d. Phân tích năng suất lao động
2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
Tiền lương là phần biểu hiện bằng tiền của phần sản phẩm xã hội dùng để bù đắp cho người lao động cần thiết đã hao phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động phù hợp với số lượng, chất lượng lao động của mỗi người. Tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó việc trả lương hợp lý không những là phương hướng quan trọng để hạch toán và hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng hiệu quả kinh tế mà còn trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích ngườila o động hăng say làm việc góp phần vào việc tăng năng suất lao động. Về mặt xã hội viêc trả lương phù hợp sẽ đảm bảo sự công bằng và thu nhập cho người lao động nâng cao mức sống và làm cơ sở cho việc tái sản xuất sực lao động.
Bảng 2-15: Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
TT Chỉ tiêu ĐVT TH2013 TH2014 So sánh TH 2014/TH 2013 +/- % 1 Tổng doanh thu trđ 512.925 486.319 -26.606 94,81 2 Tổng quỹ lương trđ 187.268 185.423 -1.845 99,01 3 Tổng số CBCNV người 1.497 1.482 -15 99,00 4 Tiền lương BQ trđ/ng/th 10,42 10,43 0,01 100,02
Qua số liệu phân tích ở bảng 2-15 cho thấy, tổng quỹ lương năm 2014 của Công ty đạt 185.423 triệu đồng giảm 0,99 % so với năm 2013. Điều này do doanh thu giảm và năm 2014 có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu nên tổng quỹ lương của Công ty giảm xuống. Tổng quỹ lương giảm 0,99% mà lao động giảm 1,0% làm cho tiền lương bình quân của Công ty năm 2014 đạt 10,43 triệu đồng/người/tháng tăng
0,01 trđ/người/tháng (đạt 100,02%) so với năm 2013.
Để đánh giá tính hợp lý của việc trả lương ta dùng chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tương đối của tổng quỹ lương.
∆F: Mức tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ lương. F1, F0 : Tổng quỹ lương năm 2014 và năm 2014. D1, D0 : Doanh thu thuần năm 2014 và năm 2013.
∆F = 193.845,61 – 186.683,90 x = 16.845,22 (triệu đồng)
Như vậy so với năm 2013 Công ty đã lãng phí tương đối là 6.845,22 triệu đồng quỹ lương. Đây là kết quả tương đối xấu phản ánh việc sử dụng lãng phí quỹ lương của Công ty, cho nên Công ty cần tìm cách để tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới.
Để thấy rõ hơn qua phép so sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng NSLĐ năm 2014 so với năm 2013 sẽ được kết quả như sau:
- Tốc độ tăng năng suất lao động là:
(2-11)
Iw1/w0 = 326,39 * 100 = 94,26%
346,25 - Tốc độ tăng tiền lương bình quân là:
(2-12)
Trong đó: W1, W2 là năng suất lao động của năm 2014, 2013. L1, L2 là tiền lương bình quân của năm 2014, 2013.
Kết quả tính toán cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động chứng tỏ tiền lương tăng không phải là do năng suất lao động tăng mà tăng từ các khoản tiết kiệm trong chi phí sản xuất, Công ty cũng đã có những biện pháp khoán chi phí sản xuất và cơ chế thưởng khuyến khích để người
lao động sản xuất hiệu quả, tiết kiệm. Trong thời gian tới, Công ty nên cố gắng tăng năng suất lao động với tăng tiền lương, các khoản tiết kiệm được từ chi phí sản xuất cần đầu tư cho phát triển sản xuất lâu dài.
Qua phân tích trên, để dảm bảo tạo động lực làm việc cho người lao động trong việc tăng năng suất lao động thì Công ty cần có những biện pháp áp dụng thay đổi trong việc quản lý lao động làm cho lao động cảm thấy yên tâm và hăng hái tăng năng suất lao động, đồng thời góp phần vào sự phát triển của Công ty, đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động trong sự phát triển chung của nền kinh tế