chủ yếu là sang Campuchia, trong huyện, xã của họ hoặc các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí đến tận Tây Nguyên, Hà Nội, Malaisia và Trung Quốc. Hành trình buôn bán của họ thường kéo dài 2 – 3 tháng, trên một chiếc xe gắn máy hoặc thuyền. Trong những mùa bận rộn, gần như ba phần tư số hộ gia đình trong xóm Chăm sẽ đều có ít nhất một thành viên tham gia vào hành trình buôn bán xa. Trẻ em hầu như cũng buộc phải nghỉ học để theo cha mẹ vì không có ai trông nom hoặc phải ở nhà một mình.

(4) Đánh bắt thủy sản: Với tập quán cư trú ven sông rạch, nghề đánh bắt cá đã

trở thành một hoạt động kinh tế khá quan trọng của một bộ phận người Chăm, đặc biệt khá phát triển vào mùa nước nổi. Hiện, số người Chăm làm nghề đánh cá không nhiều.

Trong đó, nghề chài lưới phổ biến ở ấp Đồng Cô Ky (xã Nhơn Hội), nghề chài lưới kết hợp với buôn bán phổ biến ở ấp La Ma (xã Vĩnh Trường).

Bên cạnh đó, sự nở rộ của các nhà máy, xí nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã kéo theo sự tham gia của phần lớn thanh niên vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Có thể nói, so với các dân tộc khác, tính “di động” về địa bàn cư trú và sự thay đổi về nghề nghiệp, việc làm nhằm phù hợp với điều kiện, môi trường sống đã tạo nên bức tranh kinh tế hết sức sống động của người Chăm huyện An Phú. Đặc điểm sinh sống này cũng khiến cho người Chăm có sự giao lưu với người Việt nhiều hơn. Tuy vậy, việc thiếu nghề nghiệp ổn định cũng khiến cho đời sống của đại bộ phận người Chăm huyện An Phú còn hết sức khó khăn và ảnh hưởng đến sự duy trì sự tham gia cũng như kết quả học tập của trẻ em dân tộc Chăm.

* Đời sống xã hội: Tổ chức xã hội của người Chăm dựa trên đơn vị làng xã. Người

Chăm sống tập trung thành từng ấp (puk) riêng trong các xã của người Việt (Kinh), tuy vậy người Chăm vẫn quen gọi là “paley” (làng) theo cách gọi đơn vị hành chính cũ… Mỗi ấp, làng dù có nghèo gì cũng phải cùng nhau đóng góp để xây dựng một thánh đường (majid) khang trang, lộng lẫy. Đứng đầu mỗi làng là ông Hakim (còn gọi là Giáo cả) để hướng cộng đồng thực hiện đúng giới luật của đạo Hồi. Thánh đường đối với cộng đồng Chăm không chỉ là nơi thực hành tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt xã hội.

Trong gia đình, người đàn ông có vai trò quyết định, nhất là các vấn đề liên quan đến xã hội và tham gia hoạt động kinh tế. Phụ nữ thường trông nom con cái, nhà cửa, bếp núc. Cơ sở xã hội của người Chăm là gia đình nhỏ phụ hệ. Con trai được quý trọng hơn con gái. Quan hệ huyết thống về phía cha được xác lập.

* Đời sống văn hóa:

(1) Trang phục: Phụ nữ Chăm huyện An Phú thực hiện khá nghiêm chỉnh việc

đội khăn trên đầu (khăn “Khanh – ma – om hay còn gọi là khăn ma – tơ – ra) khi ra đường để cấm để lộ mái tóc.

(2) Ăn uống: Người Chăm kiêng ăn thịt các thú vật tự nhiên ngã ra chết, kiêng

dùng máu huyết, thịt heo, thịt thú vật bị giết bằng cách xiết cổ, đập đầu, bị ngã, bị húc hay bị mãnh thú xé xác… Người Chăm cũng không uống rượu vì giới luật Hồi giáo

nghiêm cấm. Những quy định về việc ăn uống này đã ít nhiều khiến cho quan hệ xã hội của người Chăm thường khép kín.

(3) Tín ngưỡng, tôn giáo: Tất cả người Chăm huyện An Phú đều là tín đồ Hồi

giáo theo Hồi giáo chính thống. Họ được giáo dục phải tin tuyệt đối vào 5 tín điều cơ bản của Hồi giáo và phải thực hiện nghiêm chỉnh nó trong suốt đời người: (i) Tin tuyệt đối vào đức thánh Allah và thiên sứ Mohamet của Ngài (Chahada); (ii) Cầu nguyện mỗi ngày (Salat) 5 lần; (iii) Ăn chay trong tháng chín (Ramadan); (iv) Bố thí người nghèo (Zakat); (v) Hành hương tại thánh địa Mecca (Hadji). Đối với người Chăm, Kinh Qu’ran không chỉ là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội. Niềm tin đối với giáo lý đạo Hồi đã chi phối toàn bộ đời sống của dân tộc Chăm huyện An Phú trên tất cả các mặt.

(4) Phong tục tập quán: Phong tục tập quán thể hiện qua những nghi lễ chuyển

đổi suốt cuộc đời của tín đồ Hồi giáo từ lúc sơ sinh cho đến khi lìa đời như lễ cắt tóc

đặt tên cho đứa bé được sinh ra, lễ Khotan (cắt da quy đầu) cho nam giới trưởng

thành, tục cấm cung (gasâm) đối với nữ giới,… Ngày nay, mặc dù tục cấm cung không còn được thực hiện một cách khắc khe như trước nhưng cha mẹ vẫn thường xuyên nhắc nhở, quản lý con gái vì lo sợ con gái sẽ hư hỏng. Hiện tượng kết hôn sớm trên thực tế vẫn tồn tại trong cộng đồng người Chăm, đặc biệt là nữ giới. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân của người Chăm là cả hai phải cùng đức tin tôn giáo. Tuy vậy, người Chăm vẫn kết hôn với người Việt (Kinh), người Khmer, … nhưng những người này đều phải làm lễ nhập đạo trước khi cưới.

(5) Lễ hội: Lễ hội của người Chăm tại huyện An Phú khá phong phú với ít nhất

9 ngày lễ lớn trong năm. Sự tồn tại của nhiều lễ hội trong năm cùng với các tiệc cưới hỏi, tang ma, lễ khánh thành thánh đường mới được tổ chức thường xuyên và kéo dài cũng là một đặc điểm quan trọng trong đời sống người Chăm huyện An Phú.

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)