Khái quát về tình hình giáo dụ cở các trường mầm non Quận BắcTừ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

04.32242100; Email: vanthu_bactuliem@hanoi.gov.vn

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục ở các trường mầm non Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước. Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Quận Bắc Từ Liêm đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục Mầm non, điều này được thể hiện rõ qua Đề án nâng cao chất lượng GDMN Quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, sự nỗ lực cố gắng của tập thể các nhà trường, GDMN Quận Bắc Từ Liêm đã ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng.

- Về quy mô phát triển GDMN: Quy mô GDMN được phát triển mạnh ở các loại hình trường, lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân trong quận.

Theo nguồn cung cấp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bắc Từ Liêm, kết thúc năm học 2014 - 2015 toàn quận có 46 trường mầm non, 87 nhóm lớp. Trong đó: 22 trường công lập, 2 trường hiệp quản, 22 trường tư thục, 5 nhóm lớp

độc lập trong cơ quan, xí nghiệp đã được cấp phép, 82 nhóm, lớp tư thục trong đó có 69 cơ sở đã được cấp phép. Tổng số trẻ ra lớp: 18.730 cháu, trong đó: Nhà trẻ: 4.180 cháu, mẫu giáo: 14.550 cháu. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ: 34,3%, mẫu giáo: 92,3%, trẻ 5 tuổi: 100%, trẻ khuyết tật ra lớp học hoà nhập: 76%.

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Hà Nội thì GDMN Quận Bắc Từ Liêm đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.

- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 7%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn quận có 19 trường với 108 nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.

- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với quận tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm quận đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra huyện còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN. Hiện nay, tổng số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia của quận là 15 trường. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới

khang trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội tổ chức. Hiện nay 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó trên chuẩn là 42 %).

- Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục mầm non Quận Bắc Từ Liêm trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trình độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong huyện. Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.

Đồ dùng trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn nhiều, giáo viên không có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.

Điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương trong quận phát triển không đồng đều nên sự đầu tư, quan tâm đến GDMN đôi nơi chưa được quan tâm đúng mức.

Mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới các cô giáo và học sinh trong nhà trường.

Nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về GDMN nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)