Chương 2: MỐI QUAN HỆ THỂ CHẾ VỚI KHÁI NIỆM SỐ TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu khái niệm số tự nhiên trong dạy học toán ở bậc tiểu học (Trang 27 - 28)

NHIÊN

Mục tiểu của chương

Chương này sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

1.Mối quan hệ thể chế với khái niệm số tự nhiên ở nhà trường đào tạo GV tiểu học có những đặc trưng cơ bản nào? Sự tương đồng và khác biệt của nó so với quá trình phát triển của nó trong lịch sử?

2.Mối quan hệ thể chế với khái niệm số tự nhiên trong thể chế dạy học toán ở bậc tiểu học có đặc trưng cơ bản nào? Sự tương đồng và khác biệt so với quá trình phát triển của nó trong lịch sử và so với mối quan hệ thể chế đào tạo GV tiểu học?

3.Những ràng buộc của thể chế dạy học ảnh hưởng như thế nào trên mối quan hệ cá nhân của GV và HS? Có những quy tắc ngầm ẩn nào của họp đồng didactic liên quan đến khái niệm số tự nhiên đáng được chú ý?

Chúng tôi đi phân tích mối quan hệ thể chế với số tự nhiên trong các nhà trường đào tạo GV tiểu học sẽ hình thành cơ sở tham chiếu cho việc phân tích mối quan hệ thể chế khái niệm số tự nhiên ở bậc tiểu học.

2.1. Mối quan hệ thể chế vói số tự nhiên trong các nhà trường đào tạo GV tiểu học học

Qua việc tìm hiểu chương trình đào tạo GV tiểu học ở các trường đào tạo GV tiểu học, chúng tôi thấy khái niệm số tự nhiên được đề cập trong hai học phần: Số học và Phương pháp giảng dạy Toán. Do đó, để phân tích chương này, một số tài liệu, giáo trình được chọn như sau:

1.Chương trình tiểu học (Bộ giáo dục và đào tào) (2006), NXBGD.

2.Bùi Anh Kiệt (2007), Bài giảng số Học, Bộ môn Toán, Đại học Cần Thơ.

3.Trần Diên Hiển, Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Văn Ngọc (2001), Giáo trình Lý Thuyết Số, NXBGD.

4.Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (2004), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, NXBĐHSP.

5. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học Toán bậc tiểu học, NXB ĐHSP. Tài liệu 2 và 5 được dùng để giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học của Khoa sư phạm, trường Đại học Cần Thơ, còn tài liệu 3 và 4 được dùng cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học sư phạm Hà Nội.

2.1.1. Số tự nhiên trong học phần số học

Qua phần trình bày của chương 1, chúng ta thấy tập số tự nhiên được xây dựng bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả trình bày theo 2 cách: Hệ tiên đề Peano và phương pháp dùng bản số của tập hợp.

* USố tự nhiên trong giáo trình của Bùi Anh Kiệt

Mục tiêu của giáo trình này là đi nghiên cứu các tập hợp số. Do đó, tìm hiểu tập số tự nhiên cũng năm trong chuỗi nghiên cứu đó. Tập hợp số tự nhiên được đề cập đầu tiên. Trong giáo trình số học của tác giả Bùi Anh Kiệt, số tự nhiên được đưa vào chương đầu tiên theo Hệ tiên đề Peano như sau:

"Hệ tiên về số tự nhiên dựa trên khái niệm cơ bản là "tập số tự nhiên ", kí hiệu 0, và quan hệ cơ bản "kề sau ". I. 0 là số tự nhiên, tức 0 6 N .

Một phần của tài liệu khái niệm số tự nhiên trong dạy học toán ở bậc tiểu học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)