Phân tích tiên nghiệm tình huống thực nghiệm

Một phần của tài liệu khái niệm số tự nhiên trong dạy học toán ở bậc tiểu học (Trang 68 - 69)

- Nhóm nào có đối tượng (chai và nút chai, ấm đun nước, ) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có s ố lượng ít hơn

Chương 3: THỰC NGHIỆM

3.2.1. Phân tích tiên nghiệm tình huống thực nghiệm

3.2.1.1. Tình huống cơ sở

Mục tiêu của thực nghiệm B là nghiên cứu ảnh hưởng của mối quan hệ thể chế lên mối quan hệ cá nhân của HS, mà trọng tâm là đưa vào kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu HR2R:

Việc đề cập một cách tách rời hai kiểu nhiệm vụ TR6R và TR7R trong dạy học số tự nhiên không cho phép khái niệm này tồn tại ở HS với nghĩa là đối tượng biểu thị lớp các tập hợp tương đương (tương ứng 1-1) và điều này kéo theo khó khăn của HS trong việc giải quyết các tình

huống đòi hỏi có sự tác động đồng thời của TR6R và TR7R (nghĩa là tác động của tương ứng 1- 1).

Thực nghiệm được hình thành từ tình huống cơ sở sau đây, mà việc giải quyết đòi hỏi có sự tác động đồng thời cả hai kiểu nhiệm vụ TR6R và TR7R . Tình huống cơ sở :

"Tập hợp A có n phần tử, tập hợp B có kphần tử, trong đó n,k N và n > k. Hãy lấy (chỉ một lần) từ tập A một số phân tử, sau đó ghép mỗi phân tử lấy được với một phần tử của tập B, sao cho tất cả các phần tử của tập B đều có phần tử ghép từ tập A và không có phần tử nào lấy từ tập A bị thừa".

Tình huống cơ sở này được mô phỏng theo tình hường "bút vẽ" của B. de Villegas nhưng mục tiêu là khác nhau :

- Thực nghiệm của B.de Villegas có mục tiêu nghiên cứu số tự nhiên với các HS biết đếm nhưng chưa học số tự nhiên và nhắm tới đưa vào khái niệm số tự nhiên như công cụ giải quyết tình huống.

- Chúng tôi thực nghiệm đối với các HS đang học lớp 2 (vào học kì 1), nghĩa là HS đã tiếp cận khái niệm số tự nhiên trong phạm vi 100 từ trước đó ở lớp 1. Do đó, các em đã có nhiều cơ hội gặp và giải quyết các kiểu nhiệm vụ TR

Một phần của tài liệu khái niệm số tự nhiên trong dạy học toán ở bậc tiểu học (Trang 68 - 69)