Các kiến nghị nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 120 - 123)

- Tỉ lệ đổi mới và loại bỏ TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết giá trị tài sản tăng thêm so với tài sản cố định cuối kỳ là bao nhiêu và giá trị tài sản giảm đi so với TSCĐ đầu

3.4.2Các kiến nghị nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ

- Công ty cần có chương trình, kế hoạch quản lý trong việc phân loại, đánh giá một cách cụ thể từng loại TSCĐ để ghi nhận vai trò trong quá trình sản xuất, đem lại hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí, đầu tư dàn trải.

- Đa dạng hóa nguồn huy động vốn sẽ tăng cường nguồn tài trợ đầu tư trang thiết bị máy móc, cải thiện hệ thống TSCĐ một cách chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tư TSCĐ để đảm bảo đúng tiến độ đầu tư, hình thành TSCĐ và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư.

- Công ty thường xuyên phối hợp các đơn vị nhằm tăng cường kiểm tra vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị, vận tải theo định kỳ và tiến hành đánh giá, phân

loại để có kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý thiết bị cũ hỏng cho sát thực tế, giảm hao mòn TSCĐ đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động hết công suất, an toàn cho người lao động trong sản xuất do đặc thù của Công ty xây dựng phải làm trong điều kiện nguy hiểm.

- Nâng cao trình độ tay nghề cơ bản của công nhân mới vào nghề, có chế độ khuyến khích tài chính, động viên về tinh thần đối với những công nhân sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là các thợ cả lành nghề, có tay nghề cao cần có những chính sách đãi ngộ cho phù hợp. Công ty tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo cho công nhân khi đưa vào sử dụng dây các máy móc thiết bị mới, có kỹ thuật khó.

- Đối với cán bộ quản lý cần phân cấp quản lý rõ ràng để mỗi người tự chịu trách nhiệm đối với phần việc được giao, đồng thời họ sẽ có ý thức trong quản lý công nhân, giám sát gát gao chặt chẽ quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế về trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân có liên quan trong quản lý sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng TSCĐ. Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những sai sót trong quá trình sử dụng TSCĐ hay những ý kiến đề đạt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

- Công ty cần có kế hoạch nhượng bán, thanh lý nhanh chóng những TSCĐ không cần dùng và đã hư hỏng để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn lao động và thu hồi phần giá trị TSCĐ bị ứ đọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2-vinacomin giai đoạn 2010-2014 đã thu được các kết quả như sau:

- Tình hình tăng giảm TSCĐ: Công ty có sự đầu tư tăng TSCĐ trong 5 năm qua, chủ yếu ở nhóm máy móc thiết bị và nhóm phương tiện vân tải truyền dẫn với tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 106,22 %. Giá trị tài sản cố định bình quân tăng từ 147.763,62 triệu đồng vào năm 20010 lên 170.408,61 triệu đồng vào năm 2014. Song tương quan so sánh với kết quả sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

- Kết cấu tài sản cố định: Trong giai đoạn 2010-2014 không có sự biến động lớn. Chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là nhóm tài sản máy móc thiết bị chiếm trung bình 66,11%; phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm trung bình khoảng 29,44%; nhà cửa vật kiến trúc chiếm trung bình 2,1%. Nhìn chung, kết cấu khá hợp lý, phù hợp đặc điểm của Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

- Về hao mòn tài sản cố định: Tỉ lệ hao mòn của Công ty trong giai đoạn 2010- 2014 đang ở mức cao 83,85%, tuy nhiên tỷ lệ hao mòn trong năm 2014 tăng khá cao (82,56%) nên trong thời gian tới cần phải có kế hoạch nhằm giảm tốc độ hao mòn, điều chỉnh, xử lý kịp thời các bộ phận, chi tiết hao mòn nhanh để đảm bảo ổn định trong sản xuất, an toàn trong lao động.

- Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Nhìn chung có xu hướng tăng lên so với năm 2010 riêng hệ số huy động thì năm 2010 là cao nhất, tuy nhiên sức sinh lời lại không biến động nhiều chứng tỏ năng suất sử dụng TSCĐ chưa cao.

- Việc huy động sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chưa cao do chưa có diện sản xuất đã thực hiện đầu tư, mua sắm gây lãng phí, nhanh hao mòn vô hình.

Nhìn chung, tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2- vinacomin trong giai đoạn 2010-2014 là khá phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế mang tính khách quan, vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa hiệu quả công tác sử dụng tài sản cố định nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 120 - 123)