Khái quát về sự hình thành và phân bố dân cư của người Chăm huyện

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 35 - 38)

1.4.1. Khái quát về sự hình thành và phân bố dân cư của người Chăm huyện An Phú An Phú

Người Chăm còn có tên gọi khác là Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Ngoài ra, đồng bào còn tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet, … Trong đó, Chăm là tên gọi chính thức được thống nhất sử dụng theo quyết định của Tổng cục thống kê ngày 2 tháng 3 năm 1979.

Dưới tác động của yếu tố Hồi giáo, người Chăm ở Việt Nam đã việc hình thành hai khối: Hồi giáo chính thống (Chăm Islam) và Hồi giáo không chính thống (Chăm Bà ni) với nhiều khác biệt đáng kể. Trong đó, nhóm Hồi giáo chính thống bao gồm người Chăm ở An Giang nói chung và người Chăm ở các tỉnh thành khu vực miền Đông Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, không bị pha trộn với phong tục tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo qua Hồi giáo Campuchia và Malaysia. Mối quan hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc.

Các sử liệu Trung Hoa ghi lại, vương quốc Chămpa được thành lập năm 192 sau công nguyên, lấy tên là Lâm Ấp (có nghĩa là Xứ rừng), sau, đến thế kỷ thứ IX mới đổi tên thành Chiêm Thành. Trong quá trình phát triển đất nước, vương quốc Chămpa thường xuyên có những biến động do chiến tranh với các quốc gia trong khu vực thời bấy giờ như Chân Lạp (Campuchia), Malaska, Xiêm (Thái Lan)… Đặc biệt, những

cuộc xung đột và giao tranh với Đại Việt đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự biến đổi lãnh thổ và dân cư Lâm Ấp, dẫn đến sự suy vong của nhà nước Chămpa. Nước Chămpa tan rã, một bộ phận chạy ngược sông Mekong lên lập ấp ở tỉnh Kompong Cham (Campuchia); một bộ phận khác chạy vòng theo đường biển qua mũi Cà Mau đến trú tại tỉnh Cam-pốt (Campuchia). Cũng có một bộ phận khá lớn chạy qua biển khơi sang đảo Hải Nam (Trung Quốc), Indonesia và Malaisia. Cả hai nhóm chạy qua Campuchia đều bỏ đạo cũ mà cải sang đạo Hồi của nhà buôn Mã Lai (Malaisia). Tuy nhiên, lại do những biến động về chính trị - quân sự, một bộ phận người Chăm ở Campuchia đã đến định cư tại An Giang - Việt Nam theo 4 đợt di cư lớn. Trong cả 4 đợt này, người Chăm đều đã có mặt tại địa bàn thuộc huyện An Phú ngày nay để lập làng, lập ấp.

Đợt 1: Năm 1782, nhân dịp triều đình Khmer đang rối loạn, một người Chăm tên Duôn Ser chiếm Udong và Chroy Chanvar rồi xưng vương. Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên tị nạn và nhờ Mạc Thiên Tứ xin chúa Nguyễn giúp, quân Chăm bị đánh bại, Duôn Ser chết. Dưới thời Nặc Tôn, cộng đồng Chăm bị sát hại tập thể, một số chạy qua Xiêm ẩn lánh, một số khác chạy vào xứ Đàng Trong xin tị nạn và định cư tại Moat Chruk (vùng Châu Đốc xưa).

Năm 1822, khi vua Pô Chơn Chan (vốn là một tín đồ Hồi giáo) từ bỏ ngai vàng chạy sang Campuchia đã tiếp tục kéo theo số đông người Chăm Hồi giáo ở miền Trung đi cùng.

Đợt 2: Năm 1841, ở Nam bộ nổi lên cuộc khởi nghĩa của Lâm Sâm ở Trà Vinh, vua Thiệu Trị đã xuống chiếu cho Trương Minh Giảng rút quân từ Campuchia (trấn Tây Thành) rút lui về Châu Đốc, một số đông người Chăm Hồi giáo theo làm binh lính, cận vệ đã cùng gia đình, thân nhân rút theo đoàn ông Lê Văn Đức về cư trú dọc sông Hậu Giang và Khánh Bình trong tỉnh An Giang.

Đợt 3: Năm 1858, người Chăm đã nổi dậy chống lại Hoàng Gia Chân Lạp là vua Ang Duong. Viện cớ này, vua Ang Duong đã mang 10.000 quân đến càn quét bộ tộc Chăm và giết chết nhiều thủ lĩnh người Chăm. Một thủ lĩnh người Chăm đã dẫn hàng ngàn người Chăm khác đến Châu Đốc để xin nhà Nguyễn tị nạn, nhập với người Chăm – Mã Lai ở Châu Đốc thành một cộng đồng người Chăm theo đạo Islam, gọi là

“đạo Hồi mới”. Họ phân bố thành bảy làng là Katambong, Châu Giang (Moat Chruk), Phũm Soài, La Ma, Koh Koi, Koh Kia, Sa bâu. Từ bảy làng trên, người Chăm đã lập thêm hai làng mới là Koh Kapoah (ấp Hà Bao, xã Đa Phước, huyện An Phú) và Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành).

Đợt 4: Trong những năm 1975 – 1979, những nhóm người Chăm sinh sống tại Campuchia bị đuổi về nông thôn, hơn phân nửa đã bị Khmer đỏ sát hại, số còn lại đã chạy sang vùng Châu Đốc (bao gồm An Phú ngày nay và các huyện khác) và vùng biên giới Thái Lan lánh nạn.

Ngày nay, người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em đang sinh sống tại Việt Nam. Riêng tỉnh An Giang, dân số Chăm có khoảng 14.209 người. Trong đó, người Chăm ở huyện An Phú chiếm đến 51,85% với 7.367 người, là địa phương có số lượng người Chăm đông nhất trên toàn tỉnh [6].

Người Chăm cư trú ở phần lớn các xã/thị trấn trong huyện An Phú nhưng tập trung nhiều nhất là 5 xã: Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Đa Phước, Quốc Thái và Khánh Bình.

Bảng 1.1. Phân bố dân cư Chăm ở huyện An Phú tỉnh An Giang

Xã/Thị trấn Số dân cư Chăm Tỷ lệ % so với tổng số dân cư Chăm của huyện TT An Phú 4 0,05 TT Long Bình 1 0,01 Xã Khánh Bình 711 9,65 Xã Quốc Thái 911 12,37 Xã Nhơn Hội 1.743 23,66 Xã Vĩnh Lộc 2 0,03 Xã Vĩnh Hậu 1 0,01 Xã Vĩnh Trường 2.304 31,27 Xã Đa Phước 1.690 22,94 Tổng cộng 7.367 100%

Mức độ phân bố không đồng đều như vậy có ảnh hưởng đến sự tiếp xúc và năng lực song ngữ (Chăm, Việt) của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện An Phú, An Giang.

Một phần của tài liệu năng lực tiếng việt của học sinh dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)