VINACOMIN GIAI ĐOẠN 2010 –

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 82 - 85)

II, Nguồn kinh phí và quỹ khác

VINACOMIN GIAI ĐOẠN 2010 –

3.1. Cơ sở lựa chọn đề tài

3.1.1. Sự cần thiết của đề tài

Đối với mỗi doanh nghiệp, thành công hay thất bại ngoài những yếu tố như chiến lược kinh doanh, nhân sự, nguồn vốn, còn phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng tài sản cố định. Hơn nữa, trong thời đại khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ và là nền tảng cho sự phát triển thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố then chốt, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hầu hết thể hiện qua việc đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn ...Vậy đầu tư hay không đầu tư, đầu tư mở rộng hay chiều sâu và quản lý sử dụng tài sản cố định như thế nào để tài sản cố định không bị hao mòn vô hình, không lỗi thời là các vấn đề cần giải quyết trong quản lý, cũng như trong việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ.

Do đó, TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá…. Được tiến hành một cách thường xuyên thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng các công trình thi công và kết quả lợi nhuận sẽ tăng lên.

Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra theo đúng định hướng phát triển của Công ty thì bài toán đặt ra là phải giải quyết tốt các điều kiện như giảm thiểu tác động đến môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn tăng năng suất lao động, tạo ra những công trình thi công đảm bảo chất lượng.

Cùng sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề sử dụng hiệu quả tài cố định kết hợp với quá trình xem xét thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty xây dựng mỏ hầm lò 2-vinacomin, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2010-2014 của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2- vinacomin” để nghiên cứu với mong muốn đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty thông qua những quan sát thực tế và số liệu thu thập được từ công ty nhằm đưa ra kiến nghị trong việc sử dụng tư liệu lao động có hiệu quả nhất.

3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhằm đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2-vinacomin trong giai đoạn năm 2010 – 2014 cho thấy ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, đưa ra một số phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty trong thời gian tới.

b. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý.

c. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết đã được học tại nhà trường và sử dụng quan điểm chung trong lý thuyết phân tích là quan điểm toàn diện, hệ thống cơ sở số liệu thống kê kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa quá khứ và hiện tại để phát hiện xu thế phát triển của công ty. Với quan điểm trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ tổng hợp sử dụng các phương pháp đã học như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật, biểu đồ…và sử dụng các tài liệu báo cáo thống kê để phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được trong quá trình sử dụng TSCĐ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Tốc độ phát triển là loại chỉ tiêu tương đối động thái, biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo) với mức độ của kỳ được chọn làm gốc so sánh, gồm hai loại :

- Tốc độ phát triển liên hoàn là tỷ lệ so sánh giữa mức độ của kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ của kỳ gốc được chọn, kỳ đứng kề trước nó (yi-1), được tính theo công thức :

ti = 1 − i i y y (3-1) Tốc độ phát triển liên hoàn nói lên sự thay đổi (tương đối) của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau.

- Tốc độ phát triển định gốc là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và kỳ được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên của dãy số và được gọi là y1), được tính theo công thức :

Ti =

1

y yi

(3-2) Để đánh giá mức độ điển hình của tốc độ phát triển đối với sự biến động của một hiện tượng, thống kê học sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân.

- Nếu dãy số có cùng xu hướng :

t= 1( ) 1 3 2 1 ... − − × × × × n n t t t t = 1 1 − n n y y ; % (3-3) Trong đó :

+ t1, t2, t3,…, tn-1 là các tốc độ phát triển liên hoàn

+ yn, y1 tương ứng là mức độ cuối cùng và mức độ đầu tiên của dãy số thời gian. - Nếu dãy số không cùng xu hướng :

t =n100−1×∑ = − − − n i i i i y y y 2 1 1 +100 ; % (3-4)

d. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố diinhj giai đoạn 2010-2014 của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2-vinacomin. Nhiệm vụ chuyên đề bao gồm:

- Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh.

- Phân tích mối quan hệ của TSCĐ và kết quả sản xuất kinh doanh - Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản cố định.

- Phân tích tình hình hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định. - Phân tích mức độ trang bị tài sản cố định cho lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các năm.

- Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất - Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị - Phân tích tình hình sử dụng công suất làm việc của máy móc thiết bị

- Một số phương hướng và kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

3.2. Cơ sở lý thuyết

3.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐa. Khái niệm TSCĐ a. Khái niệm TSCĐ

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, là các tư liệu lao động, biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định, là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng tích luỹ và phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 82 - 85)