Tình hình giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 47 - 50)

2.1. Tình hình giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang An Giang

Những số liệu thu được từ Phòng Giáo dục huyện An Phú trong vòng 5 năm qua (từ 2009 đến 2014) đã cho thấy việc thụ hưởng giáo dục tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm hiện nay như sau:

Bảng 2.1. Tình hình đến trường của học sinh dân tộc Chăm trong 5 năm qua

Dân số Dân tộc Chăm HS dân tộc Chăm 3 cấp Trong đó

Mẫu giáo Tiểu học THCS

SL % SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 178.647 7.367 4,12 791 3,08 134 4,30 536 3,56 121 1,62 2010 - 2011 179.723 7.577 4,22 785 2,93 82 2,22 575 3,63 128 1,78 2011 - 2012 179.901 7.806 4,34 856 2,95 91 1,88 624 3,77 141 1,87 2012 - 2013 180.013 8.069 4,48 984 3,26 212 4,24 614 3,58 158 1,96 2013 - 2014 180.147 8.130 4,51 959 3,06 103 2,15 682 3,77 174 2,04

(Nguồn: Thống kê học sinh dân tộc Chăm [59])

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, ở huyện An Phú, tỷ lệ học sinh dân tộc Chăm đến trường mặc dù có thấp hơn tỷ lệ dân tộc Chăm so với tổng dân số qua hầu hết các năm, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Đây là bằng chứng cho thấy, người Chăm đã được thụ hưởng giáo dục tiếng Việt bình đẳng so với người Kinh. Công tác huy động học sinh dân tộc Chăm đến lớp ở bậc Tiểu học khá tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ học sinh dân tộc Chăm ở cấp học sau so với cấp học trước thì tình hình thật sự không khả quan. Tỷ lệ học sinh cấp THCS giảm phân nửa so với cấp Tiểu học. Điều này cho thấy có một số lượng lớn học sinh dân tộc Chăm đã rời khỏi trường học khi chuyển từ cấp Tiểu học lên THCS. Mặc dù trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ học sinh THCS có tăng đều hàng năm nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Ngành Giáo dục

vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo cho việc duy trì học tập của người Chăm ở các trường phổ thông trên địa bàn.

Theo Thống kê của Phòng Giáo dục huyện An Phú, có 9 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bỏ học ở học sinh dân tộc Chăm khi bước vào cấp THCS.

Bảng 2.2. Nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú

Nguyên nhân bỏ học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

SL TL SL TL SL TL SL TL

1. Gia đình không cho đi

học 37 4,39 15 2,04 50 6,09 26 7,14

2. Gia đình nghèo 256 30,37 128 17,37 129 15,71 49 13,46 3. Nhà đi lại khó khăn, lao

động sớm 77 9,13 109 14,79 137 16,69 66 18,13

4. Học kém chán học 199 26,61 215 29,17 224 27,28 82 22,52

5. Các nguyên nhân khác 78 9,25 152 20,62 64 7,80 56 15,38 6. Bỏ địa phương 6 tháng

trở lên 123 14,59 58 7,87 137 16,69 55 15,10

7. Đã chuyển đi ngoài huyện 24 2,85 60 8,14 64 7,80 22 6,04 8. Đã chuyển sang học phổ

cập 40 4,74 0 0,00 0 0,00 2 0,54

9. Bệnh hoặc chết 4 0,47 0 0,00 16 1,95 6 1,64

Tổng cộng 843 11,69 737 9,76 821 10,17 364 4,36

(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện An Phú, 2014 [57])

Như vậy, trong các nguyên nhân được đề cập ở bảng 2.2, nguyên nhân Học kém

chán học được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bỏ học ở học sinh dân

tộc Chăm. Tình trạng này có nguyên nhân sâu xa từ tập quán kinh tế của người Chăm. Đa số họ làm ăn buôn bán xa nhà, mỗi chuyến đi kéo dài từ 2 – 3 tháng nên không thể ở cạnh để quan tâm việc học của con cái. Một số gia đình còn dẫn cả trẻ theo cùng trên chuyến đi của mình; điều đó khiến cho trẻ buộc phải nghỉ học và khi trở về, trẻ rất khó để theo kịp nội dung chương trình. Do đó, kết quả học tập của học sinh dân tộc Chăm thường kém hơn các bạn cùng lớp và dẫn đến tâm lý chán học, bỏ học. Hơn nữa, số học sinh bỏ học vì học kém có chiều hướng tăng dần qua các năm. Đó là điều đáng lo ngại về chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc ở huyện An Phú hiện nay. Như vậy,

kết quả này phần nào đã chỉ ra rằng, năng lực tiếng Việt là một phần quan trọng có tác động đến việc duy trì học tập của học sinh dân tộc Chăm trong hệ thống giáo dục.

Ở các bậc học cao hơn, tình hình học sinh dân tộc Chăm đi học giảm mạnh. Tại thời điểm khảo sát, số học sinh, sinh viên dân tộc Chăm huyện An Phú đang học các trường trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ vẻn vẹn 18 người, được phân bố ở các địa bàn như sau:

Bảng 2.3. Thống kê số HS, SV đang học các trường Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Tổng số Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học

Đa Phước 0 0 0 0 0 Vĩnh Trường 7 3 1 3 0 Quốc Thái 1 1 0 0 0 Nhơn Hội 10 3 2 5 0 Khánh Bình 0 0 0 0 0 Tổng cộng 18 7 3 8 0

(Nguồn: UBND huyện An Phú, 2014 [81])

Trong tình hình nói trên, hầu như ngành giáo dục chưa có những biện pháp hiệu quả để khắc phục tình hình. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các giáo viên đứng lớp giảng dạy cho học sinh dân tộc Chăm chưa được trải qua bất kỳ lớp bồi dưỡng nào về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh dân tộc Chăm nói riêng. Phương pháp truyền thụ hiện nay vẫn là vận dụng phương pháp chung đã được đào tạo trong nhà trường sư phạm kết hợp với kinh nghiệm của bản thân giáo viên. Hơn nữa, giáo viên dạy ở vùng dân tộc Chăm nhưng không biết tiếng Chăm sẽ là một khó khăn lớn để họ tiếp cận được với học sinh và phụ huynh của các em.

Có thể khẳng định, mức độ thụ hưởng giáo dục tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú vẫn còn thấp. Các em đang đối mặt với nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường giáo dục không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và học chung chương trình, sách giáo khoa thống nhất với học sinh người Kinh. Tình trạng bỏ học gia tăng ở những bậc học cao gợi lên suy nghĩ: phải chăng, rào cản ngôn ngữ hiện hữu ở học sinh dân tộc Chăm không chỉ ở các lớp đầu cấp tiểu học mà còn đeo đẳng các em cho đến những bậc học cao hơn khi mà người ta thường nghĩ các em đã vượt

qua rào cản ngôn ngữ rồi. Tuy nhiên, điều này cần phải được làm rõ hơn bằng những minh chứng cụ thể về năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú qua các cấp học.

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 47 - 50)