Thực trạng hiệu quả của các yếu tố chi phối sự hình thành bầu không

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

Ở bảng 2.3. Chúng ta đã xem xét tần xuất xuất hiện của các yếu tố chi phối sự hình thành bầu không khí tâm lý tập thể tại các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm. Tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu hiệu quả của các yếu tố này ở mức độ “tốt” hay “chưa tốt” theo đánh giá của các khách thể nghiên cứu. Có thể có yếu tố tần xuất thực hiện thường xuyên ở mức độ tốt, nhưng cũng có thể chưa tốt. Vì vậy, cần phải xem xét một cách toàn diện cả tần xuất lẫn chất lượng của các yếu tố thì mới có thể đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể phù hợp tại các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thực trạng hiệu quả các yếu tố chi phối sự hình thành bầu không khí tâm lý tập thể tại các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội TT Nội dung Mức độ Trung bình Thứ bậc Rất tốt(4) Tốt(3) Tương đối (khá) tốt(2) Không tốt (1) 1

Hiệu trưởng quan tâm quản lí công việc theo phong

cách dân chủ 129 81 40 36 3.06 1

2

Tâm trạng của các thành

viên 118 92 31 45 2.99 2

3

Chất lượng công việc của

các thành viên 95 102 23 66 2.79 4

4

Sự quan tâm lẫn nhau giữa

các thành viên trong tập thể 79 119 32 56 2.77 5

5

Mức sống và thu nhập của

các thành viên 0 29 135 122 1.67 23

6

Sự đoàn kết phối hợp ăn ý

trong Ban giám hiệu 58 119 40 69 2.58 10

7

Sự đoàn kết, phối hợp có hiệu quả giữa Đảng, chính

quyền với Công đoàn 65 126 12 83 2.60 9

đoàn 9

Vai trò của tổ chức Đoàn

thanh niên 38 56 87 105 2.09 20

10 Vai trò của Ban nữ công 86 105 59 36 2.84 3

11

Hiệu trưởng phân công công việc, trách nhiệm rõ

rang, khoa học 98 82 37 69 2.73 6

12

Hiệu trưởng quan tâm tới việc các thành viên phải giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong công tác 58 93 77 58 2.53 11

13

Sự khách quan, công bằng trong phân công công việc

của hiệu trưởng 75 81 38 92 2.49 12

14

Địa điểm, môi trường làm

việc 55 61 85 85 2.30 17

15 Điểu kiện làm việc 61 83 50 92 2.40 14

16

Tính chất công việc của

người giáo viên mầm non 72 96 61 57 2.64 8

17

Nhu cầu, động cơ làm việc của người giáo viên mầm

non … 63 135 34 54 2.72 7

18

Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục tới

giáo viên mầm non … 15 145 78 48 2.44 13

19

Sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương tới

trường mầm non … 53 72 72 89 2.31 16

20

Sự quan tâm của phụ

huynh tới nhà trường … 46 102 51 87 2.37 15

21 Môi trường xanh, sạch, đẹp 45 61 105 75 2.27 18

22

Mức lương của các thành

viên 0 71 79 136 1.77 22

23

Thu nhập thêm của các

thành viên 0 0 125 161 1.44 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Trang thiết bị của lớp học

Nhìn vào bảng 2.4. và so sánh với kết quả thu được ở bảng 2.3. chúng ta thấy

điểm trung bình và thứ bậc của nhiều yếu tố có sự khác biệt khá lớn. Yếu tố: “Hiệu trưởng quan tâm quản lí công việc theo phong cách dân chủ” vẫn được xếp thứ bậc 1 nhưng điểm trung bình thì thấp hơn nhiều so với mức độ “thường xuyên” (3.06 so với 3.22), nghĩa là có nhiều khách thể điều tra đánh giá tần xuất ở mức thường xuyên, nhưng đánh giá hiệu quả lại ở mức chưa tốt. Yếu tố: “tâm trạng của các thành viên trong tập thể” được xếp thứ bậc 2, nhưng điểm trung bình cũng chỉ là 2.99 (còn 76/286 khách thể điều tra chỉ đánh giá ở mức độ tương đối tốt hoặc không tốt). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tâm trạng buồn bã, chán nản của các thành viên trong tập thể là: xung đột trong cuộc sống, trong công việc, cấp trên không hiểu và thiếu quan tâm, lương thấp và không có thu nhập thêm, tính chất công việc vất vả, đơn điệu, nhàm chán, nhu cầu, động cơ làm việc chưa rõ ràng…Tiếp theo, yếu tố “Chất lượng công việc của các thành viên”, “Sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể”, được xếp thứ bậc 4, 5. Với điểm trung bình 2.77 và 2.79. cũng khẳng định một bộ phận không nhỏ hiệu quả làm việc chưa tốt và chưa thực sự đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau…

Những yếu tố có điểm trung bình thấp nhất là: “thu nhập thêm của các thành viên”, “mức lương của các thành viên”, “vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên”, “vai trò của tổ chức Công đoàn”, “địa điểm, môi trừơng làm việc”... Nhiều giáo viên, khi trả lời phỏng vấn đã khảng định rằng: mức lương của giáo viên mầm non hiện nay còn quá thấp nên chưa tạo ra được động cơ làm việc tích cực. Tính chất công việc lại vất vả, thời gian phải đi sớm, về muộn, không chăm sóc được con cái, gia đình nên chồng không thông cảm, mâu thuẫn gia đình thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn cũng chưa phát huy tốt được vai trò, chức năng của mình. Nhiều trường chưa tổ chức được phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, các hoạt động tham quan, dã ngoại... nhiều giáo viên chưa được quan tâm tổ chức sinh nhật, thăm hỏi kịp thời khi bản thân hoặc bố, mẹ, chồng, con đau ốm...

Ngoài ra, các yếu tố: “môi trường xanh, sạch, đẹp”, “địa điểm, môi trường làm việc”, “sự quan tâm của phụ huynh tới nhà trường”, “điều kiện làm việc”...

cũng có điểm trung bình thấp. Cần phải lưu ý những yếu tố trên khi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí của tập thể các trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 58 - 62)