chính sách khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên
3.2.5.1. Mục tiêu
Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp các nhà lãnh đạo trường học đưa ra các chính sách khuyến khích nhằm động viên giáo viên phát triển sự sáng tạo trong dạy học và chú trọng phát triển tiềm năng sáng tạo của trẻ mầm non. Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên phải đạt được những mục tiêu sau:
- Tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập chính đáng cho giáo viên để họ thực sự an tâm công tác và dành thời gian cho giảng dạy.
- Tạo ra sự đoàn kết, nhất trí trong đội ngũ giáo viên.
- Động viên và khích lệ giáo viên luôn ý thức sáng tạo trong giảng dạy và công tác. - Đảm bảo mọi chế độ chính sách cho giáo viên, động viên khen thưởng kịp thời với nhiều hình thức trước những sáng tạo của giáo viên.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao cuộc sống vật chất tinh thần cho giáo viên, cụ thể:
-Chăm lo đến đời sống tinh thần cho giáo viên:
+ Tạo bầu không khí sư phạm, đoàn kết thân ái trong nhà trường. Tạo môi trường tự do cho giáo viên thảo luận, phát biểu hay thử nghiệm các ý tưởng mới.
+ Quan tâm đến hoàn cảnh riêng của từng giáo viên. Cần nhìn nhận đánh giá khách quan đối với mọi người trong mọi hoạt động với thái độ thân ái, công tâm. Điều này sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn đến mọi thành viên trong nhà trường.
+ Luôn chú ý xây dựng và phát triển môi trường lành mạnh, tạo điều kiện về các phương tiện thông tin, giải trí phục vụ cho sinh hoạt.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động như tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ, tham quan dã ngoại…giúp giáo viên và học sinh bộc lộ năng lực sáng tạo.
+ Chú trọng, nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi bởi đó là công tác mũi nhọn của nhà trường, khẳng định thương hiệu của nhà trường với phụ huynh, với trường bạn. Có phần thưởng xứng đáng, kịp thời với những thành tích đạt được.
+ Động viên, khen thưởng cho các ý tưởng mới dưới nhiều hình thức như: biểu dương khen ngợi, thưởng quà hay chuyến tham quan du lịch, thăng chức nhằm động viên giáo viên tích cực sáng tạo.
- Chăm lo đến đời sống vật chất cho giáo viên
+ Quan tâm, tìm hiểu đến hoàn cảnh kinh tế, điều kiện làm việc của từng giáo viên.
+ Nâng mức thu nhập bình quân ngoài lương hang tháng và vào các dịp lễ Tết. + Quan tâm kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên (nâng lương, khen thưởng, chế độ nghỉ đẻ, nghỉ ốm, tham quan, học tập,…)
+ Quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
3.2.5.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp
* Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, hiệu trưởng cần:
- Duy trì, mở rộng sự bền vững các mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực của nhà trường cộng đồng và gia đình.
- Giáo dục giá trị văn hóa thông qua các nội dung của phong trào thi đua phù hợp với thực tiễn, sắc thái văn hóa địa phương, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững, không chạy theo thành tích, hình thức.
- Tích hợp nội dung phong trào thi đua và phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia và các hoạt động đánh giá trường học, chú trọng các nội dung hướng dẫn tự học, kĩ năng sống và xây dựng văn hóa trường học.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Các trường động viên giáo viên hưởng ứng các phong trào thi đua, hoàn thành công việc với chất lượng cao, tích cực hưởng ứng xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
- Trên cơ sở thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị có thu để tăng cường các điều kiện lao động và công tác, nâng cao thu nhập và mức sống cho gáo viên. Hiện nay các trường đều tìm cách để tăng thêm thu nhập chính đáng cho giáo viên. Nhưng nhìn chung mức tăng thu nhập cho giáo viên từ phía nhà trường thực sự chưa đủ để giáo viên có thể yên tâm với công việc chính là giảng dạy và đầu tư cho giảng dạy, phát triển các ý tưởng sáng tạo trong dạy học. Việc chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên là một vấn đề cấp bách và thiết thực để xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực. Nếu trong quá trình quản lý chỉ quan tâm đến trách nhiệm của các thành viên đối với tổ chức mà ngược lại không quan tâm đến quyền lợi mà tổ chức đem lại cho từng thành viên thì sẽ dẫn đến hiện tượng làm việc đối phó, không tận tâm, tận lực với công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý tưởng sáng tạo.
- Thực hiện đúng thời hạn nâng lương, trả lương.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…động viên giáo viên tham gia.
- Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe định kì cho giáo viên hàng năm. - Đảm bảo chế độ công bằng trong việc định chế độ hưởng thụ; thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ.
- Quan tâm, động viên và có phần thưởng xứng đáng với những ý tưởng sáng tạo hay thành tích của giáo viên như tăng lương trước thời hạn, thưởng tiền, quà hay thăng chức cho giáo viên xứng đáng với những gì họ đóng góp. Có như vậy mới góp phần tạo động cơ để giáo viên hết long với sự nghiệp trồng người của mình.
* Cơ chế chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý không ngừng được hoàn thiện theo hướng khắc phục những bất cập hiện có, tạo động lực đủ mạnh cho nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường toàn tâm, toàn ý đưa sự nghiệp giáo dục vào thế ổn định và phát triển.
- Các trường cần dành ra một khoản kinh phí để đầu tư cho phòng đọc, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, văn nghệ; có tổ chức chu đáo và thu hút được sự tham gia của giáo viên vào các hoạt động.
- Có biện pháp tạo nguồn kinh phí chính đáng hỗ trợ cho đời sống giáo viên.
3.2.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí làm việc tại nhà trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.2.6.1. Mục tiêu
Xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác công bằng kết quả xây dựngbầu không khí tâm lý làm việc, từ đó giúp cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy tính tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện hiệu quả công tác xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc của đội ngũ cán bộ giáo viên, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Đánh giá đúng việc xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc của cán bộ, giáo viên sẽ tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của họ. Để đánh giá xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc cần thực hiện các nội dung sau:
- Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng, có xây dựng tiêu chí cụ thể, đánh giá thi đua hàng tháng, học kì và cuối năm học.
- Đại diện ban thi đua đồng thời là phó hiệu trưởng giám sát, kiểm tra công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc xây dựng bầu không khí tâm lý làm việc
- Giám sát việc sinh hoạt nhóm chuyên môn để nắm bắt được sự hình thành cũng như ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý đến tâm trạng và hiệu quả làm việc của các thành viên?
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất giám sát, kiểm tra việc đâu tư cơ sở vật chất về chất lượng và hiệu quả của việc đầu tư.
- Xây dựng các quy định sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị CNTT. - Kiểm tra hiệu quả của việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. - Tiến hành đánh giá theo đúng quy định.
- Hàng tháng giám sát, kiểm tra việc tổng hợp thi đua của ban thi đua có công bằng, khách quan không? Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời.
- Kiểm tra chế độ của cán bộ giáo viên có được đầy đủ không?
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp quản lý để tăng nguồn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ giáo viên hàng tháng, từng học kì và năm học cần phải lượng hóa thành quan điểm, định mưc điểm phù hợp để xếp loại xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ giáo viên phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện ở số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.
Cuối tháng, ban thi đua tổng hợp điểm thi đua của tháng đánh giá ưu khuyết điểm, dự kiến xếp loại thi đua sau đó hiệu trưởng duyệt rồi công khai kết quả trong toàn hội đồng.
Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT qui định, hiệu trưởng phải thống nhất trong nhà trường qui định bổ sung các danh hiệu thi đua.
Hiệu trưởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên ban thi đua dự thảo tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do ngành cấp trên quy định, tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, góp ý bổ sung, ban thi đua bổ sung hoàn thiện trình hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua trong cán bộ và giáo viên. Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học
thống nhất các chỉ tiêu thi đua của trường. Mỗi tổ, nhóm và cá nhân tự xây dựng chỉ tiêu thi đua của tổ nhóm và cá nhân mình.
Đối với cán bộ giáo viên. Để tiến hành khen thưởng, trách phạt, cán bộ giáo viên cần phải thực hiện theo quy trình. Cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ, nhóm kết luận, họp ban thi đua xét duyệt. Hiệu trưởng phê duyệt, tiến hành khen thưởng trách phạt. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thẩm quyền khen thưởng của nhà trường, hiệu trưởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thưởng.
Công tác khen thưởng, trách phạt được tiến hành trong các cuộc họp, hội nghị, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.
3.2.6.3. Cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện biện pháp
- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá hoạt động xây dựng môi trường sáng tạo trong giai đoạn hiện nay.
- Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá công bằng, khách quan.
- Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh, sắp xếp bố trí con người, thời gian và các điều kiện thực hiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể một trong những người trong BGH làm trưởng ban thành lập một tổ kiểm tra công tác.
- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì mang tính chất tổng kết kịp thời.
- Kiểm tra trên những tiêu chuẩn đã đề ra trước.
- Khi tiến hành kiểm tra soạn thảo mẫu biên bản trước để có những kết luận chính xác.
- Công tác này phải được BGH quan tâm thường xuyên, nhắc nhở động viên kịp thời đội ngũ giáo viên.