Nhận xét chung về năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 50 - 52)

Phú tỉnh An Giang

Để có cái nhìn chung về năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm trên toàn huyện An Phú, trước tiên, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra đại trà nhằm mục đích mô tả đánh giá chung. Tổng số phiếu điều tra là 274 phiếu. Trong đó có 126 nam (tỷ lệ 46%) và 148 nữ (tỷ lệ 54%). Mẫu khảo sát được phân bố như sau:

- Về địa bàn cư trú: Đa số học sinh được khảo sát sinh sống tập trung ở các xã: xã Đa Phước (48,5%), xã Quốc Thái (30,3%); xã Nhơn Hội (14,6%), xã Vĩnh Trường (6,6%). Trong đó, xã Đa Phước có số lượng học sinh nhiều nhất.

Biểu đồ 2.1. Thống kê học sinh dân tộc Chăm theo địa bàn cư trú

- Về tình trạng kinh tế gia đình: Tỷ lệ học sinh dân tộc Chăm thuộc gia đình Nghèo và Cận nghèo trong nghiên cứu này khá cao (37,9%). Mặc dù đây là thông tin thu được qua cảm nhận của học sinh nhưng lại khá phù hợp với đặc điểm kinh tế của đồng bào dân tộc Chăm hiện nay.

Biểu đồ 2.2. Thống kê học sinh dân tộc Chăm theo tình trạng kinh tế gia đình - Xếp loại học lực học kỳ vừa qua: Tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình trong học kỳ vừa qua chiếm cao nhất trong tổng số học sinh được điều tra (47,8%), kế đến là số học sinh xếp loại Trung bình (27,7%). Tỷ lệ học sinh xếp loại Yếu - Kém chiếm thấp nhất (trong đó, loại Yếu là 10,2%, Kém là 0,7%). Trong khi đó, số học sinh dân tộc Chăm xếp loại Giỏi cũng khá khiêm tốn, chỉ 13,5%.

Biểu đồ 2.3. Thống kê học sinh dân tộc Chăm theo xếp loại học lực

- Về thành phần dân tộc trong gia đình: Phần lớn học sinh có ông, bà, cha, mẹ đều là người Chăm (trên 90%). Có rất ít học sinh có người thân là người Kinh. Đặc

điểm thuần Chăm trong các gia đình người Chăm có tính chất quyết định, giúp cho việc duy trì tiếng nói, chữ viết trong gia đình.

Bảng 2.4. Thống kê học sinh dân tộc Chăm theo thành phần dân tộc trong gia đình

Dân tộc Ông (Sống chung) Bà (Sống chung) Cha Mẹ

SL % SL % SL % SL %

Chăm 269 98,2 268 97,8 257 93,8 268 97,8

Kinh 5 1,8 6 2,2 16 5,8 6 2,2

Khác 1 0,4

Như vậy, mẫu có tính đại diện cao với đầy đủ các thành phần. Qua đó, sẽ cho thấy rõ ràng mối liên hệ giữa yếu tố xã hội và năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú.

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 50 - 52)