Phân loại TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 85 - 87)

II, Nguồn kinh phí và quỹ khác

c. Phân loại TSCĐ

* Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu chí này TSCĐ chia thành hai loại: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và các loại tài sản cố định khác…

- Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà là những khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí sưu tầm phát triển, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại…

* Phân loại theo công cụ kinh tế: Có thể chia tài sản cố định làm hai loại: - Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và các tài sản cố định khác…

- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất phụ và những tài sản phúc lợi công cộng gồm nhà cửa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ…

* Phân loại theo hình thức sử dụng: Có thể chia ra làm 3 loại

- TSCĐ đang sử dụng: Bao gồm những TSCĐ đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phúc lợi hay an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp. - TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa dùng đến, còn đang trong giai đoạn dự trữ để sau này sử dụng.

- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra.

* Phân loại theo hình thức quyền sở hữu: Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia tài sản cố định làm 2 loại:

- Tài sản cố định tự có và coi như tự có: Đây là tài sản cố định do doanh nghiệp tự đầu tư bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để đầu tư, mua sắm mới hoặc cấp phát để đầu tư…

- Tài sản cố định đi thuê: Là những tài sản do doanh nghiệp đi thuê để hoạt động hoặc thuê tài chính, như thuê xe tải chở hàng, thuê máy bay…

Trong việc phân loại tài sản cố định, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích kết cấu tài sản cố định, nghĩa là phân tích tỷ trọng nguyên giá của một loại tài sản cố định nào đó chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong các ngành kinh tế khác nhau, kết cấu của tài sản cố định khác nhau, ngay trong cùng một ngành kinh tế thì kết cấu tài sản cố định trong từng

doanh nghiệp cũng khác nhau tạo nên từng nét riêng biệt về hoạt động sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định như:

+ Tính chất sản xuất và đặc điểm của từng quy trình công nghệ. + Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản. + Phương tiện tổ chức sản xuất.

Tác dụng của cách phân loại tài sản cố định là giúp cho doanh nghiệp thấy được kết quả tham gia của tài sản cố định và đánh giá được trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp từ đó kiểm tra được mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ sản xuất, và phương hướng cải thiện tình trạng kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

3.2.2. Đánh giá tài sản cố định

Có 4 cách để đánh giá tài sản cố định của một doanh nghiệp là:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 vinacomin (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w