Thời gian khảo nghiệm: Tháng 9/2015

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 101)

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1:Kết quả khảo nghiệmtính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí

STT Nội dung Mứcđộcấpthiết Tínhkhảthi Rất cấp thiết (3đ) Cấp thiết (2đ) Chưa cấp thiết (1đ) X Thứ bậc Rất khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Chưa Khả thi (1đ) Y Thứ bậc 1 Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

33 3 0 2.92 1 32 4 0 2.89 1

2

- Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kếhoạch tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non 32 4 0 2.89 2 32 3 1 2.86 2 3 - Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không 31 5 0 2.86 3 30 3 3 2.75 4

khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua việc tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên

4 - Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua hoạt động xây dựng môi trường cơ sở vật chất. 30 6 0 2.83 4 30 4 2 2.78 3 5 - Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo 27 8 1 2.72 5 28 6 2 2.72 5

6

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non. 28 5 3 2.69 6 28 5 3 2.69 6 X = 2.82 Y = 2.78

Nhìn vào bảng 3.1. chúng ta thấy rằng, theo đánh giá của các chuyên gia, các cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm, các biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và tinh khả thi cao.

Để khẳng định sự phù hợp giữa hai luồng ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc Spearman để tính toán.

Kết quả cho thấy R = + 0,89 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là CBQL và GV đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí là hoàn toàn phù hợp nhau.

Biểu đồ 3-1 So sánh các biện pháp về mức độ và tính khả thi

Biểu đồ 3-1 thể hiện rõ hơn tính tương đồng về mức độ cấp thiết và tính khả thi của

các giải pháp; đặc biệt là với hoạt động tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức

cho cán bộ, giáo viên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non, thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

0 1 2 3 4 5 6 7 Mức độ cấp thiết Tính khả thi So sánh các biện pháp về mức độ và tính khả thi

Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên

Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non

Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng BKKTL qua lựa chọn và bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên

Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng BKKTL qua hoạt động xây dựng môi trường cơ sở vật chất.

Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo

3. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua việc tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên.

4. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua hoạt động xây dựng môi trường cơ sở vật chất.

5. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo.

6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

Kết quả khảo nghiệm thông qua ý kiến chuyên gia đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cuả các biện pháp đã được đề xuất. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội sẽ góp phần hình thành, phát triển bầu không khí tâm lí tốt đẹp, có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, sức khỏe và hiệu suất công tác của mỗi thành viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Về bản chất, quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể. Như vậy, quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể là hoạt động điều hành việc xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể để bầu không khí tâm lí của tập thể vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của quá trình hoạt động giáo dục.

1.2. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể và quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể của Hiệu trưởng trường mầm non Quận Bắc Từ Liêm cho thấy:

1.2.1. Các khách thể điều tra đánh giá cao ảnh hưởng của đa số các biểu hiện của bầu không khí tâm lí tới tâm trạng và kết quả làm việc của người giáo viên mầm non. 1.2.2. Có nhiều khách thể điều tra còn chưa nắm được khái niệm bầu không khí tâm lí và các yếu tố chi phối sự hình thành, phát triển của nó. Chính vì vậy, họ cũng chưa hiểu được, khi bầu không khí tâm lí đã được hình thành thì nó sẽ có ảnh hưởng tới tâm trạng và hiệu quả làm việc của các thành viên như thế nào. Ngoài ra, biểu hiện của các yếu tố ở mỗi trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu cũng không giống nhau. Đây chính là vấn đề cần phải quan tâm khi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể trường mầm non.

1.2.3. Hiệu trưởng các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm khá thường xuyên quan tâm quản lí, phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng, khoa học... công bằng trong đánh giá, quan tâm dến các thành viên, đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người đứng đầu trong quá trình xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy yếu tố “các thành viên có thu nhập thêm” có điểm trung bình thấp nhất. Ngoài ra, các yếu tố “tổ chức tham quan, du lịch,

ngoai khóa”, “tăng cường, đổi mới trang thiết bị của lớp học…”, “môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp”, “điều kiện làm việc được cải thiện”, “đoàn thanh niên quan tâm tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…” cũng được đánh giá ở mức độ ‘thỉnh thoảng”. Đây cũng là vấn đề cần phải lưu tâm khi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể.

1.2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện các yếu tố của bầu không khí tâm lí tập thể trường mầm non ở mức độ khá tốt. Tuy nhiên, cũng còn 1 số yếu tố, các khách thể điều tra chỉ đánh giá ở mức độ tương đối tốt hoặc không tốt). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tâm trạng buồn bã, chán nản của các thành viên trong tập thể là: xung đột trong cuộc sống, trong công việc, cấp trên không hiểu và thiếu quan tâm, lương thấp và không có thu nhập thêm, tính chất công việc vất vả, đơn điệu, nhàm chán, nhu cầu, động cơ làm việc chưa rõ ràng… Những yếu tố có điểm trung bình thấp nhất là: “thu nhập thêm của các thành viên”, “mức lương của các thành viên”, “vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên”, “vai trò của tổ chức Công đoàn”, “địa điểm, môi trừơng làm việc”...

1.2.5. Các khách thể điều tra đã đánh giá cao các biện pháp nhằm cải thiện mức sống bằng cách tạo thêm thu nhập một cách chính đáng cho các thành viên trong tập thể. Bên cạnh đó, biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan, dã ngoại…nhằm tạo dựng mối quan hệ cởi mở, dân chủ và nhân văn giữa các thành viên trong tập thể, cũng được đánh giá khá cao.

Những biện pháp có điểm trung bình thấp nhất là những biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giáo dục, giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác, tạo niềm tin và hứng khởi cho giáo viên mầm non.

1.2.6. Về các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể - Các biện pháp quản lí về việc lập kế hoạch xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể của các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm được thực hiện ở mức độ chưa tốt

- Các biện pháp tổ chức hoạt động chuyên môn, hoạt động thi đua khen thưởng, tạo dựng mối quan hệ cởi mở, dân chủ và nhân văn được đánh giá ở mức độ khá tốt.

- Đa số trường mầm non được nghiên cứu ở quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện khá tốt các biện pháp quản lí về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường thực hiện chưa tốt một số biện pháp. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có trường còn để mâu thuẫn, xung đột kéo dài và ngày càng căng thẳng, các phòng ban chức năng phải vào cuộc và hiệu trưởng phải thuyên chuyển đi nơi khác. Có trường thì tổ chức Đoàn và Công đoàn lại chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Một số trường còn thực hiện chưa tốt một số biện pháp về chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, bố trí thời gian, không gian cho sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ cảm xúc…giữa các thành viên.

- Các biện pháp quản lí về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí được đánh giá khá cao là: “Tăng cường quản lí và đổi mới đánh giá kết quả giáo dục trẻ mầm non công khai, công bằng, chính xác để tạo nên bầu không khí tâm lí tốt đẹp” có điểm trung bình =2.24 và xếp thứ bậc 1, “Giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ cho công tác chuyên môn công bằng, công khai nhằm tạo niềm tin, sự hứng khởi giữa các thành viên” có điểm trung bình = 2.06 và xếp thứ bậc 11. Kết quả trên cho thấy, các trường mầm non được nghiên cứu đã thực hiện khá tốt các biện pháp quản lí về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí. Tuy nhiên, vẫn còn biện pháp được đánh giá thấp là: “Quản lí quá trình kiểm tra, đánh giá sự hình thành các yếu tố của bầu không khí tâm lí thông qua mọi hoạt động của nhà trường” có điểm trung bình = 1.79 và xếp thứ bậc 22. Điều này cần được đặc biệt lưu tâm khi đề xuất các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí các trường mầm non.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non , thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm thành phố

Hà Nội, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm.

3. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua việc tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên.

4. Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non thông qua hoạt động xây dựng môi trường cơ sở vật chất.

5. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực và có các chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo.

6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

Kết quả khảo nghiệm thông qua ý kiến chuyên gia đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cuả các biện pháp đã được đề xuất. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội sẽ góp phần hình thành, phát triển bầu không khí tâm lí tốt đẹp, có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, sức khỏe và hiệu suất công tác của mỗi thành viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tham mưu với chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan, ban hành chế độ chính sách về tài chính, tăng cường CSVC cho các nhà trường.

Ban hành kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi cho cán bộ quản lý, GV để họ toàn tâm, toàn ý với nghề nghiệp. Từ đó, họ mới có thể dành hết thời gian, công sức cho hoạt động nghề nghiệp nói chung và cho việc xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT

Quan tâm đào tạo đội ngũ CBQL ở bậc học mầm non. Tổ chức thường xuyên việc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các CBQL đặc biệt là các kĩ năng mềm trong quản lý, nhằm tăng cường khả năng quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Nghiên cứu chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội hướng dẫn.

Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về đổi mới PPDH về quản lý dạy học trong các nhà trường.

Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV về các kỹ năng mềm trong đó có kĩ năng tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kĩ năngmềm cho CB, GV toàn Quận. Tham mưu với UBND quận chỉ đạo các phường đầu tư xây dựng CSVC, để giáo viên và trẻ mầm non được làm việc trong môi trường thuận lợi.

2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Triển khai các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)