Các chỉ tiêu phân tích khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 67 - 70)

II, Nguồn kinh phí và quỹ khác

b. Các chỉ tiêu phân tích khác

Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty, ta sẽ dùng các chỉ tiêu sau :

Tỉ suất nợ = x100 (%) (2-26)

Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài.

Tỉ suất tự tài trợ = x100 (%) (2-27)

thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tổng hai chỉ tiêu này luôn bằng 100%, trong đó tỉ suất tự tài trợ càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng độc lập về tài chính cao, ít bị sức ép của các khoản vay, nợ. Ngược lại, nếu tỉ suất nợ cao thì doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính nhiều.

Bảng 2-23: Bảng phân tích khả năng tự đảm bảo nguồn tài chính T T Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm 2014 Cuối năm 2014 So sánh CN/ĐN ± % 1 Nợ phải trả Trđ 209.258,94 179.490,82 -29.768,12 85,77 2 NV chủ sở hữu Trđ 51.519,20 51.519,20 0.00 100 3 Tổng nguồn vốn Trđ 260.778,14 231.010,01 -29.768.13 88,58 4 Tỷ suất nợ % 80,24 77,7 -2,54 96,83 5 Tỷ suất tự tài trợ % 19,76 22,3 2,54 112,85

Qua bảng 2-23 cho thấy

Tỉ suất nợ đầu năm 2014 thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,8024 đồng từ vay nợ bên ngoài đến cuối năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,777 đồng vay nợ, tương ứng giảm 3,17 %. Tỉ suất nợ giảm đi cho thấy các khoản nợ mà Công ty đi vay ngoài giảm xuống. Công ty cần phát huy những kế hoạch trong kinh doanh nhằm làm giảm nguồn vay ngoài xuống và tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giúp Công ty chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Tỉ suất tự tài trợ đầu năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,1976 đồng vốn chủ sở hữu, cuối năm thì 1 đồng vốn kinh doanh có 0,223 đồng vốn chủ sở hữu, tương ứng tăng 12,85 %. Điều này cho thấy sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty cuối năm cao hơn đầu năm. Đem so sánh giữa tỉ suất nợ và tỉ suất tự tài trợ của Công ty cuối năm 2014, thì ta thấy tỉ suất tự tài trợ cao hơn 3,48 lần mặc dù tỷ suất tự tài trợ tăng thì điều này chứng tỏ Công ty cũng phải chịu sức ép từ các khoản vay nợ, khả năng độc lập về tài chính chưa cao. Qua đây cũng thấy cần xem xét mức đảm bảo độ an toàn hay mức rủi ro khi các nhà cho vay bỏ vốn ra cho Công ty vay.

2.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công tya. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty a. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty

Bảng 2-24: Bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty

TT Chỉ tiêu Đầu năm 2014 Cuối năm 2014 So sánh CN/ĐN

± %

A Các khoản phải thu 149.503.014.675 116.263.015.706 -33.239.998.969 77,77

1 Phải thu của khách hàng 147.782.506.434 113.428.755.995 -34.353.750.439 76,75 2 Trả trước cho người bán 100.000.000 3.213.752 -96.786.248 3,21 3 Các khoản phải thu khác 1.620.508.241 2.831.045.959 1.210.537.718 174,70 4 Dự phòng phải thu NH khó đòi Tỷ trọng các khoản PT/ Tổng TS (%) 57 50 -7 87,79 B Các khoản phải trả 209.258.944.474 179.490.815.096 -29.768.129.378 85,77 I Nợ ngắn hạn 145.723.580.463 163.907.348.534 18.183.768.071 112,48 1 Vay và nợ ngắn hạn 32.051.226.759 42.097.334.173 10.046.107.414 131,34 2 Phải trả người bán 40.775.476.671 51.177.037.475 10.401.560.804 125,51 3 Người mua trả tiền trước 889.196.000 0 -889.196.000 0,00 4 Thuế và các khoản PN

NN 3.638.350.861 10.746.493.237 7.108.142.376 295,37 5 Phải trả người lao động 50.888.698.464 42.003.068.776 -8.885.629.688 82,54 6 Chi phí phải trả 36.385.360 241.910.863 205.525.503 664,86 7 Phải trả nội bộ 3.107.952.848 3.287.968.768 180.015.920 105,79 8 Các khoản PT, phải nộp NH khác 4.572.076.638 2.738.970.385 -1.833.106.253 59,91 9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 6.255.563.996 4.241.604.701 -2.013.959.295 67,81 10 Quỹ khen thưởng, phúc

lợi 3.508.652.866 7.372.960.154 3.864.307.288 210,14 II Nợ dài hạn 63.535.364.011 15.583.466.562 -47.951.897.449 24,53 Tỷ trọng nợ phải trả/ Tổng NV (%) 80 78 -3 96,83 C Tổng tài sản ( tổng nguồn vốn ) 260.778.142.672 231.010.013.294 -29.768.129.378 88,58 D Phải thu - phải trả -59.755.929.799 -63.227.799.390 -3.471.869.591 105,81

Qua việc phân tích và so sánh các khoản phải thu và phải trả ở đầu năm và cuối năm, ta thấy rõ được tình hình thanh toán của Công ty có thực sự tốt hay không. Từ đó, có những biện pháp nhằm điều chỉnh một cách cân đối giữa thu và chi trong hoạt động kinh doanh.

Qua bảng 2-24 cho thấy, các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2014 tăng 116.263,02 triệu đồng, tức là giảm 22,23% so với đầu năm 2014. Trong đó, chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh 34.353,75 triệu đồng (76,75%) do tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài đã khiến cho công tác thu hồi nợ tại hầu hết các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty nói riêng là chưa tốt, chủ yếu là các khoản nợ của các đối tác lâu năm với Công ty nên việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài sản tại thời điểm cuối năm giảm 7 % so với đầu năm. Chứng tỏ trong năm 2014 Công ty đã cải thiện được tình trang bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

Tổng nợ phải trả của Công ty cuối năm 2014 giảm 29.918,16 triệu đồng so với đầu năm tương ứng đạt 85,49%. Trong đó, nợ phải trả dài hạn giảm nhiều nhất 47.951,89 triệu đồng (đạt 24,53%). Tiếp đến là phải trả người lao động giảm 8.855,63 triệu đồng (đạt 82,6 %).

Ở cả đầu năm và cuối năm 2014, tổng các khoản phải thu đều nhỏ hơn các khoản phải trả chứng tỏ trong năm 2014 Công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, trong đó cuối năm 2014 lượng vốn Công ty đi chiếm dụng tăng so với đầu năm là 3.321,84 triệu đồng (đạt 105,86%) cho thấy Công ty đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w