Đánh giá nhậnthức về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 62 - 68)

trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố có ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lí tập thể giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đề tài đã xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí theo các nội dung sau:

- Các biện pháp quản lí về việc lập kế hoạch xây dựng bầu không khí tâm lí. - Các biện pháp quản lí về việc tổ chức hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí. - Các biện pháp quản lí về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí.

- Các biện pháp quản lí về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí.

Trước khi nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, đề tài tiến hành khảo sát nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của các biện pháp này. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lý của cán bộ, giáo viên tại các trường mầm non

quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

TT Nội dung Mức độ Trung bình Thứ bậc Rất quan trọng (3) Quan trọng (2) Ít quan trọng (1) 1 Quản lí xây dựng mục tiêu, kế hoạch đổi mới phát triển nhà trường để xây dựng bầu không khí tâm lí tập

thể tốt đẹp. 165 65 56 2.38 9

2

Quản lí kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và các bộ phận khác của nhà trường hướng vào việc xây dựng bầu không khí tâm lí tốt đẹp 136 82 68 2.24 13 3 Quản lí quá trình tổ chức hoạt động tổ chuyên môn và các bộ phận khác hướng vào việc xây dựng bầu không khí tâm lí tốt

đẹp 151 90 45 2.37 10

4

Quản lí quá trình kiểm tra, đánh giá sự hình thành các yếu tố của bầu không khí tâm lí thông qua mọi hoạt

5

Quản lí quá trình đầu tư trang thiết bị đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường thu

được kết quả cao 92 136 58 2.12 20

6

Tổ chức hoạt động thi đua, động viên, khen thưởng kịp thờicác cá nhân, bộ phận có thành tích trong mọi hoạt

động của nhà trường 89 165 32 2.20 16

7

Quản lí quá trình tổ chức mọi hoạt động nhằm tạo dựng mối quan hệ cởi mở, dân chủ và nhân văn giữa các thành viên trong tập thể 155 102 29 2.44 6 8 Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm nhằm tạo ra mối quan hệ thân tình giữa các

thành viên 96 152 38 2.20 15

9

Chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả, dứt điểm những xung đột

nếu có 159 112 15 2.50 4

10

Chỉ đạo bố trí thời gian, không gian cho cho sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ cảm xúc, kinh

11

Chỉ đạo bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giáo dục cho giáo viên nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả

công tác 58 145 83 1.91 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12

Tăng cường chỉ đạo hoạt động chuyên môn của giáo viên theo phong cách dân chủ để tạo nên sự tin tưởng, hợp tác giữa các thành

viên 65 164 57 2.03 23

13

Tăng cường quản lí và đổi mới đánh giá kết quả giáo dục trẻ mầm non công khai, công bằng, chính xác để tạo nên bầu không khí tâm

lí tốt đẹp 81 172 33 2.17 19

14

Chỉ đạo, khuyên khích sự sáng tạo trong giáo dục trẻ mầm non nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của

giáo viên 71 130 85 1.95 24

15

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tham quan,

dã ngoại… 169 106 11 2.55 3

16

Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên giỏi, giúp đỡ giáo viên mới vào nghề nhằm không ngừng nâng cao hiệu

thành viên

17

Chỉ đạo xây dựng môi trường công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin truyền thông để giáo viên khai thác sử dụng

trong dạy học hiệu quả 115 85 86 2.10 22

18

Giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ cho công tác chuyên môn công bằng, công khai nhằm tạo niềm tin, sự hứng khởi giữa các thành

viên 59 131 96 1.87 26

19

Chỉ đạo tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện tốt được vai trò,

chức năng của mình 136 125 25 2.39 8

20

Chỉ đạo tạo điều kiện để Đoàn thanh niên thực hiện tốt được vai trò, chức năng của

mình 97 144 45 2.18 18

21

Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…vui vẻ, đoàn

kết. 155 110 21 2.47 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22

Quản lí kế hoạch tuyên truyền về vai trò quan trọng của bầu không khí tâm lí tập thể đối

quả làm việc của các thành viên

23

Quản lí kế hoạch xây dựng môi trường xanh

,sạch, đẹp… 92 156 38 2.19 17

24

Quan tâm tổ chức động viên, thăm hỏi,

giúp đỡ lẫn nhau 133 138 15 2.41 7

25

Quan tâm tạo thêm thu nhập cho các thành viên trong tập thể một cách chính đáng 182 98 6 2.62 1 26 Tăng cường tổ chức thực hiện sự phối hợp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… giữa nhà trường với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể

…xung quanh 68 183 35 2.12 21

Nhìn vào bảng 2.5. chúng ta thấy những biện pháp có điểm trung bình cao nhất là: “Quan tâm tạo thêm thu nhập cho các thành viên trong tập thể một cách chính đáng”, “Chỉ đạo bố trí thời gian, không gian cho cho sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm sống”, “chỉ đạo tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại…” , “Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…..”, “Quản lí quá trình tổ chức mọi hoạt động nhằm tạo dựng mối quan hệ cởi mở, dân chủ và nhân văn giữa các thành viên trong tập thể”, “Quan tâm tổ chức động viên, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau”. Điều này khẳng định, khách thể điều tra đã đánh giá rất cao các biện pháp nhằm cải thiện mức sống bằng cách tạo thêm thu nhập một cách chính đáng cho các thành viên trong tập thể. Kết quả phỏng vấn sâu cũng khá phù hợp với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, đa số giáo viên được phỏng vấn đã cho rằng, hiện nay lương giáo viên mầm non còn thấp, chưa đủ sống, nên

một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp họ vui vẻ, hăng say với công việc là tạo được thu nhập thêm một cách chính đáng. Bên cạnh đó, biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan, dã ngoại… nhằm tạo dựng mối quan hệ cởi mở, dân chủ và nhân văn giữa các thành viên trong tập thể, cũng được đánh giá cao.

Những biện pháp có điểm trung bình thấp nhất là:“Giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ cho công tác chuyên môn công bằng, công khai nhằm tạo niềm tin, sự hứng khởi giữa các thành viên”, “Chỉ đạo bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giáo dục cho giáo viên nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác”, “Chỉ đạo, khuyến khích sự sáng tạo trong giáo dục trẻ mầm non nhằm

không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên”,

“Tăng cường chỉ đạo hoạt động chuyên môn của giáo viên theo phong cách

dân chủ để tạo nên sự tin tưởng, hợp tác giữa các thành viên”, “ Chỉ đạo xây dựng môi trường công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin truyền thông để giáo viên khai thác sử dụng trong dạy học hiệu quả”. Đây là những biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giáo dục, giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động…nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác, tạo niềm tin và hứng khởi cho giáo viên mầm non.

Những biện pháp còn lại đa số được các khách thể điều tra đánh giá ở mức độ quan trọng. Kết quả này sẽ được xem xét, so sánh với thực trạng việc thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở các trường mầm

non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2.3.2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận Bắc Từ Liêm,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng bầu không khí tâm lí ở trường mầm non quận bắc từ liêm thành phố hà nội (Trang 62 - 68)