+ Thúc đẩy hợp tác công tư trong hoạch định phát triển
Hợp tác công tư (PPP) đang dần trở thành một xu thế trên thế giới ngày nay và có rất nhiều nước đã áp dụng thành công. Phương thức này đặc biệt hữu ích đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam- nơi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn nhưng ngân sách nhà nước lại có hạn. Thông qua cách tiếp cận mới, đối tác PPP sẽ huy động tốt nguồn lực của tư nhân và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Đây cũng là tiền đề tạo ra các bước đột phá nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay đẩy mạnh thực hiện chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong bối cảnh hiện nay, khi dòng vốn đầu tư trực tiêp (FDI) đầu tư cho nông nghiệp còn nhỏ so với những lĩnh vực khác, có thể nói hình thức hợp tác công tư mang ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tận dụng được nguồn lực, công nghệ, quản lý và thị trường của các Tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.
Bảng 3. 1. Ứng dụng hợp tác công tư (PPP) trên thế giới. PPP là phương thức hợp tác mà ở đó các dự án công được tư nhân cấp vốn thực hiện. Hiện nay có hơn 100 quốc gia áp dụng phương thức hợp tác này có hiệu quả, với các loại dự án điển hình là nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hoá. Tại các nước công nghiệp hoá, hình thức PPP đã cho phép chuyển giao các dịch vụ công cho khu vực tư nhân với tư cách là một phần của chính sách của Nhà nước.
Một số mô hình PPP có thể đẩy mạnh như xây dựng chuỗi hàng hóa mà người nghèo, nông dân có thể phát huy thế mạnh của mình; tập trung vào những sản phẩm, hàng hóa cụ thể trong kinh doanh, sản xuất ở nông thôn; áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; xã hội hóa đầu tư cho nông nghiệp nông thôn…Để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng, hiện Chính phủ Việt Nam đang xây dựng quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, trong đó sẽ các cơ chế ưu đãi cụ thể và các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia vào các dự án đặc thù này.
Theo TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) : “Nông nghiệp nước ta bước vào giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để hội nhập vào kinh tế quốc tế. Nền sản xuất đó đòi hỏi sản xuất một khối lượng hàng hóa lớn, nhiều chủng loại, chất lượng cao hơn”.Muốn vậy người nông dân phải có một không gian nông thôn văn minh bởi chính họ là sợi dây gắn kết một nền nông nghiệp phát triển với một bộ mặt nông thôn hiện đại. Rõ ràng, muốn tăng được năng suất, muốn áp dụng được cơ giới hóa, muốn nâng cao năng lực quản lý thì phải có một tầng lớp nông dân có trình độ văn hóa cao. Xây dựng NTM hiện nay cũng đã và đang dần mở ra không gian đó”. Chương trình xây dựng NTM hiện nay là một trong những yếu tố cốt lõi để có thể đẩy mạnh hợp tác công tư, tạo đà phát triển mạnh cho nền nông nghiệp của Hà Tĩnh, cải thiện nhanh và bền vững đời sống nông dân. Khi nói đến các mô hình hợp tác, chúng ta vẫn thường nói nhiều hơn về sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhưng trong thực tế, còn nhiều tiềm năng và cơ hội của hợp tác công tư này chưa được khai thác và phát huy.Việc thúc đẩy hợp tác công tư vào lập kế hoạch PTKTXH thành công không những tận dụng được các nguồn lực khối tư vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội địa phương nói chung, mà còn lồng ghép quy hoạch có hiệu quả các chương trình mục tiêu của Nhà nước, tỉnh đầu tư tại các địa phương của tỉnh.
+ Một số khuyến nghị thúc đẩy công tư trong quy hoạch PTKTXH
Lồng ghép và thúc đẩy hợp tác công tư trong lập kế hoạch phát triển KTXH địa phương là tạo cơ chế thúc đẩy sự tham gia của khối tư, người dân vào quá trình lập, theo dõi và giám sát đánh giá thực hiện các kế hoạch. Cơ chế thúc đẩy ở đây bao gồm các chủ trương chính sách của các cấp để khuyến khích các bên tham gia, cải thiện việc trao đổi và cung cấp thông tin, thiết lập các kênh đối thoại, tham vấn thường xuyên, định kỳ giữa cộng đồng, doanh nghiệp với Nhà nước.
Hình thức đầu tư công - tư (PPP) rất mới đối với Việt Nam và tại Hà Tĩnh, nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động…vv.Mô hình hay hình thức PPP kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ công với hiệu quả của một hay nhiều DN tư nhân, cho phép các chính quyền địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại. Một số ví dụ thành công trong khu vực có thể tham khảo để áp dụng ở Việt Nam: Dự án cấp nước sạch ở TP. Thượng Hải (Trung Quốc) là một hình mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo. Cũng theo hình thức PPP, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã xây dựng Tuyến xe điện ngầm số 9. Hiện nay, mỗi ngày phục vụ khoảng 256.000 lượt khách, dự báo đến năm 2013 tuyến xe này sẽ thu hút 760.000 lượt khách/ngày. Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành. Tại nước Anh đã áp dụng hình thức PPP trên 50 năm nay và thu được thành công lớn. Tư duy của người Anh là: Những gì mà tư nhân không làm được hoặc không thể tham gia
thì Nhà nước mới làm, mới quản lý. Cụ thể, như chức năng quản lý hành chính được coi là một chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân. Vì vậy, ở Anh quốc, Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, sau đó Nhà nước thuê lại công trình đó. Nhà nước chỉ thuê sử dụng, còn quản lý cơ sở vật chất vẫn thuộc tư nhân.
3.3.6.Hoàn thiện hệ thống giám sát đánh giá ( GSĐG) trong lập, thực hiện KH
Hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy phân cấp và trao quyền
Việc phân cấp phải đi kèm với tăng cường các cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền cấp trên với cấp dưới. Ngoài các chính sách của Chính phủ tập trung vào việc hoạch định các chính sách vĩ mô, ban hành các quy định chế tài và kiểm tra giám sát sự vi phạm, tỉnh Hà Tĩnh cần ban hành các các quyết định trong khuôn khổ được phân cấp có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế ở mỗi địa phương sẽ để địa phương tự chăm lo, theo nguyên
tắc những hoạt động gắn liền với quyền lợi của người dân do chính quyền cấp
gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ thực hiện những nhiệm vụ có quy mô tương ứng mà cấp dưới không thực hiện ñược hoặc chỉ những việc có tính liên vùng mới giải quyết được các vướng mắc.[9 tr.138]
Hiện nay, Bộ KH&ĐT đang dự thảo Nghị định về công tác KHH và TDĐG. Ngoài ra, các nỗ lực về CCHC và tăng cường các thiết kế dân chủ ở cơ sở cũng đang tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, các sáng kiến đổi mới này cần được phối hợp chặt chẽ với nhau theo một mục tiêu cải cách tổng thể chung. Có như vậy, chúng mới bổ sung, hỗ trợ được lẫn cho nhau, tránh được sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các nỗ lực này, gây khó hiểu cho các huyện,
Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin
Thông tin và dự báo là những điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của quá trình lập KH. Việc cải thiện hệ thống thông tin cần đảm bảo những yêu cầu: kịp thời, chính xác và đầy đủ. Vấn đề cung cấp thông tin đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang và không nên coi đây là nhiệm vụ của mỗi ngành là Sở KH và ĐT.Vì vậy, cần tạo áp lực yêu cầu các sở, ban ngành, các huyện hữu quan tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin. Cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng và gắn với kết quả công việc là cách rất tốt để tạo ra áp lực đó.
Ngoài ra, về mặt thể chế, tỉnh có thể xây dựng một quy chế phối hợp và cung cấp thông tin cụ thể, có hiệu lực và bám theo các bước trong quy trình lập KH đổi mới để tránh ban hành một quy chế chỉ có tính hình thức và không vận hành được trong thực tế, quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin cần chỉ rõ đối tượng sở, ban nghành nào phải cung cấp thông tin gì, vào thời điểm nào và phải chịu trách nhiệm ra sao về chất lượng thông tin đã cung cấp. Cũng cần có chế tài cụ thể để xử lý những đơn vị, tổ chức không chấp hành nghiêm túc quy chế phối hợp của tỉnh. Một quy chế như vậy cũng là yêu cầu tiên quyết để thiết kế hệ thống TDĐG thực hiện KH.
KẾT LUẬN
Đổi mới công tác lập kế hoạch PTKT-XH định hướng thị trường ở tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta đang đối mặt với những thách thức phải sử dụng các nguồn lực khan hiếm để phát triển KT-XH một cách nhanh, hiệu quả và bền vững; cạnh tranh có hiệu quả ở trong nước và quốc tế; đối phó với tình trạng thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, với cường độ cao do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ và người dân Hà Tĩnh phải đổi mới tư duy, huy động và sử dụng các nguồn nội lực và ngoại lực một cách hợp lý.
Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó tiềm năng con người là lớn nhất. Trước những vận hội mới của đất nước, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương và các tổ chức quốc tế, Hà Tĩnh hoàn toàn có khả năng đạt được các mục tiêu phát triển, trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Để làm được điều đó, một trong các ưu tiên của chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đó là đẩy mạnh đối mới công tác lập kế hoạch PTKTXH các cấp theo định hướng thị trường nhằm cải thiện sự tham gia các thị trường cho người dân và sản phẩm của Hà Tĩnh, tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên phát huy đầy đủ lợi thế địa phương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cuối cùng để đi đến một sự thịnh vượng bền vững cho tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, để đảm bảo đổi mới được thành công và đem lại tác động, cần có thêm các nghiên cứu và hoàn thiện thêm quy trình và có lộ trình từng bước. Định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào cải thiện lồng ghép công tác lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã với cấp huyện và tỉnh, khuyến khích lập kế hoạch theo không gian và vũng lãnh thổ và đề xuất thể chế hóa công tác lập kế hoạch PTKTXH có sự tham gia tại tỉnh Hà Tĩnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Cẩm nang ValueLinks (2007)–Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị -GTZ Eschborn
2. Chương trình Chia Sẻ -Hợp tác Việt Nam Thủy Điển (2010) “ chương
trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam” Đại sứ quán Thủy Điện tại Việt Nam.
3. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2010) “Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2010,
2011,2012.”
4. Vũ Cương (2010) ” Đổi mới lập kế hoạch phát triển KTXH gắn với
nguồn lực tài chính ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ, Đại học KTQD Hà Nội.
5. Trần Ngọc Hùng (2011) “Sổ tay hướng dẫn Lập kế hoạch phát triển
KTXH định hướng thị trường ( moSEDP)” Dự án Cải thiện sự tham gia thị
trường cho người nghèo Hà Tĩnh –Trung tâm Môi trường và Phát triển, Đại học Vinh.
6. Hoàng Văn Hải (2010) “Quản trị chiến lược”, Đại học kinh tế- Đại học
QG Hà Nội, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Huân (2010) “Đánh giá năng lực thể chế lập kế hoạch
phát triển KTXH tỉnh Nghệ An” Trung tâm phân tích chính sách phát triển -
Viện Kinh tế học Việt Nam.
8. Ngô Thắng Lợi (2009,2011) “Giáo trình kế hoạch hóa phát triển”
“Hoạch định phát triển kinh tế- xã hội, Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Đại
học KTQD Hà Nội – Nhà xuất bản chính trị quốc gia- sự thật
9. Nghị định 92 CP của Chính phủ ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
10. OXFAM HONG KONG tại Việt Nam ( 2011) “Sáng kiến Đổi mới lập
kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã tại các tỉnh dự án Nghệ An, Quảng Trị và Đắc Nông” - Liên hiệp Hội Khoa học Xã Hội Việt Nam.
11. Vũ Thị Ngọc Phùng (2004) “Tiếp tục đổi mới KHH ở Việt Nam và
những vấn đề tiếp tục đặt ra”. Đại học KTQD Hà Nội
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh “Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm
2005-2010 tỉnh Hà Tĩnh”.
13. Tập đoàn tư vấn MONITOR của Mỹ (2012) “Báo cáo Quy hoạch phát
14. Lê Viết Thái (2007),“Phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và
chính quyền tỉnh trong lĩnh vực KH&ĐT”, Hội thảo đổi mới KHH địa
phương, Hòa Bình, ngày 1/3/2007. 15. Từ điển bách khoa Việt Nam
16. UBND tỉnh Hà Tĩnh ( 2013) “ Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện kế
hoạch 2011-2015”
Tiếng Anh
17. Gereffi, Gary, John Humphrey, and Timothy Sturgeon (2005). “The
governance of global value chain” University of Alberta, Canada
18. Humphrey, John ( 2005). Shaping value chains for development:
Global value chains in agribusiness. Eschborn: Deutsche Geselischaft fur
Technische Zusammenarbeit
(GTZ).ns. Review of International Political Economy 12 (1): 78-104
19. Merion Sandiland (2008) “a value chain perspective on the impact of
supermarket procurement strategies on smallholder participation ” Master of
Art thesis , Carleton University, Ottawa, Ontario, Canada.
20. Peter Oakley (1991) Project with People, the practice of participation in rural development, Bradford University:25-46;159- 198.
21. R. Ackoff (1970) “A Concept of Corporate Planning”
22. R. Alexandre (2005) “Why Planning Vs. Markets Is An Oxymoron:
Asking The Right Question” .
Website:
23. http://baohatinh.vn (14.3.2012) –“ Hà Tĩnh bứt phá”
24. http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/”Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cở
hạ tầng”
25. http://baotintuc.vn/kinh-te/ifad “IFAD hỗ trợ 33 triệu usd cho hộ nghèo