Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kếhoạch tổ chức hoạt động xây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

- Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm công tác quản lý. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương tiện và biện pháp… xây dựngbầu không khí tâm lý.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng quản lý. Đây chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài long và hào hứng với nhiệm vụ được giao, tạo nên sự cộng hưởng của các lực lượng tham gia, hướng tới việc hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng bầu không khí tâm lí đã đặt ra.

- Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng bầu không khí tâm lí có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.

3.2.2.1. Mục tiêu

Thực hiện tốt, có hiệu quả theo kế hoạch xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc, kế hoạch phải được đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.

Xây dựng được bản kế hoạch cụ thể có tính khả thi và tính khả quan nhằm định hướng các hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc trong các nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở kế hoạch chung đầu năm học, hiệu trưởng càn bổ sung, đổi mới làm phong phú thêm nội dung, hình thức, kế hoạch hóa các mặt hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc phù hợp với thực tế cơ sở vật chất, con người của nhà trường.

Tổ chức triển khai kế hoạch cụ thể, khoa học, hợp lí, đôn đốc thực hiện kế hoạch, xác định cấu trúc bộ máy, điều hành các bộ phận theo đúng kế hoạch đã định, theo dõi và điều chỉnh kịp thời những lệch lạc, những yếu tố nảy sinh trong quá trình thực hiện một cách linh hoạt, tránh máy móc, tùy tiện. Động viên khuyến khích mọi người bằng nhiều hình thức khác nhau như xây dựng điển hình tiên tiến…

3.2.2.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp

Căn cứ vào kế hoạch phát triển toàn diện giáo dục, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan, hoàn chỉnh, thông qua kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

Tổ chức Đảng và Chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình, tránh sự chồng chéo.

Căn cứ vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ chức, cá nhân mình. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Dựa vào năng lực thực tế của mỗi cá nhân sắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận có liên quan giúp cho mọi người nắm bắt được kế hoạch và tự nguyện thực hiện theo kế hoạch. Muốn vậy, người quản lý cần trình bày, phân tích, thuyết phục và động viên, khích lệ, huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị trong nhà trường để mỗi tổ chức đó bằng chức năng của mình góp phần thực hiện kế hoạch với chất lượng cao nhất.

Trong quá trìnhh tổ chức thực hiện của các bộ phận, nếu phát hiện những thiếu sót hoặc những nảy sinh mới phải có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Khi thực hiện các cá nhân, các bộ phận, các tổ chức phải biết được những thuận lợi, khó khăn, yếu tố khách quan, chủ quan, đặc biệt phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ được giao. Trong quá trình phân công trách nhiệm phải rõ ràng, hợp lý, tránh chồng chéo, xây dựng kế hoạch cá nhân sát với kế hoạch của nhà trường, tình hình thực tế và có tính khả thi cao. Thường xuyên thu thập và xử lý thông tin kịp thời, ban chỉ đạo có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 86 - 87)